Để công tác đăng ký quản lý cư trú được thực hiện nghiêm túc đúng quy định, Công an tỉnh đã chú trọng đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong công tác đăng ký, quản lý cư trú tại Công an cấp huyện, Công an cấp xã. Qua công tác kiểm tra một số công an xã, thị trấn còn một số tồn tại như chưa thực hiện đầy đủ việc ghi chép sổ sách biểu mẫu theo quy định của Luật cư trú, công tác tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú cho Công an cấp huyện thiếu thủ tục, việc bàn giao hồ sơ đăng ký quản lý cư trú. Kết quả trong
3 năm qua Phòng PC64 của Công an tỉnh đã phối hợp công an các huyện, thành, thị kiểm tra thường trú, tạm trú 298.597 lượt cơ quan doanh nghiệp, hộ nhân dân, cơ sở trọ bình dân, trang trại, các cơ sở kinh doanh cà phê, gội đầu thư giãn. Kết quả công tác kiểm tra phát hiện 2.077 trường hợp vi phạm, lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính 317.876.000 đồng.
Thực hiện và duy trì việc giao ban quý của lực lượng cảnh sát QLHC về TTXH, CAPTX về ANTT, CAPTX về ANTT; đồng thời thực hiện tốt việc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện công tác đăng ký, quản lý cư trú tại Công an thành phố, thị xã, Công an phường, xã, thị trấn, qua đó có biện pháp chấn chỉnh kịp thời các tồn tại, vướng mắc không để trở thành vấn đề phức tạp, nổi cộm, bức xúc gây phiền hà cho công dân.
2.3. Thực hiện pháp luật về cƣ trú của tổ chức, hộ gia đình, công dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2.31. Kết quả thực hiện pháp luật về cư trú của tổ chức, hộ gia đình và công dân công dân
- Đăng ký thƣờng trú (từ 1/1/2015 đến 30/12/2017):
+ Căn cứ điều 19-Luật cư trú, Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị tiến hành tổng hợp rà soát số hộ, khẩu còn vướng mắc chưa đủ điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú theo quy định tại NĐ 51/CP, kết quả có 364 hộ, 1.734 khẩu (trong đó có 1.299 khẩu có nhà ở thuộc quyền sở hữu, 233 khẩu có nhà thuộc quyền sử dụng, 202 trường hợp thuê nhà, ở nhờ có văn bản đồng ý của chủ hộ). Cơ quan Công an đã hướng dẫn cho công dân bổ sung thủ tục đăng ký thường trú theo; quy định của Luật cư trú, khi Luật cư trú có hiệu lực thi hành các trường hợp vướng mắc trên đã được cơ quan đăng ký cư trú giải quyết đáp ứng yêu cầu nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
+ Tiếp nhận và giải quyết đăng ký thường trú cho 6.439 hộ, 88.111 nhân khẩu.
+ Làm thủ tục bổ sung, điều chỉnh những thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu tổng số 23.240 trường hợp; cấp: 34.049 giấy chuyển hộ khẩu (có phụ lục số 01 kèm theo).
+ Làm thủ tục xóa đăng ký thường trú: 46.826 trường hợp.
+ Đã nhận được 12.566 phiếu thông tin thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
+ Chưa nhận được 21.483 phiếu thông tin thay đổi hộ khẩu nhân khẩu.
- Đăng ký, quản lý tạm trú.
Căn cứ quy định tại Điều 30 - Luật cư trú về đăng ký tạm trú và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cư trú. Công an tỉnh có kế hoạch chỉ đạo Công an các huyện, thành, thị tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn Công an các xã, phường, thị trấn thực hiện nghiệm túc các quy định mới về ĐKQL tạm trú. Kết quả từ 01/01/2015) đến ngày 31/12/2017, Công an các xã, phường, thị trấn đã đăng ký tạm trú cho 23.778 hộ, 49.376 nhân khẩu; cấp 33.014 sổ tạm trú.
- Thông báo lƣu trú.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 257 điểm tiếp nhận thông báo lưu trú đặt tại Công an các xã, phường, thị trấn, khu hành chính. Trong đó: có 137 điểm thông báo lưu trú đặt tại trụ sở Công an xã, phường, thị trấn; địa bàn thành phố Quảng Ngãi có 120 điểm tiếp nhận thông báo lưu trú đặt tại các khu hành chính.
