Nhận thức và khả năng của người dân trong xã hội hóa giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa giáo dục tiểu học trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 37 - 40)

Với vai trò là chủ thể của quyền lực nhà nƣớc, nhân dân có quyền tham gia và quyết định các vấn đề quản lý nhà nƣớc. Bản chất Nhà nƣớc ta là “Nhà nước của dân do dân vì dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân"

xã hội đều đảm bảo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.. “Công dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở cơ sở bằng cách tham gia công việc của Nhà nước và xã hội” [10].

Thực hiện dân chủ hóa toàn bộ hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục là bƣớc đi quan trọng để đƣa đến những thành tựu mới, tạo ra sức sống mới cho phát triển giáo dục. Có thể nói, thực hiện dân chủ hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực căn bản của công cuộc đổi mới giáo dục. Dân chủ hóa mọi hoạt động giáo dục sẽ làm cho mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân, của xã hội đƣợc phát huy tính tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động XHHGD theo hƣớng pháp quyền vì nhân dân, của nhân dân, do nhân dân và thực sự vì lợi ích của nhân dân.

Tuy nhiên, hoạt động XHH giáo dục là huy động sức dân đóng góp vào việc phát triển sự nghiệp giáo dục, do đó cần tính tới khả năng của ngƣời dân, không chỉ xuất phát từ nhu cầu, mong muốn của nhà nƣớc. Chính vì vậy, tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, nơi còn khó khăn sẽ khó có thể huy động sức dân vào XHH. Việc XHH thƣờng đƣợc triển khai ở những địa bàn nơi đời sống của ngƣời dân đã đƣợc cải thiện nhƣ các thành phố lớn, khu vực đô thị, … còn tại vùng khó khăn thì nhiệm vụ cung cấp dịch vụ giáo dục của nhà nƣớc vẫn là chủ yếu.

Do đó, huy động các nguồn lực trong XHHGD cần thực hiện công khai, dân chủ để nhân dân đƣợc biết, đƣợc bàn và tích cực tham gia với vai trò vừa là chủ thể vừa là đối tƣợng hoạt động XHHGD, xây dựng một môi trƣờng giáo dục lành mạnh, tạo động lực cho giáo dục phát triển.

1.2.3 Ảnh hưởng từ hội nhập quốc tế

Xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa là chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc trong thời kỳ đổi mới. Đại hội VIII nêu rõ: “Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hóa. Nhà nƣớc giữ vai trò nòng cốt đồng thời động viên mỗi ngƣời dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và tổ chức nƣớc ngoài cùng tham gia giải

quyết những vấn đề xã hội”. Cùng với quá trình đổi mới tƣ duy về các lĩnh vực, Đảng ta đã có đổi mới tƣ duy về các lĩnh vực xã hội, giáo dục, văn hóa.

Hội nhập mang lại cho giáo dục Việt Nam nhiều cái lợi. Trƣớc hết nó đặt giáo dục Việt Nam trong bức tranh chung của giáo dục các nƣớc trên thế giới, để từ đó giáo dục Việt Nam nhận ra mình đang đứng ở đâu, hay dở chỗ nào. Việc du nhập kinh nghiệm của các nền giáo dục phát triển không chỉ có tác dụng nêu gƣơng mà còn tạo ra những “cú hích” cần thiết để phá vỡ những khuôn mẫu đã cũ kỹ, lạc hậu, từ triết lý giáo dục, nội dung chƣơng trình đến phƣơng pháp giảng dạy, tổ chức trƣờng học… Những kinh nghiệm tiên tiến ấy sẽ góp phần hiện đại hoá nền giáo dục Việt Nam, nối kết giáo dục Việt Nam với các nền giáo giáo dục trên thế giới, mở rộng tầm nhìn và bậc thang giá trị vƣợt ra biên giới quốc gia và dân tộc, hƣớng tới những chuẩn mực chung, có tính chất toàn nhân loại, từ đó đào tạo nên những con ngƣời không bị bó hẹp trong lối suy nghĩ cục bộ mà biết tƣ duy có tính chất toàn cầu, có tinh thần dân chủ, có khả năng hợp tác,có thể làm việc trong môi trƣờng quốc tế.

Quá trình hội nhập đã mang vào Việt Nam bức tranh hấp dẫn của các nền giáo dục tiên tiến. Bức tranh ấy lôi cuốn các nhà quản lý giáo dục, làm cho họ thấy cần phải thay đổi giáo dục Việt Nam cho thật nhanh, thay đổi cùng một lúc tất cả. Tuy nhiên học tập, bắt chƣớc nhƣ thế nào nhất định phải dựa trên những điều kiện thực tế của Việt Nam. Chúng ta đã nói rằng toàn cầu hóa là cơ hội, là xu thế tất yếu. Trong bối cảnh đó một trong những cách ứng xử khôn ngoan nhất là phải chủ động. Chủ động lựa chọn những kinh nghiệm hay và phù hợp với thực tiễn của mình. Nhiều khi cái chúng ta cần bắt chƣớc không phải là cái mà các nƣớc tiên tiến đang làm mà là những kinh nghiệm của họ trong quá khứ, những kinh nghiệm để đi lên từ một nền giáo dục còn lạc hậu đến một nền giáo dục có đẳng cấp quốc tế. Đặc biệt chúng ta phải chủ động trong việc giữ gìn những giá trị đặc sắc của nền giáo dục dân tộc đã hình thành và phát triển hàng ngàn năm, từ đó giúp cho việc bồi dƣỡng đạo đức và

tâm hồn của thế hệ trẻ. Cần phải nhận thức một cách sâu sắc rằng toàn cầu hóa trong kinh tế khác toàn cầu hóa trong văn hóa và giáo dục.

Giáo dục Việt Nam đã có một truyền thống lâu đời dựa trên phƣơng châm “Tiên học Lễ, hậu học Văn”. Đó là một di sản quí báu. Mỗi thời đại giải thích phƣơng châm này theo cách của mình, nhƣng cái chung nhất vẫn là đề cao những giá trị đạo đức, đề cao việc làm ngƣời. Nếu chúng ta hiểu “ Tiên học Lễ” không phải là giáo dục sự phục tùng, chỉ biết vâng lời, mà là giáo dục lòng kính trọng đối với ngƣời khác, sự tôn trọng những giá trị tốt đẹp, giáo dục lòng hiếu thảo và vị tha, tinh thần nhân ái, ý thức về cộng đồng, thì phải xem đây là truyền thống tốt đẹp cần đƣợc phát huy trong thời đại toàn cầu hóa. Để tồn tại trong thời đại toàn cầu hóa mỗi dân tộc cần phải có cái riêng của mình. Sự đa dạng về văn hóa và giáo dục không chỉ có lợi cho việc bảo vệ bản sắc của mỗi dân tộc mà còn quan trọng với toàn nhân loại: thế giới sẽ trở nên nhạt nhẽo biết chừng nào nếu tất cả chỉ có một màu, mọi thứ đều giống nhau.

Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu và cũng là cơ hội để Việt Nam hội nhập, để giáo dục Việt Nam làm bạn với giáo dục các nƣớc trên thế giới. Trên sân chơi quốc tế chúng ta vừa phải nhập cuộc, vừa phải tỉnh táo biết mình là ai, để không thu mình lại nhƣng cũng không bắt chƣớc, rập khuôn vội vã. Làm thế nào để tiếp nhận và lớn lên qua làn sóng toàn cầu hóa. Đó là thách thức đối với giáo dục Việt Nam, trƣớc hết là với những ngƣời có trách nhiệm lãnh đạo, với các nhà quản lý giáo dục hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa giáo dục tiểu học trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)