Thanh tra, kiểm tra, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN địa bàn HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 109)

khai mọi hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm

Trong bối cảnh như hiện nay khi mà ý thức chấp hành pháp luật của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn thấp, bất chấp tất cả để đạt được lợi nhuận cao nhất. Thì không thể không có sự siết chặt quản lý t các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặc biệt thông qua công tác thanh, kiểm tra các cơ sở, các hộ sản xuất và kinh doanh thực phẩm, hàng tiêu dùng.

Nhưng thực tế hiện nay công tác này hiệu quả hoạt động này tại huyện Nghĩa Hành còn rất thấp do chỉ làm mang tính chất hình thức, giơ cao đánh

khẽ, hoặc làm theo phong trào, theo dịp lễ hội hè. Khi các tháng cao điểm qua đi thì lại xuất hiện đánh trống bỏ dùi. Do đó lại xuất hiện sai phạm, thâm chí tái phạm nhiều lần. Vì thế về phía các cơ quan quản lý nhà nước, cá nhân có thẩm quyền quản lý ATTP tại huyện Nghĩa Hành phải làm tốt công việc của mình.

Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra ATTP trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

(1) Sự chỉ đạo quyết liệt của người đứng đầu là Chủ tịch UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong công tác thanh, kiểm tra; quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức tham gia Đoàn thanh, kiểm tra thực hiện đúng trách nhiệm, công khai, minh bạch trong quá trình thanh, kiểm tra.

(2) Việc thanh tra, kiểm tra cần thực hiện đột xuất, thường xuyên, không nằm trong kế hoạch được xây dựng trước nhằm phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm về đảm bảo an toàn thực phẩm, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, tránh nể nang, tạo sức mạnh răn đe trong dư luận.

(3) Tăng cường các hoạt động kiểm tra chuyên ngành và liên ngành trong công tác đảm bảo ATTP.

(4) Thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh Quảng Ngãi là cơ quan thuộc UBND tỉnh (Như mô hình của tỉnh Bắc Ninh, hoạt động rất hiệu quả); Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh thực hiện chức năng giúp UBND tỉnh tổ chức thực thi pháp luật và thực hiện chức năng, thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm.

Triển khai đồng bộ thanh tra chuyên ngành ATTP t tỉnh đến tuyến huyện. Mở rộng mô hình thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP ở tuyến huyện, xã, thị trấn tại huyện Nghĩa Hành.

(5) Thường xuyên kiểm tra bằng test nhanh đối với các nhóm hàng thực phẩm để cảnh báo kịp thời các nguy cơ cho các hộ kinh doanh và người tiêu dùng. Kiểm nghiệm thường xuyên đối với thực phẩm có nguy cơ cao, để kịp thời phát hiện các vi phạm về ATTP, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

(6) Cần thành lập bộ máy của ngành Công Thương, NN&PTNT chuyên trách về ATTP tại các xã để công tác thanh, kiểm tra đạt hiệu quả.

(7)Khi phát hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật; không nương nhẹ; tuyệt đối không để thực phẩm không bảo đảm ATTP được phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra lưu thông trên thị trường.

Các khâu nêu trên đều được thực hiện nghiêm chỉnh và tích cực thì chắc chắn vấn đề an toàn thực phẩm sẽ không còn là vấn đề khiến cả xã hội phải nhức nhối như hiện nay nữa.

Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức, có hệ thống bằng pháp luật, nhằm điều chỉnh có hiệu lực, hiệu quả các quan hệ xã hội theo ý chí của nhà nước. Trong quá trình tác động, điều chỉnh pháp luật, phải thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra, giám sát loại tr những hành vi không hợp pháp ra khỏi đời sống nhà nước. Có thể thấy công tác kiểm tra là một khâu nằm trong quá trình quản lý nhà nước, thiếu khâu này sẽ kém hiệu lực, hiệu quả. Vì vậy cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, công khai mọi hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm

3.3.5. Nâng cao vai trò của ngƣời dân trong tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm - trách nhiệm không của riêng ai. Phát huy vai trò của nhân dân trong việc đấu tranh, phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm các quy định về bảo đảm ATTP. Tổ chức thực hiện pháp luật ATTP là làm sao đảm bảo cho công dân được thực hiện trọn vẹn quyền của mình, được làm tất

cả những gì pháp luật không cấm để t đó bảo vệ được bản thân, gia đình, tổ chức, cá nhân khác, và nói rộng hơn là trật tự an toàn xã hội.

