2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Thanh Xuân là một quận của thành phố Hà Nội, nằm ở cửa ngõ phía tây, phía Đông giáp quận Hai Bà Trƣng; phía Tây giáp huyện Từ Liêm (quận Nam Từ Liêm) và quận Hà Đông; phía Nam giáp huyện Thanh Trì; phía Bắc giáp quận Đống Đa và quận Cầu Giấy. Quận có diện tích là 9,11km2, với dân số khoảng gần 300.000 ngƣời.
Hình 2.1: Bản đồ hành chính quận Thanh Xuân, Hà Nội
(Nguồn: http://thanhxuan.gov.vn/)
Ngày 22/11/1996, Chính phủ ra Nghị định số 74-CP, thành lập quận Thanh Xuân trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các phƣờng Thƣợng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Kim Giang,
Phƣơng Liệt thuộc quận Đống Đa và một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các phƣờng Nguyễn Trãi, Khƣơng Thƣợng (thuộc quận Đống Đa); toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Nhân Chính (huyện Từ Liêm) và xã Khƣơng Đình (huyện Thanh Trì).
Với quy mô dân số đông và việc di dân cơ học đang có chiều hƣớng gia tăng nhanh chóng do trên địa bàn có nhiều khu chung cƣ cao tầng đƣợc quy hoạch và đang đƣợc triển khai xây dựng, Quận Thanh Xuân đang nhanh chóng trở thành trọng điểm của giáo dục tiểu học. Số lƣợng trẻ em ngày càng gia tăng, đòi hỏi ngày càng nhiều chỗ học trong khi khả năng đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc của Quận và Thành phố ngày càng hạn chế tạo nên áp lực cho hạ tầng giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng.
Thanh Xuân là một quận có dân cƣ đô thị tập trung và có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao. Theo đánh giá của Chi cục Thống kê của Quận, năm 2013, giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng đạt 10.959 tỷ đồng (tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2012); giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 7.715 tỷ đồng (tăng 9,1% so với cùng kì năm 2012. Tính đến ngày 31/12/2013 cấp và đổi 1400 giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (tăng 15% so với cùng kì năm 2012). Mức sống của ngƣời dân đô thị cũng cao so với các địa bàn nông thôn và ngoại thành. Do đó, quận có điều kiện kinh tế để huy động các nguồn lực đầu tƣ từ phía ngƣời dân để thực hiện các dự án xã hội hóa, trong đó có XHH GDTH.
Có thể nói, gắn liền với sự phát triển của Thăng Long - Hà Nội trong một thiên niên kỷ qua, địa bàn quận Thanh Xuân đang ôm chứa trong mình một di sản văn hóa vô cùng phong phú. Sự hiện diện của những di sản quý giá ấy đã minh chứng cho bề dày lịch sử văn hóa hàng ngàn năm của mảnh đất cửa ngõ phía Tây Nam Kinh thành Thăng Long - Hà Nội xƣa. Là vùng đất địa linh nhân kiệt, quận Thanh Xuân trở thành một trong những trung tâm, cái nôi hội tụ tinh hoa văn hóa, để rồi từ đây, tinh hoa văn hóa ấy lại đƣợc lan tỏa đến mọi miền của đất nƣớc. Trên nền tảng của truyền thống hiếu học, từ bao đời
nay, ngƣời dân Thanh Xuân đã xây dựng cho mình nếp sống thuần phong mỹ tục. Nét đẹp ấy đƣợc thể hiện trong các tập tục, trong các mối quan hệ ứng xử giữa cá nhân với dòng họ, với cộng đồng, giữa các dòng họ, giữa các làng xã với nhau và cao hơn là trong mối quan hệ với quốc gia, dân tộc. Sự hiện tồn của các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cùng sinh hoạt làng xã sống động thông qua lễ hội đang từng ngày, từng giờ đƣợc khôi phục lại đã khẳng định sức sống bền vững của những yếu tố truyền thống tốt đẹp trên vùng đất Kẻ Mọc - Tam Khƣơng xƣa trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc hôm nay [38].
2.1.2 Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn quận
Theo quy định hiện hành, UBND quận thống nhất quản lý về giáo dục tiểu học trên địa bàn quận. Cơ quan tham mƣu trực tiếp giúp UBND quận về lĩnh vực giáo dục tiểu học là Phòng GD & ĐT quận.
