cư trú của tổ chức, hộ gia đình và công dân
Qua thực hiện pháp luật về cư trú trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nhận thấy có một số hạn chế bất cập như sau:
Do điều kiện nhân dân trên địa bàn sống không tập trung, điều kiện đi lại khó khăn, có nhiều xã là xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, đảo, phương tiện đi lại còn khó khăn nên khi thực hiện các quy định của pháp luật về cư trú như đăng ký thường trú, điều chỉnh thông tin trong hộ khẩu ... phải đến công an huyện đường đi lại khó khăn, phải đi lại nhiều vòng để bổ sung hồ sơ, tài liệu nên đã tạo tâm lý ngại đi lại để thực hiện giao dịch với cơ quan chức năng. Một số hộ dân hiểu biết pháp luật về cư trú còn hạn chế, một số nhân dân khi sổ hộ khẩu sai với các giấy tờ liên quan đến thân nhân thường tự ý sửa chữa vào sổ hộ khẩu, nên tạo ra nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện các giao dịch khác liên quan đến hộ khẩu.
Một số hộ dân, đặc biệt là người lớn tuổi, trước đây khi làm chứng minh nhân dân (Mốc làm năm 1979), thường không nhớ ngày tháng năm sinh, khi làm chứng minh nhân dân, tự ý khai ngày tháng, năm sinh theo ý mình mà không căn cứ vào các loại giấy tờ cụ thể nào. Hiện tại đối chiếu với sổ hộ khẩu và các giấy tờ tuỳ thân khác thường bị sai lệch giữa hộ khẩu, sổ hưu trí, giấy chứng minh nhân dân. Để hợp nhất các loại giấy tờ trên lại cho trùng khớp, thường gặp nhiều khó khăn và không có căn cứ vào loại giấy tờ nào để điều chỉnh.
Một số hộ dân đã lập hồ sơ đang ký tạm trú tại các phường trung tâm, sau đó đăng ký thường trú để nhập học cho con, tạo nên sự mất cân đối giữa học sinh các phường trung tâm thì đông, ngược lại các xã, phường vùng ven không có học sinh, làm mất cân đối về quy hoạch về an sinh xã hội trên địa bàn.
Tại một số địa bàn khó khăn, tình trạng con trong gia đình tách hộ khẩu riêng, để bố mẹ già neo đơn ra riêng một hộ nhằm để được hưởng các chế độ đãi ngộ của nhà nước về người già, hộ nghèo.... quy định của pháp luật về cư trú thì được tách hộ khẩu riêng là đúng, nhưng hệ quả liên luỵ theo như hộ nghèo tăng, các chính sách đãi ngộ của nhà nước trả không đúng đối tượng đã tạo ra sự bất bình trong nhân dân.
Một số hộ gia đình, sau khi ly hôn, theo quy định của pháp luật chủ hộ phải đưa hộ khẩu cho vợ hoặc chồng để thuận tiện cắt khẩu chuyển hộ khẩu thành lập hộ mới. Tuy nhiên, sau khi ly hôn, chủ hộ không đồng ý cho thành viên là vợ hoặc chồng cất giữ sổ hộ khẩu để được tách khẩu theo quy định của pháp luật. Khoản 2 điều 27 Luật Cư trú hiện hành quy định “Khi tách hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu, phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ, nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 điều này” [40]. Căn cứ vào quy định của Luật cư trú, khi không có hộ khẩu thì không thể cắt được hộ khâu để lập hộ mới. Điều này đã gây khó khăn trong các giao dịch dân sự khác của công dân, nhưng Công an phường, xã chỉ vận động để chủ hộ cung cấp hộ khẩu cho các thành viên khác chứ không có quy định nào để xử lý hành chính hay bắt buộc chủ hộ phải đưa hộ khẩu cho các thành viên khác.
Qua công tác kiểm tra đăng ký tạm trú trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cho thấy, có một số cá nhân đến đang ký tạm trú tại phường nay, đã được cấp sổ tạm trú và đăng ký tạm trú theo quy định. Tuy nhiên, sau thời gian tạm trú
công dân đó chuyển đến đang ký tạm trú tại phường khác trong thị xã. Theo quy định công dân đó phải nộp lại sổ đang ký tạm trú cho phường đã đăng ký trước rồi mới đăng ký tạm trú tại phường mới. Nhưng trên thực tế, sau khi chuyển đi địa phương khác không có công dân nào đến nộp lại sổ đăng ký tạm trú và vẫn được cấp sổ đang ký tạm trú mới do không có chế tài xử lý để buộc công dân chấp hành các quy định về đang ký tạm trú. Do đó dẫn đến một số cá nhân đã lợi dụng việc thuê nhà trọ, sau đó không trả tiền nhà và trốn đi ở khu vực khác nhưng vẫn được đang ký tạm trú.