Quận 12
Cấp ủy chỉ đạo, tổ chức thực hiện, thể hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong đó tập trung nội dung về công khai tài chính, dự án công trình và công tác về cán bộ, tiếp tục chỉ đạo cụ thể hóa bằng nghị quyết, chương trình, kế hoạch hàng năm, quan tâm chỉ đạo công tác
tuyên truyền bằng nhiều hình thức và linh hoạt, tổ chức thực hiện các nội dung phù hợp với từng địa phương, cộng đồng dân cư như thông qua niêm yết, công khai, sinh hoạt tổ dân phố, bản tin của phường, quận, qua hệ thống loa truyền thanh…
Thực hiện 11 nội dung công khai theo Pháp lệnh 34, nhất là công khai thủ tục hành chính bằng nhiều hình thức niêm yết tại trụ sở và sắp xếp theo loại như: Nhà đất, hộ tịch, chứng thực, sao y, phí, lệ phí, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dự án, đền bù tái định cư, danh sách hộ nghèo, các nguồn quỹ từ các khoản đóng góp của nhân dân, chủ trương làm đường, mở hẻm, tình hình trật tự xã hội, trật tự xây dựng, tuyển quân… Các nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân như: quyền được biết, được bàn, được kiểm tra, giám sát, nội dung phải xin ý kiến nhân dân theo Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 và các hướng dẫn. Đồng thời các phường còn chú trọng chỉ đạo bộ phận chức năng biên soạn nội dung công khai niêm yết theo hướng để dân dễ tiếp cận, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm và tiện việc giám sát, có nhiều hình thức đa dạng lấy ý kiến người dân, Nhà nước quyết định như: Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch hẻm giới, quy hoạch mua bán những ngành hàng, các khoản đóng góp của nhân dân. Nơi niêm yết, công khai cũng đa dạng: Phát tài liệu, các văn bản đến tổ dân phố, phát hành thông báo, phát phiếu lấy ý kiến, họp tổ dân phố, tiếp xúc cử tri tạo điều kiện thuận lợi người dân được biết để cùng tham gia vào quản lý Nhà nước.
Những nội dung đưa ra dân bàn và quyết định trực tiếp chủ yếu là những việc như nâng cấp mở rộng đường, hẻm nội bộ, thoát nước, công trình phúc lợi công cộng bằng hình thức họp đại diện cử tri là chủ yếu. Thực hiện dân chủ đã tạo ra sự đồng thuận khá cao trong nhân dân, đối với một số hộ dân chưa đồng thuận, ở từng đơn vị cơ sở phường, khu phố, tổ dân phố phối hợp chủ đầu tư và đơn vị thi công suy nghĩ cách làm “dân vận khéo” như phân
công cán bộ có uy tín vận động, phát huy vai trò những người có uy tín trong gia đình, hay sử dụng phương thức đồng thuận tới đâu thi công tới đó, hỗ trợ người dân neo đơn, khó khăn trong di dời vật kiến trúc để bàn giao mặt bằng, qua đó làm cho số hộ chưa đồng thuận cũng đắn đo suy nghĩ.
Nội dung Quy ước cộng đồng dân cư ở tổ dân phố gắn với tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa, góp phần phát huy tinh thần tự quản của cộng đồng dân cư trong thực hiện các chủ trương về nếp sống văn minh – mỹ quan đô thị, về an ninh trật tự, xây dựng gia đình văn hóa, đoàn kết khu dân cư, nhiều quy ước đã cụ thể hóa theo đặc thù của tổ dân phố như: không mở nhạc khuya sau 23 giờ gây ảnh hưởng đến những hộ bên cạnh, mỗi hộ đều đăng ký đổ rác dân lập, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
Về thực hiện công tác giám sát: Phát huy vai trò của Thanh tra nhân dân và Ban giám sát đầu tư cộng đồng, nhất là giám sát việc thực hiện các công trình “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Ngoài ra nhân dân còn thực hiện quyền giám sát bằng hình thức gặp trực tiếp phản ánh, kiến nghị với cấp ủy, chính quyền hoặc thông qua sinh hoạt tổ dân phố, Mặt trận, đoàn thể, nội dung chủ yếu là lĩnh vực an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, xây dựng, quy hoạch. Thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, phường, nhiều phường, Mặt trận tổ quốc chủ trì phối hợp với UBND tổ chức hội nghị thông tin hằng quý, tiếp xúc, đối thoại, thông tin giữa nhân dân với chính quyền, qua đó trả lời, thông tin, giải quyết những vấn đề do nhân dân phản ánh và theo dõi, giám sát chính quyền. Ngoài ra UBND các phường quan tâm chỉ đạo, đánh giá tinh thần thái độ trách nhiệm của toàn thể cán bộ công chức phường, khu phố, cảnh sát khu vực, trong mối quan hệ giải quyết công việc của dân, xây dựng thành tiêu chí đánh giá cán bộ, xem xét đề xuất khen thưởng. Tăng cường thông tin và đối thoại trực tiếp người dân, qua đó kéo giảm khiếu nại, tố cáo. Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về quy chế dân
chủ ở cơ sở góp phần tăng cường mối quan hệ đoàn kết, thống nhất trong nội bộ, ý thức phục vụ nhân dân, phòng ngừa các biểu hiện tiêu cực, tạo điều kiện cho cán bộ công chức, phát huy quyền làm chủ tập thể, tăng cường các hoạt động giám sát, phối hợp hỗ trợ, trách nhiệm cá nhân, người đứng đầu, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở.