Theo quy định hiện hành, Phòng GD&ĐT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, có chức năng tham mƣu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: Mục tiêu, chƣơng trình, nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trƣờng học; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ, bảo đảm chất lƣợng giáo dục và đào tạo. Phòng GD&ĐT có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND quận; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở GD&ĐT .
Về nhân sự, Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân hiện nay gồm 13 ngƣời trong đó có 01 trƣởng phòng, 03 phó phòng và 09 chuyên viên. Kết quả hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực GD - ĐT trên địa bàn Quận của Phòng GD&ĐT đã đƣợc ghi nhận qua từng năm:
- Từ năm học 2009 -2010 đến năm học 2015 - 2016 liên tục đƣợc UBND thành phố Hà Nội tặng danh hiệu Tập thể Lao động Xuất sắc.
- Năm học 2009 - 2010 đƣợc nhận Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội về việc hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác.
- Năm học 2010 - 2011 đƣợc nhận Bằng khen của Công đoàn Giáo dục đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động của Công đoàn Giáo dục Việt Nam; Giấy khen của Sở GD&ĐT Hà Nội hoàn thành tốt 12/13 chỉ tiêu công tác thi đua, trong đó có 3 chỉ tiêu xuất sắc; xếp thứ 7/29 quận, huyện toàn thành phố.
- Năm học 2011 - 2012 đƣợc Giấy khen của Sở GD&ĐT Hà Nội hoàn thành tốt 13/13 chỉ tiêu công tác thi đua trong đó có 5 chỉ tiêu đạt xuất sắc; xếp thứ 4/29 quận, huyện toàn thành phố; Giấy khen có thành tích xuất sắc trong 02 năm thực hiện Quy chế 167 giữa Sở GD&ĐT và Công an thành phố Hà Nội về đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trƣờng học.
- Năm học 2012 - 2013 đƣợc nhận Cờ “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua” của UBND thành phố Hà Nội; Giấy khen Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT Hà Nội; Hoàn thành tốt và xuất sắc 14 chỉ tiêu thi đua trong đó có 8 chỉ tiêu đạt xuất sắc; xếp thứ 3/29 quận, huyện toàn thành phố.
- Năm học 2013 - 2014 đƣợc Chủ tịch nƣớc CHXHCN Việt Nam tặng Huân chƣơng Lao động hạng Ba; Cờ “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua” của UBND thành phố Hà Nội; Giấy khen Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT Hà Nội; Hoàn thành tốt và xuất sắc 14 chỉ tiêu thi đua của Sở GD&ĐT Hà Nội trong đó có 11 chỉ tiêu đạt xuất sắc; xếp thứ 2/30 quận, huyện toàn thành phố.
- Năm học 2014 - 2015 đƣợc nhận Giấy khen Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT Hà Nội; Hoàn thành tốt 15/15 chỉ tiêu công tác thi đua trong đó có 13 chỉ tiêu đạt xuất sắc; Xếp thứ 1/30 quận, huyện toàn thành phố; Giấy khen đạt giải Nhất trong tổ chức và giải Nhì phần trƣng bày trong Ngày hội CNTT ngành GD&ĐT Hà Nội lần thứ III; Giấy khen của Sở GD&ĐT Hà Nội về thành tích trong phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”; Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam.
- Năm học 2015 - 2016 đƣợc UBND thành phố Hà Nội tặng Cờ “Đơn vị xuất sắc dẫn đầu trong phong trào thi đua”; năm thứ hai liên tiếp giữ vững vị trí thứ nhất trong số 30 quận, huyện toàn thành phố.
2.1.3 Giáo dục tiểu học trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Hệ thống giáo dục trên địa bàn quận Thanh Xuân đƣợc xây dựng theo quy định của thành phố đang ngày càng phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, đang ngày càng đáp ứng các nhu cầu về giáo dục của ngƣời dân trong quận.
a) Về quy mô phát triển:
Trong những năm gần đây, số lƣợng học sinh tiểu học trên địa bàn quận ngày càng gia tăng: trong khi năm học 2012-2013 chỉ có 14.981 học sinh đến tuổi học tiểu học thì đến năm 2014-2015 đã tăng lên 19.005 học sinh và năm học 2016-2017 quy mô học sinh đã đạt mức 21.705 em (tăng 6724 học sinh, tƣơng đƣơng với tăng 44,88%). Trung bình mỗi năm số lƣợng học sinh tiểu học trên địa bàn quận tăng hơn 1100 học sinh (tƣơng đƣơng 7,48%/ năm).
