Thực hiện pháp luật diễn ra một cách phổ biến trong đời sống hàng ngày và đối với hầu hết mọi người, trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố đến từ nhiều hướng khác nhau với những mức độ khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về dịch vụ rất đa dạng và phức tạp, có thể nhìn nhận chúng dưới góc độ tác động bên trong và tác động bên ngoài như dưới đây:
1.2.4.1. Các yếu tố bên trong
* Trình độ hiểu biết về pháp luật của chủ thể:
Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến việc thực hiện pháp luật. Nếu chủ thể có nhận thức cao chính là điều kiện đầu tiên, cơ bản để có những hành vi xử sự hợp pháp, nếu chủ thể có trình độ hiểu biết về pháp luật dẫn đến việc
thực hiện pháp luật tốt, điều đó sẽ ngược lại nếu không hiểu biết về pháp luật thì việc thực hiện pháp luật thật khó khăn, dẫn đến vi phạm pháp luật. Nếu chủ thể không hiểu biết về pháp luật liên quan đến cư trú thì sẽ không hiểu được sâu sắc bản chất, thậm chí còn có thể hiểu sai, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện pháp luật, đôi khi dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật. Nhận thức đúng đắn vấn đề này, các cơ quan quản lý nhà nước về cư trú thường xuyên tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân nâng cao ý thức thực hiện pháp luật về cư trú.
* Yếu tố tâm lý.
Trong điều kiện xã hội hiện nay, nhất là ở nông thôn, yếu tố tâm lý cũng đang bộc lộ những tác động tích cực và tiêu cực của nó đối với công tác thực hiện pháp luật. Hẳn ai cũng biết truyền thống trọng tình, duy tình trong quan hệ dòng họ thân tộc của người Việt Nam đã được tạo nên từ lối sống, từ tập quán sản xuất và sinh hoạt lâu đời, đã tạo nên sự đoàn kết, nhất trí, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, động viên nhau những lúc khó khăn… là cơ sở hình thành nên giá trị đời sống tinh thần của người dân. Đây là nhân tố tích cực thúc đẩy các chủ thể thực hiện pháp luật tích cực hơn, nhiệt tình hơn vì họ không muốn mang tiếng xấu với người thân, làng xóm. Tuy nhiên cũng từ tâm lý trọng tình nghĩa này mà người dân nhiều khi mới “chín bỏ làm mười”, có trường hợp biết người thân phạm tội mà không nỡ tố giác… điều đó gây khó khăn cho công tác quản lý xã hội, và hoạt động thực thi, bảo vệ pháp luật. Yếu tố tâm lý đã được hình thành từ lâu đời và trở nên quá bền vững, thật không dễ gì thay đổi để người Việt tiếp nhận pháp luật một cách tự nguyện và tích cực hơn…
1.4.2. 2. Các yếu tố bên ngoài
* Tình hình phát triển kinh tế xã hội:
Quá trình thực hiện pháp luật chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự phát triển kinh tế xã hội. Nước ta là một nước đang phát triển, trình độ kinh tế xã hội ở mỗi vùng miền là khác nhau, do đó nó cũng ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện pháp luật. Kinh tế có phát triển, đời sống vật chất được nâng cao thì pháp luật mới có điều kiện và khả năng được thực hiện. Điều kiện xã hội, giáo dục không ngừng phát triển, mở rộng làm chuyển biến đáng kể trình độ dân trí, cách nghĩ và tầm nhìn của người dân Việt Nam không ngừng được cải thiện, đặc biệt là tư duy pháp lý. Người dân có nhiều điều kiện tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng như loa đài, ti vi, sách báo, các loại hình vui chơi giải trí, … để hiểu pháp luật hơn, họ sẽ dễ dàng thi hành pháp luật, tuân theo pháp luật. Nhưng khi kinh tế kém phát triển, cuộc sống của người dân nghèo đói thì hiện tượng vi phạm pháp luật tràn lan là không có gì đáng ngạc nhiên, bởi mối quan tâm hàng đầu của người dân lúc đó là miếng cơm manh áo, họ sẽ thờ ơ với pháp luật, thậm chí còn vi phạm pháp luật để kiếm sống.
