Vai trò của thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở tại quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 47)

1.2.4.1.Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở góp phần mở rộng dân

chủ, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân

Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở là hoạt động nhằm đưa những nguyên tắc, quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở đi vào thực tiễn đời sống xã hội, trở thành những hành vi pháp luật thực tế hợp pháp của chính quyền, cán bộ, công chức ở cơ sở, các tổ chức tự quản dưới cơ sở và nhân dân mà trước hết là bảo đảm quyền được thông tin (tiếp cận thông tin), quyền được bàn bạc, thảo luận và quyết định các vấn đề tự quản trong cộng đồng dân cư, quyền tham gia ý kiến đối với các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, cũng như nghĩa vụ của nhân dân trước khi có quan có thẩm quyền quyết định. Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở là hoạt động nhằm mục đích phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, bảo đảm quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động của chính quyền ở cơ sở và góp phần giữ gìn và bảo đảm pháp luật được thực hiện đầy đủ và đúng quy định. Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở suy cho cùng là hoạt động bảo đảm quyền con người, quyền công dân và xác định trách nhiệm của chính quyền địa phương trong bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng [30].

Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở góp phần hiện thực hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dân chủ trong thực tiễn đời sống của nhân dân ở cơ sở. Khi thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở người dân sẽ có cơ hội tiếp cận, nắm bắt các pháp luật liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở để từ đó người dân hiểu hơn các quyền làm chủ của mình. Việc triển khai tốt công tác thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở là cơ hội để người dân hiểu rõ hơn bản chất, tầm quan trọng của việc thực hiện và phát huy dân chủ ở cơ sở. Một khi người dân đã hiểu rõ thì quyền làm chủ của người dân sẽ được bảo đảm. Từ sự nhận thức, hiểu rõ đó nhân dân sẽ chủ động, tích cực hơn trong việc sử dụng các quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở để bảo vệ các lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và các quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân là một trong những vai trò quan trọng của việc triển khai thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.

Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở được xem xét trong vai trò, trách nhiệm của chính quyền ở cơ sở. Một là, chính quyền ở cơ sở phải đưa pháp luật nói chung và pháp luật về dân chủ ở cơ sở vào đời sống xã hội. Cơ quan nhà ở cơ sở thông qua nhiệm vụ, quyền hạn của mình về giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật, bảo đảm các điều kiện cho người dân được biết và thực hiện quyền được tiếp cận thông tin và được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời và khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin; cũng như quyền được thông tin về pháp luật và Nhà nước bảo đảm, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền được thông tin về pháp luật. Ví dụ: Công dân có quyền yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mình cư trú cung cấp thông tin về hoạt động của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đó. Trách nhiệm của chính quyền ở cơ sở phải công khai các nội dung cho nhân dân biết theo Điều 5, Pháp lệnh số

34/2007/PL-UBTVQH11, Điều 16, Khoản 2, Điều 36, Luật Phòng, chống tham nhũng. Hai là, Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; thực hiện công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và phát huy quyền làm chủ của công dân, là làm sao để cho dân biết, dân hiểu, dân nói, dân làm từ đó dân thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ của mình theo Hiến pháp, pháp luật. Một là, công dân có quyền được tiếp cận thông tin. Công dân có quyền được thông tin về pháp luật và Nhà nước bảo đảm, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền được thông tin về pháp luật.

Hai là, công dân có quyền tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà

nước các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước, công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội . Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Công dân có quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung, trọng đại của cả nước cũng như của địa phương, nêu các đề xuất, kiến nghị với các cơ quan nhà nước các cấp và được bảo đảm mọi quyền tự do dân chủ cơ bản, trong đó có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền khiếu nại, tố cáo; biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân...[30]. Điều 10, Pháp lệnh 34/PL-UBTVQH11 quy định các nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật. Điều 13, Pháp lệnh 34/PL-UBTVQH1 quy định những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết để cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm

Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng. Điều 10, Pháp lệnh 34/PL- UBTVQH11 quy định những nội dung nhân dân tham gia ý kiến: Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã; phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát triển ngành nghề của cấp xã; dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh; việc quản lý, sử dụng quỹ đất của cấp xã; dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn cấp xã; chủ trương, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, tái định cư; phương án quy hoạch khu dân cư; dự thảo đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp đến cấp xã; những nội dung khác cần phải lấy ý kiến nhân dân theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.