Số học sinh gia tăng nhanh chóng một phần do tỷ lệ sinh có chiều hƣớng gia tăng nhƣng chủ yếu do phát sinh cơ học do việc di dân tự do vào địa bàn quận từ các dự án cao tầng.
Việc gia tăng số lƣợng học sinh nhập học bậc tiểu học khiến cho số lƣợng các lớp ngày càng tăng lên: nếu năm học 2012-2013 chỉ có 302 lớp học thì năm học 2016-2017 đã đạt tới quy mô 413 lớp học, tăng 111 lớp (tƣơng đƣơng tăng 33,44% so với năm 2012 - 2013), trong khi số lƣợng các trƣờng tiểu học đƣợc triển khai trên địa bàn quận vẫn giữ nguyên ở 13 trƣờng.
Năm học 2016-2017 2015-2016 2014-2015 2013-2014 2012-2013
Số trƣờng 13 13 13 13 13
Số lớp 413 394 362 336 302
Số học sinh 21705 20688 19005 17556 14981
Bảng 2.1 Thống kê số lượng trường, lớp, học sinh tiểu học
Để có thể giảm tải số lƣợng học sinh trong 1 lớp, hiện nay quận đang xây dựng 1 trƣờng tiểu học mới và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm học 2018 - 2019. Điều này đồng nghĩa với việc năm học 2018 - 2019, quận Thanh Xuân sẽ có 14 trƣờng tiểu học.
Hình 2.2: Số học sinh tiểu học trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội b) Tỉ lệ học sinh học 2 buổi/ngày
Thực hiện chủ trƣơng của thành phố Hà Nội về tăng cƣờng chất lƣợng giáo dục, các trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố thƣờng triển khai học hai buổi có bán trú cho học sinh. Quận Thanh Xuân cũng thực hiện tốt chủ trƣơng này. Tỉ lệ học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày ngay từ năm học 2012 – 2013 đạt tỉ lệ là 100% và giữ vững trong suốt những năm qua.
c) Về chất lƣợng giáo dục
Kết quả GDTH trên địa bàn quận Thanh Xuân đƣợc đánh giá tốt. Số lƣợng học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi chiếm tỷ lệ cao so với các quận khác trên địa bàn thành phố. Cụ thể, trong năm học 2011-2012 có 11.282 học sinh đạt loại giỏi (chiếm 84,4% số học sinh theo học) thì tới năm học 2013- 2014, tỷ lệ học sinh giỏi đã đạt 15.414 học sinh (chiếm tỷ lệ 87.8%, tăng 3,4% so với năm học 2012-2013).
Tổng hợp đánh giá kết quả học sinh từ 2011 – 2014 của các trƣờng tiểu học trên địa bàn quận nhƣ sau:
Năm học HS Giỏi HS Tiên tiến HS Trung bình HS Yếu SL % SL % SL % SL % 2011 – 2012 11282 84,8 1744 13,16 268 2,0 6 0,04 2012 – 2013 12947 86,42 1789 11,94 241 1,61 4 0,03 2013 – 2014 15414 87,8 1843 10,5 299 1,7 0 0
Bảng 2.2 Kết quả xếp loại học tập các trường tiểu học quận Thanh Xuân
(Nguồn: Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Thanh Xuân, Hà Nội)
Trong những năm qua, số lƣợng học sinh tiểu học đạt danh hiệu học sinh giỏi các cấp đều tăng: năm học 2011 - 2012 cả quận có 233 học sinh tiểu học giỏi cấp quận, 79 học sinh giỏi cấp thành phố và 2 học sinh gỏi cấp quốc gia thì năm học 2013-2014 số lƣợng học sinh giỏi cấp quận là 536 học sinh; cấp thành phố là 44 học sinh và cấp quốc gia là 4 học sinh. Số lƣợng học sinh giỏi cấp thành phố đƣợc tăng lên rõ rệt (đạt 62 giải năm học 2014 – 2015 so với 44 giải đạt đƣợc năm học 2013 – 2014, tƣơng đƣơng tăng 40,91%). Đặc biệt là năm học 2015 – 2016 có 2 học sinh đạt giải quốc tế.