* Hệ thống pháp luật.
Bản thân pháp luật sinh ra là để điều chỉnh các quan hệ xã hội, là cơ sở để các chủ thể thực hiện pháp luật. Song chính các mặt, các khía cạnh khác nhau của chuẩn mực pháp luật cũng có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động thực hiện pháp luật. Người dân thực hiện pháp luật tốt hơn với một hệ thống pháp luật toàn diện (hệ thống pháp luật phải có khả năng đáp ứng được đầy đủ nhu cầu điều chỉnh pháp luật trên các lĩnh vực quan trọng), đồng bộ ( không được chồng chéo, không được mâu thuẫn với nhau) và phù hợp ( nội dung của thực hiện pháp luật luôn có sự tương quan với trình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước). Có thể nói pháp luật là đời sống xã hội được khái quát hóa
và nâng lên thành luật thông qua hoạt động lý trí và ý chí của con người. Do vậy sự thống nhất, toàn diện, đồng bộ, phù hợp của các văn bản pháp luật, đặc biệt là các đạo luật là vô cùng quan trọng, đảm bảo cho hiệu quả của việc thực hiện pháp luật. Trong thực tiễn xây dựng pháp luật ở nước ta, nhiều văn bản pháp luật được ban hành ( thậm chí ngay cả hiến pháp ) chưa phù hợp với qui luật phát triển khách quan của xã hội, chưa đồng bộ và thống nhất. Có khi nhiều văn bản pháp luật vừa ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung, thậm chí phải được thay thế bằng văn bản khác, vì nếu để nguyên không những không thực hiện được trong thực tế mà còn gây thiệt hại cho đất nước
* Yếu tố chính trị
Yếu tố chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật, đặc biệt là các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật. Một đất nước có môi trường chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động thực hiện pháp luật, bởi nó củng cố niềm tin của người dân, để họ tin và đi theo Đảng. Một đất nước bất ổn về chính trị sẽ luôn khiến người dân hoang mang, lo lắng, dao động… và dẫn đến thực hiện pháp luật không tốt. Nhận thấy đây là một trong những yếu tố quan trọng cho việc thực hiện pháp luật hiệu quả, chính xác, hiện nay Đảng ta luôn quan tâm và chỉ đạo sâu sát đối với việc tuyên truyền và phổ biến kiến thức nhằm nâng cao ý thức chính trị cũng như hiểu biết pháp luật cho các đảng viên và đã đạt được những kết quả tốt đẹp, để các đảng viên luôn là những người đi trước, gương mẫu thực hiện pháp luật, từ đó tăng được lòng tin của quần chúng nhân dân
Ngoài ra tính chất, mức độ của nền dân chủ xã hội cũng ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động thực hiện pháp luật. Trong điều kiện xã hội có nền dân chủ rộng rãi, các tầng lớp xã hội có thể thẳng thắn, công khai bày tỏ ý kiến, quan điểm, nguyện vọng của mình đối với các vấn đề pháp luật và các
cơ quan pháp luật, sẵn sàng lên tiếng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ngược lại, trong điều kiện xã hội thiếu dân chủ, thông tin nghèo nàn, bầu không khí chính trị ngột ngạt, gò bó thì các công dân không dám bày tỏ những suy nghĩ thật của mình, không dám đòi hỏi công lý vì tâm lý lo lắng, e ngại
* Bộ máy nhà nước:
Bộ máy nhà nước có ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện pháp luật. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong tổ chức thực hiện pháp luật phải được tổ chức một cách khoa học có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn… để xử lý công việc nhanh chóng không chồng chéo lên nhau. Sự thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ và thiếu sự phối hợp với nhau ở các cơ quan trong bộ máy nhà nước sẽ dẫn đến sự chồng chéo trong cách giải quyết và sự đùn đẩy lẫn nhau. Có sự việc thì nhiều cơ quan cùng giải quyết, nhưng cũng có sự việc thì không cơ quan nào chịu trách nhiệm cả. Hiện nay, bộ máy nhà nước ta đã có nhiều chuyển biến khá tích cực, để việc thực hiện pháp luật đạt kết quả tốt hơn
