Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam. Tỉnh Quảng Ngãi tái lập vào ngày 1 tháng 7 năm 1989 trên cơ sở tách tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định.
* Điều kiện tự nhiên + Vị trí địa lý
Quảng Quảng Ngãi trải dài từ 14°32′ đến 15°25′ Bắc, từ 108°06′ đến 109°04′ Đông, tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra biển Đông với chiều dài bờ biển 144 km, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam với chiều dài đường địa giới 98 km, phía Nam giáp tỉnh Bình Định với chiều dài đường địa giới 83 km, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum với chiều dài đường địa giới 79 km, phía Đông giáp biển Đông. Nằm ở vị trí trung độ của cả nước.
+ Hành chính
Quảng Ngãi bao gồm 1 thành phố trực thuộc và 13 huyện, trong đó có 01 huyện đảo, 01 huyện trung du, 6 huyện đồng bằng và 6 huyện miền núi.
+ Địa hình
Quảng Quảng Ngãi có địa hình tương đối phức tạp, có xu hướng thấp dần từ tây sang đông với các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển, phía tây của tỉnh là sườn Đông của dãy Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và đồi xen kẽ đồng bằng, có nơi núi chạy sát biển..
+ Khí hậu
Quảng Ngãi có khí hậu nhiệt đới và gió mùa. Nhiệt độ trung bình 25 độ C đến 28 độ C, thượng tuần tháng 7 và tháng 8 nóng không quá 34 độ C, thượng tuần tháng giêng lạnh nhất không dưới 18 độ C. Thời tiết Quảng Ngãi được chia làm 2 mùa: mưa, nắng rõ rệt.
+ Sông ngòi và chế độ thuỷ văn
Trên bình diện địa hình, vùng Quảng Ngãi có 04 con sông lớn là Trà Bồng, Trà Khúc, sông Vệ và sông Trà Câu. Các con sông này có đặc trưng chung là đều có hướng chảy vĩ tuyến hoặc á vĩ tuyến, phân bố khá đều trên vùng đồng bằng Quảng Ngãi. Ngoài 04 con sông chính trên, Quảng Ngãi còn có các sông nhỏ như Trà Ích (Trà bồng), sông Cái (Tư Nghĩa), sông Phước Giang (Nghĩa Hành), sông La Vân (Đức Phổ),…
* Điều kiện xã hội + Dân số
Tính đến năm 2017 dân số tỉnh Quảng Ngãi khoảng 1.241.400 người, mật độ dân số đạt 241 người/km² trong đó dân sống tại thành thị là 178.900 người, dân số sống tại nông thôn là 1.042.700 người. Dân số nam là 602.500 người, trong khi đó nữ là 619.100 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 10,2 ‰.
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 29 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống, trong đó dân tộc kinh chiếm đông nhất với 1.055.154 người, thứ hai là người Hrê với 115.268 người, thứ ba là người Co với 28.110 người, người Xơ Đăng có 17.713 người, cùng với các dân tộc ít người khác như Hoa, Mường, Tày, Thái...
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 10 tôn giáo khác nhau chiếm 42.604 người, trong đó nhiều nhất là Phật giáo với
22.284 người, Đạo Tinh Lành có 11.032 người, Công giáo có 6.376 người, Đạo Cao Đài có 6.000 người, còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo, Phật Giáo Hòa Hảo mỗi đạo có 3 người, Bà La Môn và Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam mỗi đạo có 2 người, ít nhất là Bửu Sơn Kỳ hương và Bahá’í mỗi đạo có 1 người.
+ Kinh tế
Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của cả nước, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Về ngành đánh cá, tỉnh có gần 5.500 tàu cá với 7 nghiệp đoàn nghề cá gồm 2.350 đoàn viên, trong đó 405 tàu đánh bắt tại Hoàng Sa, Trường Sa.
+ Giao thông
Quảng Ngãi là đầu mối giao thông quan trọng xuyên suốt trên địa bàn tỉnh, có Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh. Trong đó chiều dài Quốc lộ 1A qua tỉnh dài 98 km. Quốc lộ 24 nối liền Quốc lộ 1A đoạn qua Thạch Trụ, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi với Kon Tum dài 69 km và Quốc lộ 24B dài 18 km, đây là tuyến giao thông quan trọng đối với Kon Tum và Quảng Ngãi trong quan hệ kinh tế, văn hoá giữa duyên hải và Tây Nguyên, giao lưu trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế miền núi gắn với an ninh quốc phòng. Phía Bắc tỉnh, tại huyện Bình Sơn có sân bay Chu Lai đã đưa vào hoạt động, tại đây có cảng nước sâu Dung Quất. Ngoài ra, với bờ biển dài 144 km, Quảng Ngãi có nhiều cửa biển, cảng biển nhỏ như Sa Kỳ, Sa Cần, Bình Châu, Mỹ Á,… có tiềm năng về giao thông đường thủy, thương mại và du lịch.
+ Văn hóa, Du lịch
Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về Văn hóa Sa Huỳnh và Văn hóa Chăm Pa, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm .
