hiện tốt một số nội dung sau:
(1) Nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật ATTP bằng cách tuyên truyền, giáo dục pháp luật ATTP hướng đến mục tiêu hình thành cho mọi người ý thức pháp luật. Mỗi người dân và cộng đồng xã hội cần lên án mạnh mẽ với các hành vi vi phạm đạo đức trong sản xuất, kinh doanh, chế biến không đảm bảo ATTP. Sự vào cuộc quyết liệt của cả cộng đồng để người dân được sử dụng thực phẩm sạch; để bảo vệ sức khỏe của bản thân, của người thân, gia đình, cộng đồng.
(2) Có cơ chế phù hợp (như đường dây nóng) để tiếp nhận phản ánh của nhân dân, báo chí về vi phạm ATTP và xử lý nghiêm, kịp thời.
(3) Có hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin về sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn.
3.3.6. Đảm bảo nguồn lực vật chất phục vụ tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm toàn thực phẩm
Để quản lý mọi mặt hoạt động trong điều kiện phát triển hiện nay, Nhà nước phải luôn tăng cường các nguồn lực vật chất vả nhân sự, trong đó nguồn lực vật chất tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Chú trọng việc bố trí đảm bảo kinh phí thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện pháp luật, tính toán mức chi hợp lý, toàn diện cho các hoạt động. Việc đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện hiện đại để hỗ trợ các quá trình quản lý của Nhà nước hiện đã trở thành nguyên lý phát triển. Nếu các điều kiện vật chất kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu sẽ giúp cho tính khả thi của công tác tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm luôn được tăng cường.
Nguồn lực vật chất là điều kiện vật chất không thể thiếu cho hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm. Do đó trong quá trình thực hiện phải luôn luôn đáp ứng đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, nguồn tài chính. Trong Bản chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 cũng đã đưa ra các nhóm giải pháp cho việc thực hiện an toàn thực phẩm cho quốc gia. Một trong số đó là giải pháp về tăng cường đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ. Có đáp ứng được điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ và nguồn tài chính thì công tác thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm mới có thể triển khai hiệu quả trên thực tế, bắt kịp với xu hướng kiểm soát an toàn thực phẩm trên thế giới.
Tỉnh Quảng Ngãi cần sớm có phương án đảm bảo kinh phí cho công tác quản lý ATTP t tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã, theo hướng cho phép các ngành, các địa phương chủ động sử dụng toàn bộ số tiền phạt vi phạm ATTP và có kinh phí tăng cường t ngân sách nhà nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu công tác này, đặc biệt là kinh phí cho kiểm nghiệm, xử lý, tiêu hủy thực phẩm không an toàn.
Kiện toàn Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tại tuyến tỉnh về nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất đủ khả năng đảm nhận quản lý ATTP.
Đầu tư hạ tầng, trang thiết bị cho các Labo tuyến tỉnh và xây dựng Labo tuyến huyện đóng vai trò là Labo kiểm chứng về ATTP. Đầu tư kinh phí nâng cấp một số phòng thí nghiệm để đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm phân tích hiện có. Nâng cao tỷ lệ số phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025 và GLP. Tăng khả năng kiểm nghiệm các chỉ tiêu.
Nếu có thể thực hiện tốt những giải pháp trên thì chắc chắn trong tương lai không xa chúng ta sẽ được sử dụng những thực phẩm sạch và an toàn.
Tiểu kết chƣơng 3
Trong chương 3, quan điểm và giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật ATTP trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn đã tập trung làm rõ 02 nội dung chính:
-Phân tích 03 quan điểm bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật ATTP trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
-T thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP, luận văn đã đi sâu nghiên cứu, đề xuất:
Nhóm giải pháp đảm bảo tổ chức thực hiện pháp an toàn thực phẩm hoàn thiện pháp luật về ATTP, trong đó trọng tâm là tiếp tục hoàn thiện pháp luật an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật; nâng cao trách nhiệm đạo đức công vụ của cán bộ, công chức trong quản lý nhà nước về ATTP; thanh tra, kiểm tra phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, công khai; đảm bảo nguồn lực vật chất.
