Yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở tại quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 47 - 53)

Bộ máy nhà nước: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện pháp luật phải được tổ chức một cách khoa học có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn… để xử lý công việc nhanh chóng, không chồng chéo. Chẳng hạn, trong giai đoạn hiện nay, thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở cần chú trọng đến việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính có liên quan đến công dân, đề cao các quyền tự do, dân chủ của công dân, đẩy mạnh hoạt động phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật...

Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở: Điều 3 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 quy định chính quyền cấp cơ sở chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người trực tiếp nhận thức, tuyên truyền và thực hiện đầy đủ, sâu sắc mục đích, ý nghĩa, nội dung pháp luật về dân chủ ở cấp xã cho nhân dân. Do vậy, cần xây dựng đội ngũ

cán bộ, công chức cấp xã có đầy đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở.

Hệ thống pháp luật: Thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật, trong đó phải kể đến các văn bản pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật phải được ban hành đồng bộ, hoàn thiện về nội dung, đạt yêu cầu về quy trình ban hành và kỹ thuật văn bản. Hệ thống pháp luật dân chủ cơ sở phải có tính ổn định, bảo đảm tính chuẩn mực, có tính nhất quán, hệ thống và tính phù hợp với tình hình thực tế bảo đảm có sự chủ động của từng địa phương... Bên cạnh yếu tố về nội dung, các quy định của pháp luật về quy trình thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở cũng đòi hỏi phải được hoàn thiện, việc áp dụng phải phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh, tính chất và từng loại hình thực hiện, từng địa phương cụ thể.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội: Việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở chịu sự ảnh hưởng nhất định bởi các điều kiện tự nhiên như địa hình, thời tiết, khí hậu, sông ngòi, đất đai, nguồn nước... các điều kiện này sẽ ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư, hình thành các khu vực nơi người dân sinh sống như ở vùng núi, đồng bằng, đô thị hay nông thôn. Những yếu tố này sẽ hình thành nên chất lượng và những đặc điểm của dân cư (trình độ chuyên môn, mặt bằng dân trí, ý thức pháp luật, thói quen, phong tục tập quán và lối sống theo pháp luật... của cộng đồng dân cư) nên có những ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện pháp luật. Chẳng hạn như, phong tục tập quán cũng có tác động hai mặt đến thực hiện pháp luật, bao gồm cả tích cực và tiêu cực. Những phong tục tập quán tích cực phù hợp với ý chí nhà nước thì sẽ được nhà nước bảo đảm và thừa nhận trở thành các quy phạm pháp luật, còn những phong tục tập quán nào trái với ý chí nhà nước, lạc hậu, ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật sẽ bị hạn chế hoặc bài trừ. Các phong tục tập quán,

thói quen chưa được điều chỉnh của pháp luật là cơ sở thuận lợi để xây dựng quy ước cộng đồng dân cư.

Bên cạnh đó, trong điều kiện xã hội hiện nay, nhất là ở nông thôn, yếu tố tâm lý đã và đang có những tác động tích cực và tiêu cực đối với việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở. Chúng ta có thể thấy, truyền thống gia đình, quan hệ dòng họ của người Việt Nam đã tạo nên sự đoàn kết, nhất trí, tương trợ lẫn nhau… là cơ sở hình thành nên giá trị đời sống tinh thần của người dân, là nhân tố tích cực thúc đẩy các chủ thể thực hiện pháp luật tích cực hơn, nhiệt tình hơn vì họ không muốn mang tiếng xấu với người thân, làng xóm.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội. Trình độ phát triển kinh tế văn hóa ‐ xã hội ở mỗi vùng miền khác nhau nên sự ảnh hưởng của yếu tố này đến việc thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở cũng khác nhau. Các điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của con người được nâng cao thì mới tạo điều kiện và khả năng thực hiện pháp luật. Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng ngày một hiện đại, đã tạo điều kiện để người dân tiếp cận và hiểu pháp luật, từ đó đặc biệt ảnh hưởng đến trình độ dân trí, cách nghĩ, cách làm của người dân trong việc thi hành và tuân theo pháp luật. Ngược lại, khi điều kiện kinh tế kém phát triển thì mối quan tâm hàng đầu của người dân là cơm ăn áo mặc, họ sẽ thờ ơ với pháp luật, thậm chí vì mưu sinh họ còn có những hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, Nhà nước cần đặc biệt chú ý đến yếu tố này, coi phát triển kinh tế - xã hội không những làm cho đất nước phát triển mà còn là một trong những phương thức bảo đảm thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật dân chủ cơ sở trên thực tế.