Năm học HSG cấp Quận HSG cấp Thành phố HS cấp Quốc gia 2011 - 2012 233 79 2 2012 - 2013 385 44 4 2013 - 2014 536 44 4 2014 - 2015 282 62 6 2015 - 2016 44 23
Bảng 2.3 Chất lượng giáo dục mũi nhọn quận Thanh Xuân
Năm học 2014 - 2015 là năm học đầu tiên đánh giá bằng nhận xét đối với học sinh tiểu học theo Thông tƣ 30 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà trƣờng tiểu học trên toàn quận đã triển khai nghiêm túc Thông tƣ này, tạo đƣợc sự đồng thuận từ phía cha mẹ học sinh. Kết quả nhƣ sau:
Năm học Năng lực Phẩm chất Chương trình học Đạt Chưa Đạt Đạt Chưa Đạt Hoàn thành Chưa hoàn thành 2014 - 2015 99,99 0,01 99,99 0,01 99,91 0,09 2015 - 2016 99,99 0,01 100 0 99,98 0,02
Bảng 2.4 Kết quả xếp loại rèn luyện các trường tiểu học quận Thanh Xuân
(Nguồn: Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Thanh Xuân, Hà Nội)
Năm học 2016 – 2017, cấp tiểu học toàn quận đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu công tác thi đua GDTH. Chất lƣợng giáo dục toàn diện ổn định, bền vững, có nhiều đổi mới, chất lƣợng mũi nhọn đƣợc nâng cao. Kết quả nhƣ sau:
- 100 % các trƣờng tiểu học trong quận thực hiện nghiêm túc chƣơng trình, nội dung, kế hoạch dạy học theo quy định. Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nghiêm túc thực hiện đúng quy chế chuyên môn.
- Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức dạy học theo hƣớng hoạt động, phát huy tính tích cực. chủ động, sáng tạo của học sinh; triển khai đại trà dạy học Mỹ thuật theo phƣơng pháp Đan Mạch; tiếp tục triển khai mô hình trƣờng học mới VNEN ở 2 lớp 3 của trƣờng Tiểu học Hạ Đình.
- Thực hiện tốt đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học theo quy định tại Thông tƣ 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/09/2016 sửa đổi, bổ sung một só điều quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm Thông tƣ 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/08/2014 của Bộ GD&ĐT.
- Kết quả khen thƣởng cuối năm của học sinh, số giáo viên dạy giỏi. học sinh giỏi các cấp tăng vƣợt bậc về cả số lƣợng và chất lƣợng giải so với các năm học trƣớc.
d) Về quy mô các trường tiểu học công lập
Hiện nay trên địa bàn quận, số lƣợng các trƣờng tiểu học công lập ổn định và có xu hƣớng tăng trong các năm học tiếp theo. Số lƣợng lớp học và số học sinh tại các trƣờng công lập tăng dần qua các năm học.
NĂM HỌC SỐ TRƢỜNG SỐ LỚP SỐ HỌC SINH 2012 - 2013 11 282 14.755 2013 - 2014 11 307 16.884 2014 - 2015 11 327 18.026 2015 - 2016 11 353 19.518 2016 - 2017 11 365 20.257
Bảng 2.5 Số lượng cơ sở GDTH công lập trên địa bàn quận Thanh Xuân
(Nguồn: Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Thanh Xuân, Hà Nội)
Nếu nhƣ năm học 2012 - 2013, số lƣợng các trƣờng tiểu học công lập là 11 trƣờng với 282 lớp, đáp ứng nhu cầu học cho 14755 học sinh thì đến năm học 2016 - 2017, số lớp là 365 (tăng 83 lớp), với số học sinh là 20257 (tăng 5502 học sinh).
Hình 2.3: Số học sinh tại các trƣờng tiểu học công lập trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Nhìn vào biểu đồ 2.4 ta nhận thấy, GDTH công lập vẫn giữ vai trò chủ đạo trong công tác GDTH nói chung của quận Thanh Xuân. Theo đó, trên toàn địa bàn quận có tới trên 90% trẻ em theo học các cơ sở GDTH công lập. So với các năm học trƣớc, các năm học sau có sự suy giảm về tỷ lệ % số lƣợng trẻ em theo học tại các trƣờng tiểu học công lập. Tuy nhiên đây đƣợc coi là dấu hiệu đáng mừng cho thấy công tác XHH GDTH cụ thể là đa dạng hóa các loại hình cơ sở GDTH đã có những thành tựu lớn. GDTH ngoài công lập đang góp phần quan trọng trong việc phát triển GDTH trên địa bàn quận.