Bảng 2.6. Kết quả quán triệt, triển khai và thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở
Nội dung Tỷ lệ (%) Số lượng
Tỷ lệ phường tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai/ trong đó tổ chức quán triệt lần thứ hai trở lên
100/100 11/11 phường
Tỷ lệ khu phố tuyên truyền 100 80/80 khu phố
Tỷ lệ đại diện hộ gia đình dự nghe phổ
biến 86,3
Tỷ lệ phường triển khai thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở
Trong đó, tỷ lệ mức độ thực hiện do quận đánh giá 100 100% thực hiện tốt 11/11 phường
Tỷ lệ khu phố, tổ dân phố xây dựng và
thực hiện Quy ước cộng đồng dân cư 100
80 khu phố 980 tổ dân phố Hiệu quả thực hiện quy ước ở khu phố,
tổ dân phố/ trong đó hiệu quả về nội dung
100/90 Đánh giá của quận về hiệu quả hoạt
động của Ban Chỉ đạo Quy chế dân chủ cơ sở phường
100% thực
hiện tốt 11 Ban Chỉ đạo
Bảng 2.7. Tổng hợp số liệu các hoạt động để nhân dân thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở
Nội dung 2012 2013 2014 2015 2016
Hội nghị nhân dân tổ chức theo tổ dân phố, được tổ chức vào giữa năm và cuối năm
02 đợt 02 đợt 02 đợt 02 đợt 02 đợt
Sinh hoạt tổ dân phố Quý I và
Quý III 02 đợt 02 đợt 02 đợt 02 đợt 02 đợt
Hội nghị thông tin (UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 11 phường phối hợp tổ chức) 22 hội nghị 22 hội nghị 22 hội nghị 22 hội nghị 22 hội nghị
Nguồn: Ủy ban nhân dân Quận 12 và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 12
2.2.3.1.Thực hiện những nội dung công khai để dân biết
Ủy ban nhân dân 11 phường thực hiện công khai đầy đủ các nội dung đúng quy định, công khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm; các dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn quận, phường; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết các công việc của Nhân dân; việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, các khoản huy động Nhân dân đóng góp; phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, cấp thẻ bảo hiểm y tế và chế
độ diện chính sách; đề án thành lập, chia tách sáp nhập khu phố, tổ dân phố, điều chỉnh địa giới hành chính theo quy định; kết quả thanh tra, kiểm tra, . . .
Hiện nay, có 11/11 phường áp dụng tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 đối với hầu hết các thủ tục hành chính mà Ủy ban nhân dân thành phố đã công bố. Tất cả các thủ tục hành chính đều được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường, thuận tiện cho người dân tìm hiểu và thực hiện, cùng với việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã phục vụ Nhân dân tốt hơn, được Nhân dân hài lòng và đồng tình, ủng hộ [40].
Thực hiện công khai bằng nhiều hình thức như niêm yết tại Ủy ban nhân dân phường, khu phố, tổ dân phố, khu dân cư, công khai thông qua sinh hoạt khu phố, tổ dân phố và Bản tin, website quận, Facebook Ủy ban nhân dân quận, Tờ tin phường và sắp xếp theo loại như: Nhà đất, hộ tịch, chứng thực, sao y, chính sách, quy hoạch, dự án, đền bù tái định cư, các nguồn quỹ từ các khoản đóng góp của Nhân dân, . . . biên soạn lại nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện.
2.2.3.2.Thực hiện những nội dung nhân dân bàn và quyết định
Những nội Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp: Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp về mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi phường, khu phố, tổ dân phố do Nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật, với phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và Nhân dân cũng là người thụ hưởng từ đó tạo được sự đồng thuận của Nhân dân. Qua 10 năm triển khai thực hiện, có 6.522 hộ gia đình tham gia hiến 146.120 m2 đất (quy thành tiền là 246,695 tỷ đồng) và đóng góp tiền mặt 83,437 tỷ đồng để làm đường giao thông [27].