Các Lễ hội gồm Lễ hội nghinh cá Ông, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (Lý Sơn), Lễ hội đâm trâu, Lễ hội cầu ngư, Lễ hội đua thuyền truyền thống...
Quảng Ngãi là vùng đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá lâu đời như khu du lịch văn hoá Sa Huỳnh, dấu vết văn hoá cổ xưa như thành cổ Châu Sa, Gò Vàng…, có di tích lịch sử Ba Tơ, Sơn Mỹ, Ba Gia, Trà Bồng, Vạn Tường, nhiều cảnh đẹp như Thiên Ấn, Niêm Hà, Thiên Bút, Phê Vân, Thạch Bích, Tà Dương, Cổ Luỹ, Cô Thôn, Nước Trong - Ca Đam…, nhiều bãi biển như Sa Huỳnh, huyện đảo Lý Sơn…, những tiềm năng trên là điều kiện để phát triển du lịch nghỉ dưỡng với nhiều loại hình, sản phẩm du lịch đa dạng.
2.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến thực hiện pháp luật về cư trú.
Tất cả các yếu tố nêu trên đều có những ảnh hưởng cả tích cực, tiêu cực đến thực hiện pháp luật về cư trú, thể hiện như sau:
2.1.2.1.Tác động tích cực
- Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cơ bản ổn định. Đảng bộ và UBND tỉnh Quảng Ngãi đặc biệt quan tâm đến công tác thực hiện các quy định của pháp luật về cư trú. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền thường xuyên quan tâm, công tác kiểm tra, giám sát, quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ đăng ký, quản lý cư trú, tuyên truyền các quy định của pháp luật về cư trú được chú trọng.
- Đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thực hiện pháp luật về cư trú có tinh thần trách nhiệm cao trong thực thi nhiệm vụ, trong đó đặc biệt là đội ngũ cán bộ của đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội từ cấp tỉnh đến cấp huyện, lực lượng cảnh sát khu vực tại các phường, Ban công an các xã luôn không ngừng học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chủ động bám sát địa bàn, gắn bó với nhân dân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Công tác thực hiện pháp luật về cư trú tại Quảng Ngãi thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên; cơ chế phối hợp giữa lực lượng CAND với các cấp, các ngành có liên quan và các tổ chức đoàn thể được xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Hàng năm, Công an tỉnh Quảng Ngãi thường xuyên mở các lớp tập huấn tại địa phương, cử cán bộ, chiến sỹ tham gia các lớp tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ để phục vụ công tác. Sở Tư pháp, các Phòng Tư pháp các huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền, hội thảo Luật cư trú để cán bộ và nhân dân trên địa bàn nắm và thực hiện các quy định về cư trú đúng theo quy định của pháp luật.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân về tầm quan trọng của công tác thực hiện các quy định của pháp luật về cư trú được chú trọng thực hiện, sử dụng nhiều phương pháp, hình thức đa dạng. Do đó, nhận thức về pháp luật của công dân nói chung và về thực hiện pháp luật về cư trú nói riêng về ngày càng được nâng cao. Phần lớn công dân tại địa bàn đã tự giác thực hiện nghiêm túc quyền và nghĩa vụ đăng ký cư trú của mình.
Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật từ tỉnh đến huyện, các thành phần gồm có: Hội luật gia, Phòng tư pháp, Công an, Cán bộ tư pháp các xã, phường... Hàng năm đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền pháp luật về cư trú cho nhân dân trên địa bàn từ tỉnh đến huyện. Đặc biệt trong năm 2016, Công an tỉnh Quảng Ngãi và Công an của 11 huyện đã kết hợp với Hội Luật gia, Sở Tư pháp, các Phòng tư pháp các huyện đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn Luật Cư trú đã bổ sung sửa đổi năm 2013 đến cán bộ công an và cán bộ
các tổ dân phố, trưởng thôn, trưởng xóm để mọi người nắm và triển khai thực hiện trong nhân dân đạt hiệu quả.
- Việc phân công, phân cấp trong đăng ký, quản lý tại khu kinh tế Dung Quất đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc cư trú. Đồn Công an khu kinh tếDung Quất thực hiện việc đăng ký, quản lý và cấp giấy tạm trú có thời hạn cho số lao động hợp đồng tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, văn phòng đại diện hoặc chi nhánh nước ngoài hoạt động tại khu kinh tế và số học sinh, sinh viên đang theo học tại Trường Đào tạo nghề Dung Quất.