- Kết quả từ khi thực hiện Luật cư trú đến ngày 30/12/2017 toàn tỉnh tiếp nhận thông báo lưu trú do các cơ sở kinh doanh lưu trú, tổ chức, cá nhân thông báo đến các điểm tiếp nhận thông báo lưu trú: Tổng số 697.683 lượt, thông báo trực tiếp 692.066 lượt, thông báo qua điện thoại 9.617 lượt.
- Khai báo tạm vắng.
Căn cứ quy định tại Điều 32 Luật cư trú Công an các cấp đã làm thủ tục khai báo tạm vắng cho 6.094 trường hợp. Trong đó: thuộc khoản 1 điều 32 - Luật cư trú: 944 trường hợp, khoản 2 điều 32 - Luật cư trú: 5.150 trường hợp.
- Kết quả đăng ký, quản lý cư trú đối với một số loại nhân khẩu:
+ Hộ, nhân khẩu mặt nước: 12 hộ, 206 nhân khẩu;
+ Di cư tự do ngoại tỉnh đến: 56 hộ, 178 nhân khẩu;
+ Di cư tự do đi ngoại tỉnh: 286 hộ, 1.161 nhân khẩu;
+ Học sinh, sinh viên: 28.994 nhân khẩu. Trong đó: 9.901 nhân khẩu nội trú, 19.093 nhân khẩu ngoại trú;
+ Lao động trong khu công nghiệp: 14.432 nhân khẩu. Trong đó: 10.496 nhân khẩu đăng ký tạm trú.
+ Nhân khẩu trong các cơ sở tôn giáo hợp pháp: 194 cơ sở tôn giáo; 322 nhân khẩu (sư, tiểu…).
+ Số phụ nữ xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc và các nước khác 1.675 nhân khẩu. Trong đó đã trở về ở lại hẳn địa phương 182 nhân khẩu (tự nguyện 175 nhân khẩu, đẩy đuổi 07 nhân khẩu).
- Công tác đăng ký, quản lý cƣ trú tại các khu công nghiệp
Thực hiện chính sách đổi mới, các khu công nghiệp được mở rộng và đi vào hoạt động đã thu hút nhiều dự án trong nước và ngoài nước, đặc biệt là khu kinh tế Dung Quất số người đến làm việc, lao động tăng nhanh với số lượng lớn. Trong 3 năm có khoảng 12.500 lượt người nước ngoài đến du lịch, công tác, lao động và làm việc tại khu, cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn tỉnh. Thực hiện Luật cư trú Công an tỉnh chỉ đạo Công an các cấp tăng cường công tác đăng ký quản lý cư trú gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng thời gian thường trực tiếp dân, trong 3 năm qua đã tiếp nhận, giải quyết đăng ký, quản lý và cấp 33.014 sổ tạm trú. Qua đó đã góp phần tạo điều kiện
thu hút nguồn nhân lực, lao động từ nơi khác đến Quảng Ngãi được thuận lợi cũng như đảm bảo ổn định tình hình ANTT tại các địa bàn.
Hàng năm Công an tỉnh chỉ đạo thực hiện thường xuyên công tác phân loại nhân khẩu tại các địa bàn qua đó lực lượng Công an phường, xã, thị trấn đã tham mưu cấp ủy, chính quyền và Công an cấp trên lựa chọn 55.557 một người tốt đưa vào các tổ chức quần chúng tham gia công tác đảm bảo ANTT ở cơ sở như: đưa vào ban bảo vệ dân phố 199 lượt người, ban hòa giải 6.302 lượt người, tổ tự quản 46.485 lượt người, tổ dân phòng 854 lượt người, tổ an ninh nhân dân 1 427 lượt người, tuyển chọn xây dựng 290 lượt người để xây dựng CSBM; tham mưu cấp ủy, chính quyền và các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp phân công 400 lượt người tốt tham gia quản lý giúp đỡ, giáo dục đối tượng, người có khó khăn, mê tín, lạc hậu,..., chủ động nắm tình hình từng hộ, từng người, nắm 4 nội dung về nhân khẩu từ đủ 14 tuổi trở lên nhằm kịp thời phát hiện ngăn chặn những biểu hiện, hoạt động vi phạm pháp luật góp phần giữ vững ANCT, TTATXH tại địa bàn. Đồng thời thông qua công tác đăng ký quản lý cư trú đã phục vụ cho công tác tuyển chọn gọi nhập ngũ hàng nghìn lượt thanh niên nhập ngũ đảm bảo tiêu chuẩn, đúng đối tượng chính sách.