Trình độ dân trí (trình độ văn hóa của chủ thể) là yếu tố tác động trực tiếp đến việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở. Trình độ dân trí cao là điều kiện đầu tiên, cơ bản để có những hành vi xử sự hợp pháp. Với người có trình độ văn hóa cao họ sẽ dễ dàng hiểu biết pháp luật, nhận thức đúng pháp luật và dẫn đến việc thực hiện pháp luật tốt. Ngược lại, với những người trình độ văn hóa thấp, sẽ khó khăn cho họ trong việc hiểu biết cũng như thực hiện pháp luật. Thực tế hiện nay ở nước ta, tỷ lệ người mù chữ chủ yếu là các dân tộc ít người, họ vừa thiếu thốn về điều kiện vật chất, văn hóa... nên ít được tiếp cận với thông tin qua các phương tiện nghe nhìn, do đó, họ đến với pháp luật chủ yếu thông qua hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của chính quyền cơ sở. Nếu chính quyền làm tốt thì họ sẽ hiểu và thực hiện tốt pháp luật, ngược lại tình trạng vi phạm pháp luật sẽ xảy ra thường xuyên. Do vậy, để khắc phục tình trạng này, Nhà nước cần đặc biệt quan tâm đẩy mạnh công tác xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí ở những vùng sâu, vùng xa; đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, làm cho mọi người hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Khi cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đúng và thấy có lợi trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở thì họ sẽ chủ động, tự giác thực hiện, đồng thời khắc phục được thái độ thờ ơ của nhân dân và thái độ thiếu tích cực, tự giác của các bộ, công chức.

Mặt khác, trình độ dân trí quyết định rất lớn tới ý thức tự giác chấp hành pháp luật của các chủ thể. Hành vi xử sự của các chủ thể thực hiện pháp luật là yếu tố quyết định tính hiệu quả trong việc thực hiện pháp luật. Hành vi đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có ý thức pháp luật, thể hiện những tri thức pháp luật mà con người có được, ở ý chí, thái độ, tình cảm của họ đối với pháp luật. Vì vậy, trong quá trình thực hiện pháp luật, các quy phạm pháp luật chỉ được thực hiện đúng đắn, chính xác, kịp thời khi chủ thể hiểu được chính xác nội

dung, ý nghĩa của quy phạm, hay nói cách khác là chủ thể có ý thức pháp luật. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế văn hóa xã hội, thì việc nâng cao ý thức pháp luật sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả, trong đó có việc thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở.

Yếu tố chính trị: Yếu tố chính trị ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể, đặc biệt là các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật. Môi trường chính trị ổn định sẽ củng cố niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật dân chủ ở cơ sở nói riêng.

Yếu tố chính trị ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể, đặc biệt là các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật. Môi trường chính trị ổn định sẽ củng cố niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật dân chủ ở cơ sở nói riêng.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 luận văn tìm hiểu và phân tích cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, luận văn đã làm rõ một số khái niệm về dân chủ, dân chủ ở cơ sở, thực hiện pháp luật, thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở… Để hiểu rõ hơn về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở luận văn đã đề cập đến đặc điểm của dân chủ ở cơ sở, đặc điểm thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, chủ thể, hình thức thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở cũng như phân tích vai trò của việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở. Tiếp đến luận văn đã nêu lên một số nội dung liên quan đến quản lý nhà nước về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện pháp luật về

dân chủ ở cơ sở. Chương 1 là chương nền tảng làm cơ sở để phân tích thực trạng ở chương 2 và đề xuất giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trong chương 3.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở tại quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)