Nội dung thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở tại quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 41)

Nội dung thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở là sự cụ thể hóa các quyền, các giá trị của dân chủ đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013 (Chương II quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân) và các văn bản pháp luật có liên quan, chủ yếu là quy định thực hiện dân chủ ở cơ sở trước đây (ban hành kèm theo Nghị định số 79/NĐ-CP ngày 7/7/2003 và nay là Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các văn bản hướng dẫn thi hành). Chính quyền ở cơ sở phải đưa pháp luật nói chung và pháp luật về dân chủ ở cơ sở vào đời sống xã hội. Cơ quan nhà nước ở cơ sở thông qua nhiệm vụ, quyền hạn của mình về giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật, bảo đảm các điều kiện cho người dân được biết và thực hiện quyền được tiếp cận thông tin và được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời và khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin; cũng như quyền được thông tin về pháp luật và Nhà nước bảo đảm, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền được thông tin về pháp luật. Ví dụ: Khoản 2, Điều 32, Luật Phòng chống tham

nhũng quy định: Công dân có quyền yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mình cư trú cung cấp thông tin về hoạt động của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đó. Trách nhiệm của chính quyền ở cơ sở phải công khai các nội dung cho nhân dân biết theo Điều 5, Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, Điều 16, Khoản 2, Điều 36, Luật Phòng, chống tham nhũng [31, 32, 33].

Sau một quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, để nâng cao giá trị pháp lý của các quy định về dân chủ ở cơ sở, ngày 20/4/2007 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (thay thế Nghị định 79/2003/NĐ- CP), theo đó Pháp lệnh gồm 6 chương, 28 điều quy định những nội dung cần được giải trình trước dân; những nội dung cần được nhân dân thảo luận và quyết định; những nội dung cần lấy ý kiến của dân trước khi được cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung phải được nhân dân giám sát; trách nhiệm của chính quyền và cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và các thôn, làng, bản; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và những người có liên quan trong quá trình thi hành dân chủ ở cấp xã. Như vậy, nội dung thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở bao gồm:

Một là, ban hành văn bản pháp luật để triển khai văn bản luật, văn bản

dưới luật về dân chủ ở cơ sở.

Hai là, tuyên truyền phổ biến pháp luật về dân chủ ở cơ sở để nâng cao

nhận thức của các chủ thể và đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật về dân chủ ở cơ sở. Phổ biến, giáo dục, tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện pháp luật là hình thức thực hiện của tất cả các nhóm chủ thể “Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật được thành lập ở trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, là

cơ quan tư vấn cho Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và huy động nguồn lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” [31]. Trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận: 1. Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, đoàn viên của tổ chức mình; vận động nhân dân chấp hành pháp luật; 2. Phối hợp với cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân [31]. Chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm: Quyết định các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phân bổ dự toán ngân sách địa phương cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; giám sát việc thực hiện pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật; ban hành theo thẩm quyền chương trình, kế hoạch, đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật [31].

Ba là, bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí, tổ chức bộ máy và nguồn nhân

lực để triển khai thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở.

Bốn là, theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ

sở. Chính phủ thống nhất việc tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật trên phạm vi cả nước, chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm việc tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật trên phạm vi địa giới hành chính quản lý mà trực tiếp là Ủy ban nhân dân các cấp. Cơ quan nhà nước cấp trên triển khai, chỉ đạo cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện theo nhiệm vụ quyền hạn luật định hoặc phân cấp, ủy quyền. Các chủ thể ban hành quy chế, quy định, kế hoạch, công văn chỉ đạo để triển khai, chỉ đạo cho các chủ thể cấp dưới thực hiện.

Chủ thể là chính quyền địa phương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, các tổ chức được Nhà nước giao

quyền như Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng và các chủ thể tự quản dưới cấp cơ sở. Chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật chủ động, tích cực xây dựng kế hoạch, hướng dẫn và trực tiếp tổ chức thực hiện. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chủ trì, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, các tổ chức được Nhà nước giao quyền như Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng và các tổ chức tự quản dưới cấp cơ sở có trách nhiệm phối hợp tổ chức thực hiện. Các nội dung Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện như: Nội dung phải công khai để nhân dân biết; những nội dung nhân dân bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung nhân dân giám sát.

Năm là, hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát về thực hiện pháp luật về

dân chủ ở cơ sở, là hoạt động thường xuyên để bảo đảm pháp luật về dân chủ ở cơ sở được thực hiện hiệu lực, hiệu quả. Các chủ thể có thẩm quyền thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất hoặc theo chuyên đề. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát thông thường được thực hiện bởi cơ quan nhà nước cấp trên đối với cấp dưới, hoạt động tự kiểm tra, hoạt động giám sát của nhân dân thông qua Ban Thanh tra nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp.

Sáu là, sơ kết, tổng kết việc thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở. Qua đó,

xác định các ưu điểm, hạn chế và bài học kinh nghiệm, là hoạt động của tất cả chủ thể có thẩm quyền để đánh giá, khắc phục các hạn chế, phát huy các ưu điểm và nhân rộng bài học kinh nghiệm trong thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở. Hoạt động sơ kết, tổng kết được thực hiện định kỳ hàng năm, 5 năm, 10 năm là cơ sở đánh giá hiệu quả của pháp luật về dân chủ ở cơ sở để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các quy phạm pháp luật không còn phù hợp, lỗi

thời, bổ sung các quy phạm pháp luật mới để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh trong đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở tại quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)