Quy trình thu hồi quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện thu hồi đất trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 59 - 78)

Tại điều 69 luật đất đai 2013 đã quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng gồm các bước sau:

2.3.2.1. Thông báo thu hồi đất

Thông báo về việc thu hồi đất là công việc cần thiết và phải được tiến hành cụ thể nghiêm túc. Đây là giai đoạn thường bị bỏ qua trong thực tiễn thực hiện. Điều 67 của Luật đất đai đã quy định, trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

Và điều 69 của Luật đất đai 2013 cũng đã quy định: Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất.Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Như vậy, người sử dụng đất có quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để nhận xét, đề bạt hoặc yêu cầu Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng giải thích về những nội dung đã được thông báo.

Theo thời báo Kinh tế Việt nam số 9 ra ngày 10/1/2007 thì việc người dân phường Dịch Vọng Hậu – Cầu Giấy không bàn giao mặt bằng cho khu đô thị mới Cầu Giấy không chỉ đơn thuần là do tâm lý “tiếc của” mà còn có nguyên nhân từ sự thiếu rõ ràng của cơ quan chức năng trong việc công bố quy hoạch đến người dân. Có những thửa đất “chìa” ra Khu đô thị một cách vô lý nhưng không bị giải toả trong khi đó đất ở của nhiều hộ dân ở phía trong đường quy hoạch lại bị cắt xén với những hình thù dị dạng đến khó tin. “Nút thắt” chủ yếu trong vấn đề giải phóng mặt bằng tại khu đô thị mới Cầu Giấy là diện tích hơn 4.000m2

đất của hơn 30 hộ dân tổ 40 và tổ 41 của phường Dịch Vọng Hậu. Nguồn gốc của số đất này là đất phần trăm được hợp tác xã nông nghiệp Dịch Vọng Hậu cho người dân canh tác từ những năm sáu mươi của thế kỷ trước. Đến cuối những năm 90 của thế kỷ trước do khó khăn về nhà ở, người dân thực hiện xây dựng nhà ở trên đất phần trăm và ở ổn định đến trước khi giải phóng mặt bằng.

Theo ông Nguyễn Kỳ Lân (tổ 40, phường Dịch Vọng Hậu), đây là đất ở ổn định trước khi có Luật đất đai năm 1993. Năm 2003, dự án Khu đô thị mới Cầu Giấy mới thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, nhưng khi bồi thường, Ban Quản lý dự án chỉ coi là đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, công trình xây dựng trên đất bị coi là những công trình xây dựng trái phép và không được đền bù. Người dân không được hỗ trợ, tái định cư.

Hay như dự án “Xây dựng hoàn thiện tuyến đường nối từ nút giao hầm Kim Liên đến tuyến đường Kim Liên mới”, được Sở Giao thông vận tải Hà Nội phê duyệt theo Quyết định số 1913/QĐ-GTVT ngày 14/9/2010 do ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở GTVT thời điểm đó ký. Đơn vị Chủ đầu tư cũng chính là Sở GTVT Hà Nội. Đại diện chủ đầu tư là Ban quản lý dự án giao thông đô thị. Chiều dài tuyến đường là 120m, điểm đầu tiếp giáp với đình Kim Liên, điểm cuối tiếp giáp với nút Phạm Ngọc Thạch (giao với phố

Kim Hoa). Diện tích chiếm đất là 1608 m2. Tổng mức đầu tư dự án là 47,115 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư là Ngân sách Thành phố. Thời gian và kế hoạch thực hiện trong năm 2010.

Tuy nhiên, năm 2010 người dân trong khu vực dự án hoàn toàn không nhận được thông tin gì về dự án. Đến ngày 18/3/2011, UBND quận Đống Đa ban hành thông báo số 10/TB-UBND thông báo việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện tuyến đường nối từ nút giao thông Kim Liên đến tuyến đường Kim Liên mới thuộc phường Phương Liên, kèm theo văn bản số 1038/QHKT-HTKT của Sở Quy hoạch Kiến trúc TP Hà Nội để xác định chỉ giới đường đỏ.

