Tổ chức bộ máy, nhân lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN địa bàn HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 46 - 48)

nhà nước về an toàn thực phẩm

Tổ chức thực hiện pháp luật ATTP có phạm vi rộng, mang tính đặc thù, đòi hỏi phải có một bộ máy chuyên sâu mang tính chuyên nghiệp làm công tác này. Bộ máy và cơ cấu tổ chức được xây dựng hợp lý, chặt chẽ sẽ là tiền đề cho sự thành công của việc triển khai thực hiện nhiệm vụ. Do vậy, hiệu quả của tổ chức thực hiện pháp luật ATTP phụ thuộc rất lớn vào cách thức tổ

chức bộ máy tại Chính phủ, chính quyền đô thị và cơ quan chuyên môn các cấp. Đó chính là sự sắp xếp, bố trí phòng ban và nhân sự của phòng ban đó đảm bảo môi trường làm việc thật sự nghiêm túc, có tính chuyên nghiệp cao, nhưng phải mang tính sáng tạo, năng lực tổ chức thực hiện công việc cao. Bên cạnh đó, yếu tố con người là yếu tố quyết định trực tiếp đến hiệu quả công tác tổ chức thực hiện pháp luật ATTP. Các nguồn lực khác dù tốt bao nhiêu, nhưng nếu không chú trọng, quan tâm đầu tư cho con người thì kết quả triển khai công tác này sẽ bị ảnh hưởng. Do vậy, việc xây dựng bộ máy tổ chức làm công tác tổ chức thực hiện pháp luật ATTP đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và tính chuyên nghiệp trong thực thi nhiệm vụ thì mới đáp ứng yêu cầu đặt ra, thu được kết quả cao nhất. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật ATTP đòi hỏi những người làm công tác này phải có trình độ về ngành luật, kinh nghiệm, am hiểu sâu về lĩnh vực thi hành pháp luật.

Thiết nghĩ, nếu tổ chức bộ máy, nhân lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm không khoa học sẽ tác động tiêu cực dẫn đến hoạt động quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm không đạt hiệu quả. Cần có sự chủ động của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và sự vào cuộc một cách đồng bộ của các cấp, các ngành. Trong đó, cần nâng cao chất lượng tham mưu cho UBND ban hành văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn, bảo đảm văn bản ban hành được kiểm tra, theo dõi đầy đủ và phát huy tính hiệu lực của văn bản; tham mưu cho UBND ban hành quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nhằm tránh được sự chồng chéo trong hoạt động; đẩy mạnh sự phối hợp liên ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định về an toàn thực phẩm, kịp thời phát hiện, xử lý, ngăn chặn các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm. Tăng cường tổ chức thanh tra công vụ, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với

những cán bộ, công chức nhũng nhiễu, tiêu cực trong thực thi nhiệm vụ, góp phần bảo vệ lợi ích hợp pháp của người dân và nâng cao công tác quản lý nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN địa bàn HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)