Thành lập các trường tiểu học ngoài công lập (tư nhân)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa giáo dục tiểu học trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 41 - 43)

Giáo dục tiểu học là bậc giáo dục bắt buộc ở nƣớc ta, do đó, nhà nƣớc có trách nhiệm tạo điều kiện và khả năng để mọi trẻ em trong độ tuổi tiểu học có khả năng đi học và tiếp cận đƣợc dịch vụ giáo dục tiểu học. Trong quá trình XHH giáo dục nói chung và XHH GDTH nói riêng, Nhà nƣớc luôn giữ vai trò chủ đạo. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, các trƣờng tiểu học công lập phải đƣợc kiện toàn, đổi mới và nâng cao chất lƣợng trong chăm sóc giáo dục trẻ em.

Theo quy định của Luật Giáo dục, ở Việt Nam, “Trƣờng công lập do Nhà nƣớc thành lập, đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thƣờng xuyên”. Với quy định này có thể hiểu, trƣờng công lập là trƣờng: Do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định thành lập và Nhà nƣớc trực tiếp quản lý; Nguồn đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí cho chi thƣờng xuyên chủ yếu do ngân sách Nhà nƣớc bảo đảm. Nhà nƣớc tạo điều kiện để trƣờng công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân. Theo đó Nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng các cơ sở giáo dục tiểu học công lập tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy hệ thống các trƣờng tiểu học công lập đang ngày càng đƣợc hoàn thiện và đổi mới, đƣợc đầu tƣ làm nòng cốt cho giáo dục tiểu học để đảm bảo giáo dục bắt buộc cho lứa tuổi này nhƣng khả năng đầu tƣ của nhà nƣớc cũng đang ngày càng hạn chế do sự thiếu hụt về ngân sách. Số lƣợng học sinh tiểu học trong những năm gần đây, đặc biệt là ở các thành phố lớn, có xu thế tăng lên trong khi việc mở rộng các trƣờng tiểu học công lập hiện có và xây dựng các trƣờng mới chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Mâu thuẫn này cần đƣợc giải quyết thông qua việc XHH GDTH.

Chính vì vậy, một trong các phƣơng thức thực hiện XHH GDTH là huy động các lực lƣợng tham gia vào xây dựng và phát triển hệ thống trƣờng, lớp và các loại hình GDTH. Xu hƣớng đa dạng hóa các loại hình GDTH là một tất yếu, nó chịu sự chi phối và tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội với đặc trƣng theo nhu cầu chăm sóc – giáo dục trẻ của các tầng lớp dân cƣ. Chính sự phát triển mọi mặt của kinh tế - xã hội đã đặt ra những nhu cầu mới và chính nhu cầu buộc GDTH phải không ngừng phát triển đa dạng về loại hình. Việc đa dạng hóa các hình thức giáo dục tiểu học cho phép các lực lƣợng xã hội và cá nhân có thể tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục bằng cách tổ chức các cơ sở giáo dục dân lập, tƣ thục (trƣờng ngoài công lập). Các cơ sở giáo dục ngoài công lập này sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển giáo dục, làm giảm gánh nặng đầu tƣ của Nhà nƣớc, tạo điều kiện cho giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn [40].

Trƣờng tiểu học ngoài công lập không phải trƣờng do Nhà nƣớc thành lập. Đây là những trƣờng do cá nhân, hoặc tập thể, hoặc tổ chức kinh tế - xã hội bỏ vốn đầu tƣ và trực tiếp quản lý vận hành, hoặc đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ một phần cơ sở vật chất. Theo quy định của Luật Giáo dục 2005, trƣờng dân lập đƣợc hiểu là trƣờng do cộng đồng dân cƣ ở cơ sở thành lập, đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động; Trƣờng tƣ thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách Nhà nƣớc.

Cùng với các trƣờng công lập, trƣờng ngoài công lập đƣợc thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nƣớc nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Cơ sở thực hiện xã hội hóa phải thuộc danh mục loại hình đƣợc nêu tại phụ lục I kèm theo Quyết định này và đáp ứng các tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn tƣơng ứng của các cơ sở đƣợc hƣởng chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa quy định tại Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 và Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 6/5/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Huy động các nguồn lực xã hội vào hoạt động XHH GDTH là tác động đến các nguồn lực của xã hội bằng nhiều giải pháp và cách thức khác nhau, để thu hút và lôi kéo các nguồn lực xã hội ấy về với GDTH, đồng thời thúc đẩy GDTH phát triển. Để thu hút các nguồn lực vật chất, phi vật chất, để thúc đẩy quá trình giáo dục nhằm xây dựng các điều kiện thiết yếu phục vụ giáo dục ở nhà trƣờng nhƣ: cơ sở vật chất, trƣờng lớp, đội ngũ, cán bộ giáo viên; tạo môi trƣờng giáo dục trong sạch, lành mạnh thống nhất giữa nhà trƣờng - gia đình - xã hội góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu đào tạo con ngƣời Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc. Các trƣờng tiểu học ngoài công lập đƣợc hình thành, nhất là ở các phành phố lớn, nơi tập trung dân cƣ và có quy mô trẻ em tới lớp lớn, góp phần quan trọng vào việc bổ sung thêm chỗ học cho học sinh tiểu học, giảm tải cho các trƣờng công lập trong khi việc đầu tƣ mở rộng quy mô các trƣờng này từ ngân sách nhà nƣớc chƣa thể hoặc không thể thực hiện đƣợc; đồng thời nâng cao chất lƣợng giáo dục tiểu học, tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa giáo dục tiểu học trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)