Tuyến đường Kim Liên mới đã hoàn thiện từ năm 2006, đi vào sử dụng từ lâu, nay đã được đổi tên thành đường Xã Đàn. Bỗng dưng lại thêm dự án hoàn thiện tuyến đường là một điều vô cùng khó hiểu. Và khó hiểu hơn nữa là không biết quận Đống Đa có thu hồi đất cho dự án nào nữa không, mà lại thu hồi đất của dân nhiều “bất thường” đến vậy. Trong đó số các hộ dân nằm trong diện thu hồi, có vị trí quận thu hồi chiều sâu đến 10m làm vỉa hè. Trong khi đó, văn bản số 3962/QHKT-HTKT của Sở Quy hoạch Kiến trúc gửi Ban quản lý dự án giao thông đô thị (đơn vị đại diện chủ đầu tư dự án) ngày 02/12/2010 và bản đồ kèm theo có vẽ và ghi rõ “vỉa hè 8m tính từ chỉ giới đường đỏ tại vị trí đường thẳng, vỉa hè 4m tại vị trí nút”.

Cho rằng dự án không minh bạch, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và kinh tế của người dân, các hộ dân ở đây đã nhiều lần yêu cầu quận Đống Đa, Ban bồi thường, hỗ trợ và TĐC công khai quy hoạch chi tiết của dự án, giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, TĐC nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng.

Như vậy, có thể nói công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng rất phức tạp. Việc cơ quan chức năng mập mờ trong quy hoạch đã gây ra rất nhiều khó

khăn trong vấn đề giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế đất nước. Các cơ quan chức năng đã không thực hiện theo các trình tự, thủ tục cụ thể, chưa làm tròn trách nhiệm đối với người dân có đất bị thu hồi.

2.3.2.2. Đo đạc, kiểm đếm

Ủy ban nhân dân cấp xã/phường có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;

Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác đo đạc, kiểm đếm của các cấp chính quyền đối với diện tích đất bị thu hồi của dân chưa thực sự công khai, minh bạch, các con số được đưa ra chưa thỏa đáng lòng dân.

Như quyết định số 1351/QĐ-UBND ngày 11/9/2006 của UBND quận Long Biên về việc thu hồi 15.648,79m² đất nông nghiệp do 80 hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại phường Long Biên, trong đó có gia đình bà Yến. Theo trình bày tại Đơn khởi kiện, bà Yến cho rằng việc thu hồi đất nói trên hoàn toàn không đúng quy trình pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền – lợi ích hợp pháp của gia đình bà. Theo thông tin và tài liệu mà gia đình bà Yến cung cấp thì: diện tích thực tế gia đình bị thu hồi không phải là 553,55 m2

trong Quyết định thu hồi đất đã nêu mà lên tới gần 700m2

; không phải toàn bộ diện tích đất gia đình quản lý, sử dụng trước khi bị thu hồi là đất nông nghiệp vì gia đình bà đã xây dựng nhà cửa và sinh sống ổn định trên thửa đất trên từ những năm 1980 đến nay; đất của gia đình bà có nguồn gốc từ việc được cấp đất giãn dân và có một phần do gia đình bà khai hoang.

2.3.2.3. Lập thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền;

Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.

Tuy quy trình lập, thẩm định và xét duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được quy định rõ ràng, tuy nhiên tính khả thi của các phương án còn chưa cao, còn gặp phải nhiều vướng mắc, khó khăn.

Còn một số phương án có nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chưa thể hiện rõ ràng và cụ thể những chủ thể là tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thuộc diện bị nhà nước thu hồi đất.

Chưa thống kê cụ thể tổng diện tích đất bị thu hồi trên cơ sở xác định rõ vị trí, loại hạng đất, cũng như nguồn gốc của đất. Đối với tài sản thì cần phải xác định giá trị đích thực của tài sản bị thiệt hại tại thời điểm thu hồi đất thông qua việc xác định số lượng, khối lượng và tỉ lệ phần tram chất lượng còn lại của tài sản. Mặt khác, để xác định được rõ số tiền bồi thường và hỗ trợ thì tổ chức được giao thực hiện việc bồi thường phải đưa ra các căn cứ để tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ dựa trên cơ sở giá đất, giá nhà và công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội.