Để nâng cao vai trò của người dân trong tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

(1) Nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật ATTP bằng cách tuyên truyền, giáo dục pháp luật ATTP hướng đến mục tiêu hình thành cho mọi người ý thức pháp luật. Mỗi người dân và cộng đồng xã hội cần lên án mạnh mẽ với các hành vi vi phạm đạo đức trong sản xuất, kinh doanh, chế biến không đảm bảo ATTP. Sự vào cuộc quyết liệt của cả cộng đồng để người dân được sử dụng thực phẩm sạch; để bảo vệ sức khỏe của bản thân, của người thân, gia đình, cộng đồng.

(2) Có cơ chế phù hợp (như đường dây nóng) để tiếp nhận phản ánh của nhân dân, báo chí về vi phạm ATTP và xử lý nghiêm, kịp thời.

(3) Có hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin về sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn.

3.3.6. Đảm bảo nguồn lực vật chất phục vụ tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm toàn thực phẩm

Để quản lý mọi mặt hoạt động trong điều kiện phát triển hiện nay, Nhà nước phải luôn tăng cường các nguồn lực vật chất vả nhân sự, trong đó nguồn lực vật chất tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Chú trọng việc bố trí đảm bảo kinh phí thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện pháp luật, tính toán mức chi hợp lý, toàn diện cho các hoạt động. Việc đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện hiện đại để hỗ trợ các quá trình quản lý của Nhà nước hiện đã trở thành nguyên lý phát triển. Nếu các điều kiện vật chất kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu sẽ giúp cho tính khả thi của công tác tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm luôn được tăng cường.

Nguồn lực vật chất là điều kiện vật chất không thể thiếu cho hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm. Do đó trong quá trình thực hiện phải luôn luôn đáp ứng đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, nguồn tài chính. Trong Bản chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 cũng đã đưa ra các nhóm giải pháp cho việc thực hiện an toàn thực phẩm cho quốc gia. Một trong số đó là giải pháp về tăng cường đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ. Có đáp ứng được điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ và nguồn tài chính thì công tác thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm mới có thể triển khai hiệu quả trên thực tế, bắt kịp với xu hướng kiểm soát an toàn thực phẩm trên thế giới.

Tỉnh Quảng Ngãi cần sớm có phương án đảm bảo kinh phí cho công tác quản lý ATTP t tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã, theo hướng cho phép các ngành, các địa phương chủ động sử dụng toàn bộ số tiền phạt vi phạm ATTP và có kinh phí tăng cường t ngân sách nhà nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu công tác này, đặc biệt là kinh phí cho kiểm nghiệm, xử lý, tiêu hủy thực phẩm không an toàn.

Kiện toàn Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tại tuyến tỉnh về nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất đủ khả năng đảm nhận quản lý ATTP.

Đầu tư hạ tầng, trang thiết bị cho các Labo tuyến tỉnh và xây dựng Labo tuyến huyện đóng vai trò là Labo kiểm chứng về ATTP. Đầu tư kinh phí nâng cấp một số phòng thí nghiệm để đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm phân tích hiện có. Nâng cao tỷ lệ số phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025 và GLP. Tăng khả năng kiểm nghiệm các chỉ tiêu.

Nếu có thể thực hiện tốt những giải pháp trên thì chắc chắn trong tương lai không xa chúng ta sẽ được sử dụng những thực phẩm sạch và an toàn.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương 3, quan điểm và giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật ATTP trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn đã tập trung làm rõ 02 nội dung chính:

-Phân tích 03 quan điểm bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật ATTP trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.

-T thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP, luận văn đã đi sâu nghiên cứu, đề xuất:

Nhóm giải pháp đảm bảo tổ chức thực hiện pháp an toàn thực phẩm hoàn thiện pháp luật về ATTP, trong đó trọng tâm là tiếp tục hoàn thiện pháp luật an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật; nâng cao trách nhiệm đạo đức công vụ của cán bộ, công chức trong quản lý nhà nước về ATTP; thanh tra, kiểm tra phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, công khai; đảm bảo nguồn lực vật chất.