- Công tác đăng ký, quản lý cƣ trú trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự.
Đăng ký quản lý cư trú thực chất là quản lý con người do vậy để phục vụ tốt công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội thông qua công tác đăng ký quản lý cư trú, Công an tỉnh giao chỉ tiêu nắm tình hình về hộ khẩu và nắm 4 nội dung về nhân khẩu từ đủ 14 tuổi trở lên cho CSKV (đối với các phường thuộc địa bàn thành phố, thị xã) và CAPTX về ANTT hướng dẫn Công an xã, thị trấn (đối với các xã, thị trấn thuộc địa bàn huyện, thành phố, thị xã). Đồng thời chỉ đạo duy trì thường xuyên phân loại nhân khẩu và đề xuất giải quyết sau phân loại.
Thực hiện các đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo an toàn Đại hội Đảng các cấp, Bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân…Công an tỉnh đã chỉ đạo và thành lập các tổ công tác tập trung kiểm tra đôn đốc Công an các đơn vị địa phương thực hiện tăng cường công tác nắm tình hình từng hộ, từng người, nắm và quản lý chặt số nhân khẩu là đối tượng, các trường hợp phụ nữ xuất cảnh trái phép trở về địa phương, các trường hợp khiếu kiện quá khích lợi dụng khiếu kiện gây phức tạp về ANTT ở địa bàn cơ sở. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra cư trú nhất là tại các địa bàn phức tạp về TTATXH như: địa bàn đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch, địa bàn tập trung nhiều cơ sở trọ bình dân…Kết quả thực hiện các đợt cao điểm đã kiểm tra 1.159 một cơ quan, doanh nghiệp, 148.425 lượt hộ nhân dân trong đó: 7.124 lượt hộ có đối tượng, 104 lượt trang trại, 858 lượt cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm (cà phê cắt tóc gội đầu thư giãn, cà phê ca nhạc...). Qua kiểm tra đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định. Đồng thời đã thu thập được và cung cấp 105 nguồn tin cho các lực lượng nghiệp vụ xác minh bắt 23 đối tượng vi phạm pháp luật, phát hiện bắt giữ 05 vụ đánh bạc, 05 vụ mua dâm, 12 vụ tàng trữ trái phép chất ma túy, bắt 37 đối tượng truy nã và thông qua công tác này phát hiện 38 trường hợp người Trung Quốc nhận cảnh trái phép lập hồ sơ và chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định.
Thông qua công tác đăng ký quản lý cư trú hàng năm Công an các địa phương thuộc lực lượng QLHC đã phối hợp với các ngành tiến hành thực hiện phân loại nhân khẩu và lập danh sách quản lý các loại đối tượng.
- Tổng số có 03 hộ; 318 nhân khẩu buôn bán ở đường biên. Nhân khẩu là đối tượng quản lý:
+ Đối tượng có tiền án, tiền sự về chính trị 224 nhân khẩu.
+ Đối tượng quản lý theo pháp luật 1.795 nhân khẩu (trong đó: ĐT quản chế 20; ĐT giáo dục tại xã, phường, thị trấn 196; án treo l.419; tại ngoại chờ xét tx 50 đối tượng cải tạo không giam giữ 70; đối tượng cần chú ý đi khỏi nơi cư trú 40).
+ Tù tha, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh về 1.511
+ Đối tượng tệ nạn xã hội 1.560 nhân khẩu (trong đó: mại dâm 74; ma túy 763; cờ bạc 720; tệ nạn khác 03).
+ Đối tượng có lệnh truy nã, trốn thi hành án 90 nhân khẩu.
+ Trẻ em từ đủ 14 đến 18 tuổi làm trái pháp luật 269 nhân khẩu, các loại đối tượng cần chú ý khác 454 nhân khẩu.
- Hộ làm ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT: 1.528 hộ, 3.182 nhân khẩu.
- Công tác tàng thƣ hộ khẩu theo Luật Cƣ trú.