Như tại UBND quận Bắc Từ Liêm, người dân cho rằng quận đã áp dụng phương án bồi thường, hỗ trợ không phù hợp khi thu hồi đất phục vụ dự án KĐT Tây Hồ Tây, vì vậy một số hộ dân thuộc diện GPMB phường Xuân Tảo gửi đơn khiếu nại lên TP. Hà Nội đề nghị xem xét lại chế độ. Cụ thể như sau tháng 12/2007, TP. Hà Nội ra Quyết định số 4908/QĐ-UB, thu hồi hơn 1.1triệu m2

đất tại xã Cổ Nhuế và Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, giao Trung tâm phát triển Quỹ nhà đất thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (giai đoạn I) tạo quỹ đất đề đầu tư xây dựng KĐT Tây Hồ Tây.

Ngày 24/1/2008, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư UBND huyện Từ Liêm ra Thông báo số 228/TB-HĐ yêu cầu: Ngừng sản xuất, giữ nguyên hiện trạng trên diện tích 1.173.030 m2 đất tại xã Cổ Nhuế và xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm. Theo đó, mọi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất đai, tài sản,

cây cối hoa màu, mộ trong chỉ giới thu hồi đất phải giữ nguyên hiện trạng, ngừng xây dựng công trình, trồng mới cây cối hoa màu, không chôn cất mộ kể từ ngày có thông báo. Trong khi đó, Hợp đồng thầu khoán giữa 3 hộ dân nêu trên và HTX Xuân Đỉnh vẫn chưa được thanh lý.

Để triển khai dự án KĐT Tây Hồ Tây, tháng 12/2013, UBND huyện Từ Liêm ban hành Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ chi tiết khi thu hồi đất dự án KĐT Tây Hồ Tây. Theo phương án phê duyệt, các ông Đỗ Văn Phương, Tô Nguyên Thiện, Lê Văn Duân được hỗ trợ về đất cùng ở mức 80 triệu đồng/hộ, mặc dù diện tích sử dụng giữa các hộ chênh lệch nhau cả chục nghìn m2. Tất cả các công trình trên đất chỉ được hỗ trợ mức 50%, thay vì 100%. Sau khi huyện Từ Liêm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, các hộ dân đã làm đơn khiếu nại vì cho rằng chế độ hỗ trợ, bồi thương chưa phù hợp với thực tế, chưa đầy đủ quyền lợi của công dân.

Hay như trong thời gian qua, một số hộ dân ở phường Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng, tố cáo các sai phạm của Công ty Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội (HACINCO) trong khi chưa có quyết định thu hồi đất đã đứng ra giải phóng mặt bằng (GPMB) và yêu cầu người dân di dời mồ mả để triển khai dự án. Được biết, ngày 31-12-2004, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 9709/QĐ-UB cho phép Công ty HACINCO làm thủ tục nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại phường Đại Kim, hiện là đất trống, ao, hồ, khu nghĩa trang và đất ở của một số hộ dân để chuẩn bị thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Đại Kim. Tại điều 2 của Quyết định nêu rõ: “Công ty Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội (chủ đầu tư) có trách nhiệm khẩn trương hoàn thiện quy hoạch chi tiết, quy hoạch tổng mặt bằng và dự án đầu tư, trình cấp có thẩm quyền theo quy định”.

Thế nhưng, trong quá trình làm thủ tục nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, phía Công ty HACINCO vẫn chưa triển khai phương án đền bù,

GPMB mà để dự án “treo”. Đến đầu năm 2011, Công ty HACINCO mới phối hợp với UBND phường Đại Kim lựa chọn những gia đình có đất nông nghiệp nằm giáp với đường vành đai 3 để “ép” các hộ này phải cho công ty mua lại đất triển khai dự án, nếu các hộ không đồng ý sẽ bị cưỡng chế. Ngày 17-8- 2011, Công ty HACINCO đã tự ý cho đóng cọc bê-tông trên diện tích đất của nhiều hộ dân (trong khi chưa có quyết định thu hồi đất, cũng như chưa lập phương án bồi thường, hỗ trợ).

Như vậy có thể nhận thấy công tác lập thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tuy rất quan trọng nhưng lại chưa được các tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, các chủ dự án đầu tư, đặc biệt là các cấp chính quyền có các hộ dân bị thu hồi đất quan tâm và thực hiện đúng theo luật định

2.3.2.4. Quyết định thu hồi đất; quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 66 của Luật đất đai 2013 quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện thu hồi đất trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 59 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)