KẾT LUẬN

Qua những phân tích và nghiên cứu trên có thể thấy vấn đề an toàn thực phẩm là vấn đề của mọi thời đại và trong thời điểm hiện nay nó đang là một vấn nạn nóng hơn bao giờ hết. Khi mà, nguồn thực phẩm làm ra ngày càng nhiều và vô cùng phong phú về chủng loại, chất lượng, giá thành, thành phần. Tuy nhiên sự gia tăng về số lượng, chủng loại lại không đi cùng sự đảm bảo về chất lượng, ngồn gốc, thành phần. Kéo theo đó là mặt trái của cơ chế thị trường, sự hấp dẫn chết người của các loại hóa chất, phụ gia giúp tăng trưởng số lượng thực phẩm và làm mới về chất lượng bề ngoài, sức hút của lợi nhuận kinh tế đã đẩy người tiêu dùng nói chung rơi vào tình trạng vô cùng hoang mang, lo lắng.

Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP thì trước hết và trên hết phải hoàn thiện pháp luật về ATTP, hạn chế những tồn tại, yếu kém, những bất cập, hạn chế trong thực hiện pháp luật về ATTP. Mặt khác phải tăng cường huy động đầy đủ, tối đa các nguồn lực, sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẽ là giải pháp cốt lõi để bảo đảm ATTP có hiệu quả và bền vững. Các bộ, ngành, địa phương, đoàn thể xã hội căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm trực tiếp trong việc chủ động, triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để huy động đầy đủ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để kiểm soát ATTP.

Bảo đảm ATTP thực sự là một cuộc chiến lâu dài, gian khó của cả xã hội và gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Để duy trì phát huy hiệu quả và sự bền vững trong công tác bảo đảm ATTP, trong thời gian tới cần tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, triệt để hơn nữa các quy định của pháp luật về ATTP với sự tham gia đầy đủ của nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm - nhà khoa học - nhà quản lý và người tiêu dùng. Trong đó, điểm mấu chốt nhất đó là sự đồng thuận, quyết liệt, triệt để của các cơ

quan quản lý, các ngành, các cấp trong việc triển khai toàn diện các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm theo chức năng, nhiệm vụ.

Huyện Nghĩa Hành là đồng bằng nhưng đời sống kinh tế còn khó khăn, do đó công tác truyền thông, giáo dục pháp luật về ATTP chưa sâu rộng, chưa làm thay đổi được các hành vi theo pháp luật về ATTP; đội ngũ cán bộ, công chức của huyện còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, phần lớn chưa qua đào tạo, bồi dưỡng về quản lý ATTP do đó việc hiểu và áp dụng pháp luật về ATTP còn hạn chế; tình hình an ninh chính trị trên địa bàn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định... do đó ít nhiều ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về ATTP.

T việc phân tích những vấn đề lý luận của pháp luật về an toàn thực phẩm, những nội dung chủ yếu của pháp luật về ATTP; phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn; luận văn đã đánh giá những hạn chế, yếu kém của pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP, phân tích, làm rõ nguyên nhân của hạn chế, yếu kém để t đó xây dựng các quan điểm bảo đảm ATTP trong giai đoạn hiện nay của nước ta đồng thời đề xuất nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về ATTP cũng như những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP t thực tiễn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.

Do điều kiện công tác bận rộn và khả năng nghiên cứu của tác giả còn hạn chế, luận văn này không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Tác giả luận văn rất mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến chân thành của các nhà khoa học và các thầy, cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư (2011), Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới.

2. Ban Bí thư (2017), Kết luận số 11-KL/TW ngày 19/01/2017 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới.

3. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 46 -NQ/TW ngày 25/02/2005 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

4. Bộ chính trị (2009), Kết luận số 43-KL/TW ngày 01/4/2009 về 3 năm thực hiện Nghị quyết số 46- NQ/TW ngày 25/02/2005 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011), Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014), Thông tư số 45/TTBNNPTNT ngày 03/12/2014 quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014), Thông tư số

toàn thực phẩm và phương thức quản lý các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.

8. Bộ Y tế (2012), Thông tư 15/TT-BYT ngày 12/9/2012 quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

9. Bộ Y Tế (2012), Thông tư 26/2012/TT - BYT ngày 30/11/2012 quy định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN địa bàn HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)