Hình thức Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp: Thông qua tổ chức các cuộc họp, sinh hoạt, Hội nghị khu phố, tổ dân phố, thành phần tham dự là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình; phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình. Trường hợp tổ chức họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình thì việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín; hình thức biểu quyết do Hội nghị quyết định. Trường hợp một số hộ dân chưa đồng thuận thì Ủy ban nhân dân phường, khu phố, tổ dân phố phối hợp phân công cán bộ có uy tín, người có uy tín ở khu dân cư tiếp xúc, vận động, hay thực hiện phương thức đồng thuận tới đâu, thi công tới đó, lấy điển hình tạo sự lan tỏa, tiếp tục vận động làm cho số hộ chưa đồng thuận cũng đắn đo suy nghĩ và từng bước có sự đồng thuận chung. Các phường đều tạo điều kiện thuận lợi để Nhân dân bàn bạc, thảo luận và quyết định trực tiếp với phương châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” và Nhân dân cũng là người thụ hưởng, từ đó huy động Nhân dân tham gia tích cực vào các chương trình xã hội hóa.
Những nội dung bàn biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định: Nhân dân bàn biểu quyết về Quy ước tổ dân phố (nay là Quy ước khu phố theo Quyết định số 24/2017/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố); bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng, Phó khu phố, Tổ trưởng, Tổ phó tổ dân phố; bầu, bãi nhiệm thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng, Tổ hòa giải, . . thông qua sinh hoạt, Hội nghị khu phố, tổ dân phố, tổ chức lấy biểu quyết của Nhân dân để cấp có thẩm quyền quyết định được thực hiện đúng theo quy định.
2.2.3.3.Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng khu phố, Tổ trưởng tổ dân phố đối với việc tổ chức thực hiện những nội dung Nhân dân bàn và quyết định
Các cấp chính quyền luôn nhận thức sâu sắc và nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, xem việc xây dựng và thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, Trưởng khu phố, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm tổ chức sinh hoạt, Hội nghị khu phố, tổ dân phố định kỳ và đột xuất khi cần thiết để triển khai lấy ý kiến của Nhân dân về những vấn đề liên quan đến lợi ích thiết thực của mỗi gia đình và của cộng đồng dân cư, trong đó có việc xem xét triển khai thực hiện kịp thời những nội dung Nhân dân bàn quyết định trực tiếp như: Đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, xã hội hoá đường giao thông, các công trình phúc lợi xã hội khác theo phương thức Nhà nước và Nhân dân cùng làm với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và Nhân dân cũng là người thụ hưởng, từ đó đã huy động được các nguồn lực trong Nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi để Nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình, tôn trọng và lắng nghe tiếng nói của người dân, được Nhân dân đồng thuận tham gia đóng góp tích cực “lấy sức dân phục vụ dân”, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội của quận, phường.
2.2.3.4. Trách nhiệm của Nhân dân và cán bộ ở cơ sở đối với những nội
dung Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định
Các cấp chính quyền phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tạo điều kiện thuận lợi để Nhân dân phát huy quyền làm chủa của mình. Qua triển khai thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, Nhân dân đã chủ động và tích cực tham gia bàn bạc những vấn đề liên quan trực
tiếp đến đời sống của Nhân dân, tích cực đóng góp nhiều ý kiến, biện pháp cụ thể, thiết thực nhằm tháo gỡ khó khăn chung, giúp chính quyền đề ra nhiều giải pháp có tính khả thi cao trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương. Nhân dân thường xuyên theo dõi và đóng góp ý kiến tại các Hội nghị tiếp xúc cử tri do quận, phường tổ chức, Hội nghị đối thoại Nhân dân, kiến nghị, phản ánh với hệ thống Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và qua Hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của quận, phường, đóng góp ý kiến trong sinh hoạt và Hội nghị nhân dân khu phố, tổ dân phố định kỳ, nội dung đóng góp ý kiến về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quận, phường; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh quy hoạch, việc quản lý, sử dụng quỹ đất của phường; kế hoạch triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn, phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, tái định cư, phương án quy hoạch khu dân cư; đề án thành lập, sáp nhập, chia tách đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp đến khu phố, tổ dân phố.
2.2.3.5. Nhân dân giám sát và đánh giá trách nhiệm của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong việc thực hiện giám sát của Nhân dân
Việc Nhân dân tham gia giám sát các hoạt động của chính quyền thông qua đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đã phát huy được hình thức dân chủ đại diện, phát huy vai trò của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng, nhất là giám