Chủ thể thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở tại quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 37)

Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, với cách tiếp cận khác, nếu Hiến pháp là nền móng của pháp luật về dân chủ thì chính bản thân cơ quan lập hiến hoặc là hoạt động lập pháp về thực hiện dân chủ ở cơ sở của cơ quan lập pháp (Quốc hội) cũng chính là một chủ thể của thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở. Chính phủ, các bộ, chính quyền địa phương các cấp thực hiện quyền lập quy để triển khai thực hiện Hiến pháp, pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Xét về khía cạnh này, chủ thể thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở là tất cả các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật phù hợp

với Hiến pháp, luật về dân chủ ở cơ sở (kể cả Quốc hội là cơ quan lập hiến, lập pháp).

Xét về khía cạnh, chủ thể thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở là các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật về dân chủ ở cơ sở được chia làm hai nhóm sau:

Nhóm thứ nhất, chủ thể là cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

Một là, nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ:

- Ban hành kịp thời và đầy đủ các văn bản pháp luật để thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước và để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và của chính quyền địa phương; kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái Hiến pháp và pháp luật.

- Quyết định các biện pháp để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, nghị định, chương trình công tác của Chính phủ.

- Lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực và các nguồn lực khác để thi hành Hiến pháp và pháp luật; thống nhất quản lý công tác hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, bồi thường nhà nước, thi hành án.

- Tổng hợp đánh giá tình hình thi hành Hiến pháp, pháp luật và báo cáo với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước theo quy định của pháp luật [34].

Hai là, chính quyền địa phương các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương quản lý. Chính quyền địa phương các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thực hiện Hiến pháp, pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực và các nguồn lực khác để thi hành Hiến pháp và pháp luật [35].

Ba là, theo Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn quy định các chủ thể thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở cụ thể như sau:

-Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền công nhận hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố. Ủy ban nhân dân cấp huyện tham gia với tư cách là công nhận kết quả bàn bạc, biểu quyết với đa số cử tri (hoặc cử tri đại diện hộ gia đình) thống nhất thông qua.

- Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp trong việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã.

-Cơ quan nhà nước cấp trên có trách nhiệm chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã về tổ chức lấy ý kiến nhân dân trước khi quyết định về những việc liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của công dân trên địa bàn cấp xã [44].

Một là, cơ quan có thẩm quyền cấp trên (tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp; doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị khác và cá nhân là chủ đầu tư, ban quản lý dự án các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn) có trách nhiệm lấy ý kiến nhân dân trước khi quyết định về những việc liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của công dân trên địa bàn cấp xã. Các cơ quan có thẩm quyền này có trách nhiệm chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến nhân dân [44].

Hai là, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận ở cấp xã có trách nhiệm giám sát việc thực hiện và tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện dân chủ ở cấp xã; tuyên truyền, vận động, thuyết phục những cử tri, hộ gia đình chưa tán thành trong việc thực hiện những quyết định đã có giá trị thi hành; công nhận hoặc không công nhân kết quả Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng; phối hợp tổ chức việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; phối hợp tổ chức thực hiện các nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi lấy ý kiến nhân dân đã được thông qua; tiếp nhận các kiến nghị của nhân dân; tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã. Đối với các công việc trong phạm vi cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định lựa chọn một trong các hình thức tổ chức họp thôn, tổ dân phố hoặc tổ chức phát biểu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình quy định tại Điều 11 và Điều 14 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn để đưa ra nhân dân toàn cấp xã bàn và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định các công việc trong phạm vi toàn cấp xã. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chủ trì việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ

tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; phối hợp xây dựng kế hoạch, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức triển khai kế hoạch bầu cử; đề nghị bãi nhiệm Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố.

Ba là, Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện hoạt động giám sát các nội dung: Những nội dung mà chính quyền địa phương cấp xã phải công khai cho nhân dân biết, những nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp, những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định, những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định [44].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở tại quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)