Từ khi Luật cư trú có hiệu lực thi hành công tác tàng thư hồ sơ hộ khẩu đã được Công an các đơn vị quan tâm chỉ đạo thực hiện, đã có nhiều đơn vị chủ động khắc phục khó khăn về nhà tàng thư cũng như các điều kiện, phương tiện phục vụ công tác tàng thư HSHK, bố trí cán bộ có năng lực, tinh thần trách nhiệm thực hiện công tác tàng thư hồ sơ hộ khẩu. Các đơn vị làm tốt như: Công an thành phố Quảng Ngãi, Công an huyện Đức Phổ. Công tác tàng thư hồ sơ hộ khẩu từng bước được chấn chỉnh nhất là sau khi Luật cư trú có hiệu lực thi hành và triển khai thực hiện ở địa phương, nhiều đơn vị đã quan tâm chỉ đạo công tác tàng thư hồ sơ hộ khẩu qua đó đã cung cấp nhiều thông tin cho các yêu cầu nghiệp vụ trong ngành Công an. .
Nhằm tiếp tục củng cố, chấn chỉnh và đưa công tác tàng thư hộ khẩu vào nề nếp đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác đăng ký, quản lý cư trú cũng như phục vụ công tác Công an trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm. Ngày 17/10/2011 Công an tỉnh có kế hoạch số
1154/KH-CAT(PC64) về việc củng cố, chấn chỉnh công tác tàng thư hồ sơ hộ khẩu đưa công tác tàng thư hồ sơ hộ khẩu đi vào nề nếp phát huy được hiệu quả nghiệp vụ chức như thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật cư trú về tàng thư hồ sơ hộ khẩu.
2.3.2 . Những hạn chế, bất cập trong trong quá trình thực hiện pháp luật về cư trú của tổ chức, hộ gia đình và công dân cư trú của tổ chức, hộ gia đình và công dân
Qua thực hiện pháp luật về cư trú trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nhận thấy có một số hạn chế bất cập như sau:
Do điều kiện nhân dân trên địa bàn sống không tập trung, điều kiện đi lại khó khăn, có nhiều xã là xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, đảo, phương tiện đi lại còn khó khăn nên khi thực hiện các quy định của pháp luật về cư trú như đăng ký thường trú, điều chỉnh thông tin trong hộ khẩu ... phải đến công an huyện đường đi lại khó khăn, phải đi lại nhiều vòng để bổ sung hồ sơ, tài liệu nên đã tạo tâm lý ngại đi lại để thực hiện giao dịch với cơ quan chức năng. Một số hộ dân hiểu biết pháp luật về cư trú còn hạn chế, một số nhân dân khi sổ hộ khẩu sai với các giấy tờ liên quan đến thân nhân thường tự ý sửa chữa vào sổ hộ khẩu, nên tạo ra nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện các giao dịch khác liên quan đến hộ khẩu.
Một số hộ dân, đặc biệt là người lớn tuổi, trước đây khi làm chứng minh nhân dân (Mốc làm năm 1979), thường không nhớ ngày tháng năm sinh, khi làm chứng minh nhân dân, tự ý khai ngày tháng, năm sinh theo ý mình mà không căn cứ vào các loại giấy tờ cụ thể nào. Hiện tại đối chiếu với sổ hộ khẩu và các giấy tờ tuỳ thân khác thường bị sai lệch giữa hộ khẩu, sổ hưu trí, giấy chứng minh nhân dân. Để hợp nhất các loại giấy tờ trên lại cho trùng khớp, thường gặp nhiều khó khăn và không có căn cứ vào loại giấy tờ nào để điều chỉnh.
Một số hộ dân đã lập hồ sơ đang ký tạm trú tại các phường trung tâm, sau đó đăng ký thường trú để nhập học cho con, tạo nên sự mất cân đối giữa học sinh các phường trung tâm thì đông, ngược lại các xã, phường vùng ven không có học sinh, làm mất cân đối về quy hoạch về an sinh xã hội trên địa bàn.
Tại một số địa bàn khó khăn, tình trạng con trong gia đình tách hộ khẩu riêng, để bố mẹ già neo đơn ra riêng một hộ nhằm để được hưởng các chế độ đãi ngộ của nhà nước về người già, hộ nghèo.... quy định của pháp luật về cư trú thì được tách hộ khẩu riêng là đúng, nhưng hệ quả liên luỵ theo như hộ nghèo tăng, các chính sách đãi ngộ của nhà nước trả không đúng đối tượng đã tạo ra sự bất bình trong nhân dân.
Một số hộ gia đình, sau khi ly hôn, theo quy định của pháp luật chủ hộ phải đưa hộ khẩu cho vợ hoặc chồng để thuận tiện cắt khẩu chuyển hộ khẩu thành lập hộ mới. Tuy nhiên, sau khi ly hôn, chủ hộ không đồng ý cho thành