Chủ thể thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở tại Quận 12

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở tại quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 64)

2.2.2.1.Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng

Các cấp ủy đảng đã tăng cường chỉ đạo, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ chính trị về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở. Ban Thường vụ Quận ủy đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC tỉnh gồm 21 thành viên, do Phó Bí thư Quận ủy làm Trưởng ban, 11 Đảng ủy phường đều thành lập Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo các cấp đã xây dựng quy chế hoạt động, phân công các trách nhiệm cụ thể cho các thành viên theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực, các địa phương, các đơn vị trực thuộc, tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc xây dựng và thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở. Trong giai đoạn 2012 - 2016, 337 văn bản để triển khai kế hoạch, tổ chức thực hiện và hướng dẫn việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30- CT/TW của Bộ Chính trị, Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, tổ chức 672 đợt kiểm tra với 1.067 đơn vị được kiểm tra, giám sát; tổ chức sơ kết hằng

năm, sơ kết 5 năm và tổng kết 10 năm gắn với cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, phòng chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đồng thời tập trung giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, những vấn đề bức xúc ở địa phương; gắn việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở với đổi mới phong cách của cán bộ lãnh đạo theo hướng gần dân, tăng cường tiếp xúc với dân, giải đáp những vấn đề vướng mắc của cán bộ, nhân dân thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt đảng; nhiều cấp ủy thực hiện chế độ định kỳ nghe quần chúng góp ý xây dựng tổ chức đảng, đảng viên nhờ đó tạo được bầu không khí dân chủ, cởi mở hơn, củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.

2.2.2.2. Tổ chức thực hiện của chính quyền

Thực hiện Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hướng dẫn của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. UBND các cấp chú trọng chỉ đạo thực hiện QCDC ở trong các loại hình cơ sở, gắn việc xây dựng và thực hiện QCDC với việc cũng cố, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính ở các ngành, các địa phương, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận một cửa, một cửa liên thông tạo điều kiện để người dân thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ công dân của mình. UBND quận đã tích cực hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, hướng dẫn việc thay đổi, bổ sung, và ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân 11 phường phê duyệt hơn 1.899 lượt quy ước cộng đồng dân cư tổ dân phố được sửa đổi, bổ sung (nay là Quy ước cộng đồng dân cư ở khu phố). Giai đoạn 2012 -2016, trên địa bàn quận đã có 736 lượt lãnh đạo tiếp

công dân, 2.864 lượt tiếp công dân thường xuyên, tiếp nhận 5.226 và đã xử lý hơn 4.634 đơn thư phản ánh, kiến nghị, dân nguyện và khiếu nại, tố cáo.

2.2.2.3.Ban Chỉ đạo Quy chế dân chủ cơ sở quận, phường

Ban Chỉ đạo Quy chế dân chủ cơ sở quận, phường thường xuyên được kiện toàn, phân công phó bí thư hoặc thủ trưởng cơ quan phụ trách công tác quy chế dân chủ cơ sở, ban chỉ đạo hoạt động nề nếp làm tốt việc tham mưu cáo ủy chỉ đạo, tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Ban chỉ đạo xây dựng chương trình công tác hằng năm, phân công, sắp xếp cơ cấu thành viên tham gia tổ chuyên đề thực hiện quy chế dân chủ. Qua đó phát huy vai trò, chức năng tham mưu, đề xuất Quận ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở gắn với phong trào thi đua dân vận khéo, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và phong trào thi đua yêu nước.

Bảng 2.4. Ban Chỉ đạo Quy chế dân chủ cơ sở Quận 12

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

Số lần kiện toàn 1 1 0 2 0

Số thành viên 21 21 21 21 21

Nguồn: Ủy ban nhân dân Quận 12

Bảng 2.5. Tình hình hoạt động của Ban Chỉ đạo Quy chế dân chủ cơ sở 11 phường Nội dung Đơn vị Kiện toàn Ban Chỉ đạo Số thành viên Duy trì chế độ giao ban Ban Chỉ đạo

Nội dung Đơn vị Kiện toàn Ban Chỉ đạo Số thành viên Duy trì chế độ giao ban Ban Chỉ đạo

Tân Thới Nhất Có 10 Có

Trung Mỹ Tây Có 14 Có

Đông Hưng Thuận Có 13 Có

Tân Hưng Thuận Có 19 Có

Tân Chánh Hiệp Có 14 Có

Tân Thới Hiệp Có 9 Có

Thới An Có 18 Có

Hiệp Thành Có 21 Có

Thạnh Xuân Có 21 Có

Thạnh Lộc Có 12 Có

An Phú Đông Có 14 Có

Nguồn: Quận ủy Quận 12

2.2.2.4. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Mặt trận và các tổ chức đoàn thể đã có nhiều hoạt động thiết thực, đại diện cho quyền làm chủ, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên, hội viên và người lao động. Các đoàn thể cơ sở phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên quán triệt thực hiện chủ trương của Đảng và pháp luật về về xây dựng, thực hiện QCDC, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, hội viên và nhân dân với các cấp ủy, chính quyền. Hàng năm, Mặt trận và các đoàn thể các cấp đều tổ chức ký kết chương trình phối hợp với UBND tổ chức các buổi tiếp xúc cử tri với các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân Thành phố để quần chúng tham gia đóng góp ý kiến. Mặt trận Tổ quốc đã lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh chủ chốt UBND phường và triển khai thực hiện

Quy chế Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát cán bộ, công chức hàng năm theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân Thành phố. Mặt trận và các tổ chức đoàn thể không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, vận động, ủng hộ các quỹ nhân đạo, từ thiện hàng chục tỷ đồng, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm trong đóng góp ý kiến giám sát và phản biện xã hội đối với các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Phối hợp với cấp ủy đảng, chính quyền tổ chức cho nhân dân tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh. Để tăng cường vai trò hoạt động giám sát của nhân dân, Mặt trận và công đoàn cơ sở đã chú trọng củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng. Đến năm 2016, toàn quận có 80 Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng từng bước phát huy vai trò, chức năng nhiệm vụ giám sát thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, các công trình phúc lợi được xây dựng từ nguồn quỹ do nhân dân đóng góp và một số công trình do Nhà nước và nhân dân cùng làm, góp phần ngăn chặn tệ tham nhũng, lãng phí, hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở tại quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)