1.2.4.2.Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở góp phần nâng cao hiệu

quả hoạt động của bộ máy chính quyền cấp cơ sở

Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở có vai trò quan trọng đối với hoạt động của bộ máy chính quyền cấp cơ sở. Trong nguyên tắc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở có nguyên tắc bảo đảm công khai, minh bạch, do đó khi thực hiện pháp luật dân chủ về ở cơ sở đòi hỏi bộ máy chính quyền cấp cơ sở phải có sự đổi mới theo hướng công khai, minh bạch, dân chủ và chú trọng đến hiệu quả hoạt động của đơn vị. Nếu như trước đây chưa thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, người dân chưa tham gia giám sát, người dân chưa nắm rõ về quyền làm chủ ở cơ sở của mình thì khi thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở người dân sẽ tham gia nhiều hơn vào quá trình giám sát đối với hoạt động của bộ máy chính quyền cấp cơ sở. Khi người dân thực

có sự đổi mới, có sự thay đổi để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của đời sống dân chủ ở cơ sở.

Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ bắt buộc bộ máy chính quyền ở cơ sở phải có những thay đổi để bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Thay đổi về tác phong, lề lối làm việc, ý thức, trách nhiệm khi thực hiện công việc. Một khi tác phong lề lối, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức được cải thiện thì hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền cấp cơ sở được nâng cao.

Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở góp phần giảm bớt tệ nạn quan liêu, hách dịch của một bộ phận cán bộ công chức. Khi thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở mọi thứ đều được công khai, minh bạch, công bố rõ ràng, người dân nắm vững các quy trình, nghiệp vụ thì phần nào sẽ hạn chế được tệ nạn quan liêu, hách dịch của một bộ phận cán bộ, công chức. Khi các biểu hiện về quan liêu hách dịch không còn thì hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền cấp cơ sở sẽ được nâng cao. Tệ nạn quan liêu, hách dịch không còn là cơ sở để xây dựng bộ máy chính quyền cấp cơ sở trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội của nghĩa Việt Nam.

1.2.4.3.Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở góp phần phát triển kinh

tế, văn hóa – xã hội; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở

Thứ nhất, thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở bảo đảm và góp phần

thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội hơn. Nhà nước thực hiện chính sách quản lý và phát triển kinh tế - xã hội thông qua chính sách vĩ mô và vi mô. Trong những năm qua hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế của các cấp chính quyền đã được tách bạch, rạch ròi với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh. Đối với chính quyền cơ sở, đây vừa là nơi thực hiện chức năng quản lý nhà

nước đối với các hoạt động kinh tế - xã hội, vừa là nơi chịu sự quản lý của cấp chính quyền cấp trên. Toàn bộ các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, ngắn hạn của cấp tỉnh, cấp huyện đều có ảnh hưởng và triển khai trên địa bàn cấp xã. Bên cạnh đó, việc hoạch định các mục tiêu của cấp xã đều được HĐND cấp xã thông qua. Mặc dù tầm ảnh hưởng của Nghị quyết HĐND đối với việc phát triển kinh tế trên địa bàn không lớn, song những vấn đề mà nhân dân quan tâm, được biết, được bàn, được kiểm tra theo nội dung của pháp luật thực hiện dân chủ ở cơ sở về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quyết toán ngân sách, xây dựng cơ cơ bản, các thiết chế văn hóa, công khai mức thuế, phí và lệ phí, vốn vay giảm nghèo, bình xét gia đình văn hóa, kế hoạch và phương án đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng triển khai các dự án trên địa bàn…đều là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Do đó, thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở góp phần phát triển kinh tế - xã hội hơn. Thực tiễn quá trình thực hiện pháp lệnh về dân chủ cơ sở cho thấy, khi tài chính được công khai, nhân dân được đóng góp ý kiến và sẵn sàng đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, các công trình phúc lợi công cộng, đất đai được quản lý tốt hơn, việc chuyển đổi mô hình hợp tác xã nông nghiệp được ủng hộ, công tác dồn điền đổi thửa tạo đà cho sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, công tác xã hội hóa trong giáo dục, y tế được đẩy mạnh, do đó quyền của nhân dân trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, y tế được bảo đảm hơn. Việc thực hiện dân chủ nằm trong một mục tiêu chung “tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Thứ hai, thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở cũng là cơ sở để giữ

vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Pháp luật về dân chủ ở cơ sở là một bộ phận của hệ thống pháp luật, góp phần thực hiện chức năng duy trì trật tự xã hội. Pháp luật về dân chủ, các chế định pháp luật khác nhau về quyền

công dân bảo đảm cho nhân dân được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, các quyền về kinh tế, pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi gây mất dân chủ, ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân. Các quy định pháp luật đều có chế tài để răn đe, phòng ngừa và trừng trị nghiêm khắc những hành vi vi phạm quyền con người, quyền làm chủ của nhân dân. Thực hiện pháp lệnh dân chủ, nhân dân được bàn và quyết định trực tiếp những vấn đề an ninh trật tự, xây dựng và tổ chức tự quản đời sống cộng đồng, chính quyền có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết đơn thư dân nguyện, bảo đảm quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân. Thực tế chứng minh, ở địa phương nào thực hiện tốt dân chủ thì ở đó tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, vì sự ổn định, bình yên của từng khu dân cư góp phần xây dựng nên sự bình yên, ổn định của cả địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở tại quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)