Đa dạng hóa các loại hình Giáo dục tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa giáo dục tiểu học trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 84 - 86)

Để đáp ứng tối đa nhu cầu của cha mẹ học sinh, cần chú trọng quan tâm phát triển cả 2 loại hình công lập và ngoài công lập từ đó mở rộng các cơ hội, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức và cá nhân mở trƣờng dân lập hoặc tƣ thục, góp phần phát triển giáo dục ngoài công lập. Chuyển một số cơ sở công lập đang hoạt động tốt sang các loại hình ngoài công lập để từng bƣớc nâng cao chất lƣợng hoạt động. Khuyến khích và phát huy khả năng tham gia đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân một cách chủ động, trên cơ sở bình đẳng trong giáo dục.

Đa dạng hóa các loại hình tiểu học, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống trƣờng ngoài công lập tạo điều kiện thuận lợi để thu hút học sinh trong độ tuổi ra trƣờng, mở rộng cánh cửa trƣờng học, tạo nhiều cơ hội học tập để các em đƣợc hƣởng sự giáo dục tiên tiến, khoa học, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới, góp phần củng cố, giữ vững và nâng cao chất lƣợng phổ cập GDTH. Mục tiêu cơ bản và xuyên suốt của XHHGD

tiểu học là tăng tính hiệu quả trong hoạt động của các trƣờng tiểu học ngoài công lập; thực hiện chuyển đổi mô hình trƣờng công lập sang bán công ở những khu vực có điều kiện kinh tế phát triển, huy động thêm nhiều nguồn lực khác trong nhân dân cùng tham gia và phát triển giáo dục nhƣ: Hội cựu giáo chức, Hội khuyến học, các tập thể cá nhân đầu tƣ tiền của, đất đai, cơ sở vật chất, phƣơng tiện trang thiết bị... để GDTH không còn bó hẹp trong thế đơn độc mà là sự cộng đồng trách nhiệm của toàn xã hội.

Hiện nay loại hình trƣờng công lập giữ vai trò nòng cốt song việc thực hiện đa dạng hóa các loại hình trƣờng tiểu học nhằm huy động các lực lƣợng xã hội cùng tham gia đóng góp, đầu tƣ để phát triển GDTH. Nhà nƣớc đầu tƣ cho các nhà trƣờng ngày càng tăng, đồng thời có chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân mở các trƣờng dân lâp, tƣ thục. Tạo điều kiện thuận lợi nhƣ ƣu tiên chính sách thuế, chính sách huy động vốn và tín dụng, chính sách đất đai, chính sách nhân lực, và một số điều kiện khác. Nhƣ vậy đa dạng hóa các loại hình trƣờng tiểu học chính là đa dạng hóa nguồn đầu tƣ cho GDTH.

Việc quy hoạch mạng lƣới trƣờng tiểu học trên địa bàn đảm bảo tính hợp lý, khoa học tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại hình trƣờng tiểu học dân lập, tƣ thục. Chỉ đạo nâng cao chất lƣợng GDTH, tạo niềm tin cho phụ huynh, khẳng định vị trí quan trọng của bậc học, tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tƣ vào lĩnh vực GDTH.

Hiện nay cơ sở vật chất của các trƣờng tiểu học công lập là do nhà nƣớc, địa phƣơng đầu tƣ xây dựng, cần xác định cụ thể giá trị tài sản của công trình để làm cơ sở chuyển đổi cho cá nhân hoặc tập thể quản lý và hoàn trả vốn cho nhà nƣớc. UBND các huyện, thị xã thành phố xây dựng lộ trình chuyển đổi đảm bảo không ảnh hƣởng đến hoạt động GDTH, đồng thời ổn định đội ngũ giáo viên (đặc biệt là đội ngũ hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng, giáo viên trong biên chế). UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành thực hiện thí điểm cổ phần hóa đối với các trƣờng tiểu học công lập có điều kiện chuyển sang thành trƣờng dân lập. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo đội ngũ

quản lí, giáo viên đảm bảo chuẩn hóa, hợp đồng trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc các quy định về quy chế chuyên môn, chi trả lƣơng, đóng bảo hiểm đầy đủ đồng thời xác định nâng cáo chất lƣợng giáo dục là thƣơng hiệu riêng của mỗi nhà trƣờng vì vậy phải luôn hƣớng tới dạy những gì mà xã hội cần và mong đợi.

Về tài chính thực hiện cơ chế tự cân đối thu chi, tự trang trải kinh phí hoạt động thƣờng xuyên (nằm trong khung quy định của UBND thành phố), cần cụ thể hóa các chính sách nhà nƣớc phù hợp với điều kiện nhà trƣờng, xây dựng nghị quyết, quy chế của hội đồng quản trị về chi tiêu tài chính. Công khai chi trả lƣơng giáo viên và các hoạt động giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa giáo dục tiểu học trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)