1.3. Kinh nghiệm thực hiện pháp luật về cƣ trú ở một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Ngãi
1.3.1. Kinh nghiệm của các địa phương
1.3.1.1. Thực hiện pháp luật về cư trú ở thành phố Hải phòng
Hải Phòng là thành phố cảng lớn nhất phía bắc, đô thị loại 1 cấp Quốc gia, là trung tâm kinh tế - khoa học, kỹ thuật tổng hợp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải Phòng là đầu mối giao thông quan trọng - hội tụ các lợi thế về đường biển, đường sắt, đường bộ và đường hàng không, trong đó hệ thống giao thông đường thủy rất đa dạng và có mật độ cao, các tuyến đường thủy quan trọng đều đi qua những địa bàn tập trung dân cư, trọng điểm về phát triển kinh tế biển. Trong quá trình phát triển và hội nhập, cùng với các địa
phương trong cả nước, Hải Phòng cũng chịu tác động lớn của tình hình kinh tế, chính trị thế giới, khu vực và trong nước. Việc phát triển, mở rộng không gian đô thị, tốc độ xây dựng các tuyến đường, các khu công nghiệp gắn với nhu cầu đời sống, tìm việc làm của người dân… dẫn tới biến động về hộ khẩu, nhân khẩu của thành phố diễn ra với mức độ ngày càng cao. Việc quản lý đô thị chưa được đồng bộ, chặt chẽ. Ở các vùng giáp ranh nội thành, người dân lấn chiếm đất, mua, bán nhà cửa... đã hình thành các xóm liều, khu vực “chồng lấn” cư trú tùy tiện, bất hợp pháp. Hải Phòng là địa bàn thu hút đầy đủ dân cư từ các tỉnh, thành phố khác trong cả nước đến lao động, học tập, sinh sống; tập trung số lượng lớn người đến thăm quan, du lịch, công tá trên địa bàn thành phố. Nhận thức của một số cơ quan, doanh nghiệp và một bộ phận nhân dân về công tác quản lý nhà nước về cư trú còn hạn chế dẫn tới tình trạng vi phạm các quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Tình hình an ninh trật tự có những diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch bên ngoài luôn tìm cách chống phá công cuộc đổi mới và phát triển đất nước; hoạt động của các loại tội phạm và tệ nạn xã hội...luôn là vấn đề cần được quan tâm giải quyết.
Thực tiễn chỉ đạo của Bộ Công an về triển khai thực hiện Luật Cư trú, Công an Hải Phòng đã tham mưu UBND thành phố chỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn thi hành. Công an thành phố đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai Luật Cư trú trong toàn lực lượng; tổ chức tập huấn Luật Cư trú cho cán bộ chiến sĩ thuộc các phòng nghiệp vụ, Công an các quận, huyện, phường, xã, thị trấn. Qua đó, giúp cán bộ, chiến sĩ hiểu, nắm vững Luật Cư trú, nâng cao nhận thức đối với công tác đăng ký, quản lý cư trú theo chức năng của lực lượng Công an, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để tổ chức thực hiện hiệu quả công tác đăng ký, quản lý cư trú, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội thành phố. Công an thành phố đã phối hợp với các
cơ quan báo, đài của Trung ương, thành phố và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng…tổ chức tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản của Luật Cư trú đến các cơ quan, doanh nghiệp và nhân dân thành phố. Phối hợp với Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật, Hội Luật gia thành phố, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Lao động thương binh và Xã hội, Bộ đội biên phòng thành phố tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật Cư trú và các quy định về đăng ký, quản lý cư trú tổ chức cuộc thi tìm hiểu Luật Cư trú với 45.560 bài dự thi, trong đó nhiều bài dự thi có chất lượng.
