Khái niệm, đặc điểm thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở tại quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 33)

Để hiểu rõ hơn khái niệm thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trước hết chúng ta cần tìm hiểu khái niệm thực hiện pháp luật. Thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) của chủ thể pháp luật phù hợp với những quy định của pháp luật. Dưới góc độ pháp lý thì thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp. Theo Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật – Học viện Hành chính Quốc gia, “Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc

sống trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp

luật”[23]. Thực hiện pháp luật là nghĩa vụ của tất cả các tổ chức và cá nhân;

mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội đều phải nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật. Có thể thấy bản chất của thực hiện pháp luật chính là quá trình tạo lập các hành vi hợp pháp của các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Các tổ chức và cá nhân khi gặp phải những tình huống thực tế mà pháp luật đã dự liệu, trên cơ sở nhận thức của mình sẽ chuyển hóa một cách sáng tạo các quy định của pháp luật vào tình huống cụ thể của cuộc sống thông qua hành vi hợp pháp của mình. Dựa trên tính chất, nội dung của hoạt động, hành vi, quy phạm và chủ thể thực hiện pháp luật thì có thể chia thành bốn hình thức thực hiện pháp luật: tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, vận dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.

Từ khái niệm chung về thực hiện pháp luật, dân chủ ở cơ sở có thể đưa ra khái niệm về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở như sau:

Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở là hoạt động có mục đích của các cơ quan nhà nước, tổ chức và các cá nhân, làm cho những quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở đi vào cuộc sống nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân trong phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội giàu đẹp, công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.

Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở xã, phường, thị trấn là một chủ trương quan trọng, đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, có ý nghĩa đột phá để giải quyết nhiều vấn đề bức xúc liên quan đến quyền làm chủ của nhân dân, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở chủ yếu là tập trung thực hiện những nội dung quy định của Pháp lệnh

thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 04 năm 2007. Các loại hình cơ sở thì thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở được đánh dấu trên ba lĩnh vực: Thực hiện Quy chế dân chủ xã, phường, thị trấn; Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong hoạt động của cơ quan; Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong doanh nghiệp. Luận văn sẽ chủ yếu đi sâu vào nội dung quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn cho các chủ thể có thẩm quyền thực hiện.

Căn cứ vào chủ thể áp dụng pháp luật, quá trình áp dụng pháp luật, tình hình thực tế của từng địa phương và yêu cầu áp dụng pháp luật, thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, chủ thể thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở là cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được nhà nước trao quyền. Như vậy, thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trước tiên là trách nhiệm của cơ quan nhà nước ở cấp xã, mà trực tiếp là Ủy ban nhân dân cấp xã cùng với vai trò lãnh đạo, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên, cấp ủy, cơ quan dân cử cùng cấp và công tác phối hợp thực hiện của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức tự quản dưới cấp cơ sở (khu phố, ấp, thôn, tổ dân phố, tổ nhân dân,…). Chủ thể thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở thực hiện hoạt động tổ chức cho các chủ thể khác và bao gồm chính bảo thân chủ thể thực hiện pháp luật thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nhằm mục đích đưa pháp luật vào đời sống bằng những hoạt động cụ thể để bảo đảm nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở là hình thức thực hiện luật hình thức, vì vậy quá trình thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở sẽ gắn liền với quá trình thực hiện của một hoặc nhiều luật. Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở là hành động cụ thể của chủ thể trong tuyên truyền, phổ biến,

giáo dục, thực hiện, kiểm tra, đánh giá toàn bộ pháp luật về dân chủ ở cơ sở hoặc có thể tiếp cận ở một lĩnh vực cụ thể.

Thứ ba, thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở là hoạt động có mục đích hướng đến xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Đối tượng hướng đến là nhân dân trong phạm vi cơ sở nhất định như phạm vi cấp xã, phạm vi tổ dân phố, tổ nhân dân, phạm vi khu phố, ấp, thôn,…

Thứ tư, thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở phải có sự vận dụng sáng tạo, phù hợp với đặc điểm về điều kiện tự nhiên, điều kiện về văn hóa – xã hội và tốc độ đô thị hóa của mỗi địa phương. Ở đâu có nhân dân thì ở đó phải thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở. Quá trình thực hiện phải phù hợp với điều kiện ở đô thị, miền núi, đồng bằng, văn hóa các dân tộc, mật độ dân số, trình độ dân trí, hình thức, cách thức thực hiện.

Thứ năm, cũng như thực hiện pháp luật nói chung, thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở phải bảo đảm tuân thủ về trình tự, thủ tục, hình thức thực hiện do luật định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở tại quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)