Công an các xã trong vùng quy hoạch khu kinh tế Dung Quất sẽ thực hiện việc đăng ký, quản lý tạm trú và cấp giấy tạm trú có thời hạn cho công dân ở lại qua đêm trong cơ quan, tổ chức và tại nhà dân ở Dung Quất; người đang thực tế cư trú tại địa phương nhưng chưa đủ điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú…
2.1.2.2. Tác động tiêu cực
Thứ nhất, Quảng Ngãi là một tỉnh nghèo, có 6 huyện miền núi, có đông đồng bào dân tộc thiểu số, bên cạnh đó có 01 huyện đảo là Lý Sơn, điều kiện đi lại còn khó khăn, trình độ kém; có đông đồng bào xa quê làm ăn ở thành phố Hồ Chí Minh; các hộ dân thường xuyên vắng tại địa phương để đánh bắt cá xa bờ, nên việc nhận thức và tìm hiểu các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về cư trú nói riêng còn nhiều hạn chế, việc kiểm tra thực hiện pháp luật về cư trú đối với công nhân lao động trên các tàu các gặp nhiều khó khăn do các lao động thường ở và sinh hoạt trên tàu.
- Thứ hai, giao thông từ thành phố Quảng Ngãi đến các huyện vùng núi như Tây Trà, Sơn Trà, Ba Tơ chưa được đầu tư, đặc biệt từ trung tâm thị trấn huyện về các xã đồi núi, đường sá đi lại vất vả nên một số cán bộ chiến sỹ công an ngại không muốn về công tác tại xã vì điều kiện đi lại đã khó khăn, cơ sở vật chất lại thiếu thốn, dân cư thưa thớt, vì vậy quá trình
thực hiện các quy định của pháp luật nói chung và các quy định của pháp luật về cư trú nói riêng.
- Thứ ba,, tỉnh Quảng Ngãi bao gồm 01 thành phố trực thuộc và 13 huyện, trong đó có 01 huyện đảo, 6 huyện đồng bằng, 6 huyện miền núi, khoảng 42.604 người, trong đó nhiều nhất là Phật giáo với 22.284 người, Đạo Tin Lành có 11.032 người, Công giáo có 6.376 người, Đạo Cao Đài có 6.000 người, còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo, Phật giáo Hòa Hảo mỗi đạo có ba người, Bà la môn và Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam mỗi đạo có hai người, ít nhất là Bửu sơn kỳ hương và Bahá'í mỗi đạo có một người. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có có 27 linh mục về quản lý giáo xứ và giáo hạt trên địa bàn. Hàng năm có các “chủng sinh” các trường trong tôn giáo về thực tập tại các giáo xứ, các linh mục đến thăm và hoạt động trên địa bàn nhưng không đăng ký tạm trú và lưu trú. Hiện nay trên địa bàn tỉnh còn một số linh mục cực đoan, chống đối, không hợp tác với chính quyền nên việc thực hiện các quy định của pháp luật về cư trú như đăng ký, quản lý tạm trú, lưu trú gặp nhiều khó khăn, chưa phát huy được hiệu lực của Luật cư trú trong công tác quản lý xã hội.
Thứ tư, trong những năm gần đây kinh tế của tỉnh có những bước phát triển vượt bậc cùng với sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, đặc biệt là Khu kinh tế Dung Quất, Khu liên hợp Công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi đã thu hút hàng vạn công nhân, chuyên gia, kỹ sư trong, ngoài nước đến lao động, làm việc dẫn đến tình hình nhân hộ khẩu có lúc tăng đột biến; vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư còn nhiều vướng mắc, bất cập kéo theo nhiều vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến ANTT.
2.2. Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền
2.2.1. Tổ chức, bộ máy, nhân sự
Căn cứ Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú; Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 09/9/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú, Quyết định số 484/QĐ-BCA ngày 11/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Quyết định số 757/2011/QĐ-BCA ngày 08/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Công an phường;
Theo đó, xác định rõ trách nhiệm của Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Công an xã, phường, thị trấn về thực hiện đăng ký, quản lý cư trú tại địa bàn. Theo các quy định hiện hành của các cấp có thẩm quyền thuộc Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Công an cấp tỉnh, huyện và cấp phường; Ở Công an tỉnh có Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH; ở cấp quận, huyện, thị xã, Đội Cảnh sát QLHC về TTXH; ở cấp phường , xã là Tổ cảnh sát khu vực là đơn vị giao trực tiếp thực hiện công tác đăng ký, quản lý cư trú
Nhằm đáp ứng yêu cầu công tác đăng ký quản lý cư trú trong tình hình mới, thực hiện Luật cư trú Công an tỉnh Quảng Ngãi đã tập trung chỉ đạo và rà soát, phân công bố trí cán bộ có trình độ, phẩm chất tốt trực tiếp thực hiện công tác đăng ký quản lý cư trú của công an các cấp. Đã lựa chọn, bố trí 242 đồng chí trong đó: Công an các huyện, thành, thị: 29 đ/c (Đại học: 14 đ/c, cao
đẳng: 01 đ/c; trung học: 14 đ/c); công an xã, phường, thị trấn: 213 đ/c (Đại học: 19 đ/c, cao đảng: 01 đ/c; trung học: 134 đ/c, sơ cấp: 01đ/c, chưa qua đào tạo: 58đ/c).
Cán bộ chuyên đề thực hiện công tác quản lý cư trú tại Phòng PC64: có