Thực hiện Nghị định 90/2010/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 10/2013/TT-BCA và Kế hoạch số 140/KH-BCA-C61 ngày 24/5/2013 của Bộ Công an về việc triển khai thực hiện Dự án “Xây dựng hệ thống quản lý dân cư” sử dụng tín dụng ưu đãi của Chính phủ Hungary tại thành phố Hải Phòng, Công an thành phố đã tham mưu cho UBND thành phố ban hành kế hoạch triển khai thực hiện quy định về Cở sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án “Xây dựng hệ thống quản lý dân cư” và chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo dự án để triển khai thực hiện trong lực lượng Công an thành phố. Phối hợp với cục C72 Bộ Công an tổ chức tập huấn thu thập Phiếu thông tin dân cư, chỉ đạo tập trung làm điểm tại 02 đơn vị và triển khai mở rộng dự án tại Công an các đơn vị; phối hợp khảo sát xây dựng hệ thống phần mềm quản lý dân cư; lắp đặt máy móc, thiết bị, đường truyền dẫn; tập huấn phần mềm ứng dụng trong công tác đăng ký, quản lý cư trú. Rà soát, bồi dưỡng cán bộ có trình độ công nghệ thông tin để phục vụ máy móc, thiết bị. Tổ chức thu thập phiếu thông tin dân cư nhân khẩu có đăng ký thường trú trên địa bàn thành phố, phối hợp tổ chức tập huấn phần mềm quản lý dân cư cho Công an các đơn vị và tiến hành nhập liệu vào hệ thống. Tập trung đầu tư, nâng cấp trụ sở tiếp dân với 15 trụ sở tiếp công dân tới đăng ký thường trú, 223 trụ sở tiếp công dân tới đăng ký
tạm trú và khai báo tạm vắng, 1.696 điểm tiếp nhận thông báo lưu trú. Nơi tiếp công dân bảo đảm thuận tiện, khang trang, lịch sự, đủ ánh sáng và thoáng mát, có đủ bàn, ghế, sổ sách, bảng nội quy thông báo công khai, đầy đủ điều kiện, thủ tục, lệ phí đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, tiếp nhận thông báo lưu trú và khai báo tạm vắng. Lựa chọn, bố trí cán bộ có phẩm chất chính trị, có năng lực, trình độ làm công tác tiếp nhận và giải quyết đăng ký, quản lý cư trú.
Đối với việc đăng ký, quản lý nhân khẩu mặt nước, Công an Hải Phòng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố triển khai tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung, biện pháp nhằm bảo đảm quyền tự do cư trú, đi lại của công dân trên đường thủy nội địa. Bố trí 90 điểm tiếp nhận thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng đối với nhân, hộ khẩu mặt nước. Củng cố các tổ an ninh nhân dân, tổ tự quản, cụm tàu thuyền, lồng bè an toàn, phát động sâu rộng trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, vận động và hướng dẫn nhân dân thực hiện công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu mặt nước; lập mới các nơi tiếp nhận lưu trú; thường xuyên rà soát nắm tình hình di biến động của nhân, hộ khẩu mặt nước, tình hình hoạt động của phương tiện thủy, bến bãi và thực hiện việc tiếp nhận lưu trú đối với những nhân, hộ khẩu làm nghề trên mặt nước.
Đến nay, Công an các quận, huyện, phường, xã, thị trấn đã ứng dụng phần mềm vào công tác đăng ký, quản lý cư trú, khai thác các tính năng, tác dụng của hệ thống, phục vụ cho việc giải quyết đăng ký cư trú.
1.3.1.1. Thực hiện pháp luật về cư trú của tỉnh Quảng Bình
Nhằm nâng cao nhận thức pháp luật và ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, lực lượng Công an nhân dân, cán bộ, công chức và nhân dân trong