KẾT LUẬN
Qua những phân tích và nghiên cứu trên có thể thấy vấn đề an toàn thực phẩm là vấn đề của mọi thời đại và trong thời điểm hiện nay nó đang là một vấn nạn nóng hơn bao giờ hết. Khi mà, nguồn thực phẩm làm ra ngày càng nhiều và vô cùng phong phú về chủng loại, chất lượng, giá thành, thành phần. Tuy nhiên sự gia tăng về số lượng, chủng loại lại không đi cùng sự đảm bảo về chất lượng, ngồn gốc, thành phần. Kéo theo đó là mặt trái của cơ chế thị trường, sự hấp dẫn chết người của các loại hóa chất, phụ gia giúp tăng trưởng số lượng thực phẩm và làm mới về chất lượng bề ngoài, sức hút của lợi nhuận kinh tế đã đẩy người tiêu dùng nói chung rơi vào tình trạng vô cùng hoang mang, lo lắng.
Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP thì trước hết và trên hết phải hoàn thiện pháp luật về ATTP, hạn chế những tồn tại, yếu kém, những bất cập, hạn chế trong thực hiện pháp luật về ATTP. Mặt khác phải tăng cường huy động đầy đủ, tối đa các nguồn lực, sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẽ là giải pháp cốt lõi để bảo đảm ATTP có hiệu quả và bền vững. Các bộ, ngành, địa phương, đoàn thể xã hội căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm trực tiếp trong việc chủ động, triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để huy động đầy đủ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để kiểm soát ATTP.
Bảo đảm ATTP thực sự là một cuộc chiến lâu dài, gian khó của cả xã hội và gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Để duy trì phát huy hiệu quả và sự bền vững trong công tác bảo đảm ATTP, trong thời gian tới cần tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, triệt để hơn nữa các quy định của pháp luật về ATTP với sự tham gia đầy đủ của nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm - nhà khoa học - nhà quản lý và người tiêu dùng. Trong đó, điểm mấu chốt nhất đó là sự đồng thuận, quyết liệt, triệt để của các cơ
quan quản lý, các ngành, các cấp trong việc triển khai toàn diện các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm theo chức năng, nhiệm vụ.
Huyện Nghĩa Hành là đồng bằng nhưng đời sống kinh tế còn khó khăn, do đó công tác truyền thông, giáo dục pháp luật về ATTP chưa sâu rộng, chưa làm thay đổi được các hành vi theo pháp luật về ATTP; đội ngũ cán bộ, công chức của huyện còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, phần lớn chưa qua đào tạo, bồi dưỡng về quản lý ATTP do đó việc hiểu và áp dụng pháp luật về ATTP còn hạn chế; tình hình an ninh chính trị trên địa bàn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định... do đó ít nhiều ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về ATTP.
T việc phân tích những vấn đề lý luận của pháp luật về an toàn thực phẩm, những nội dung chủ yếu của pháp luật về ATTP; phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn; luận văn đã đánh giá những hạn chế, yếu kém của pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP, phân tích, làm rõ nguyên nhân của hạn chế, yếu kém để t đó xây dựng các quan điểm bảo đảm ATTP trong giai đoạn hiện nay của nước ta đồng thời đề xuất nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về ATTP cũng như những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP t thực tiễn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.
Do điều kiện công tác bận rộn và khả năng nghiên cứu của tác giả còn hạn chế, luận văn này không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Tác giả luận văn rất mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến chân thành của các nhà khoa học và các thầy, cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư (2011), Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
2. Ban Bí thư (2017), Kết luận số 11-KL/TW ngày 19/01/2017 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
3. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 46 -NQ/TW ngày 25/02/2005 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
4. Bộ chính trị (2009), Kết luận số 43-KL/TW ngày 01/4/2009 về 3 năm thực hiện Nghị quyết số 46- NQ/TW ngày 25/02/2005 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011), Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014), Thông tư số 45/TTBNNPTNT ngày 03/12/2014 quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014), Thông tư số
toàn thực phẩm và phương thức quản lý các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.
8. Bộ Y tế (2012), Thông tư 15/TT-BYT ngày 12/9/2012 quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
9. Bộ Y Tế (2012), Thông tư 26/2012/TT - BYT ngày 30/11/2012 quy định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
10. Bộ Y tế (2012), Thông tư 30/2012/TT-BYT ngày 05/12/2012 quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
11. Bộ Y tế (2014), Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014
hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
12. Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Bộ Công thương (2014), Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT
hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
13. Chính phủ (2004), Nghị định 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm 14. Chính phủ (2008), Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008 quy
định các cơ quan giúp Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
15. Chính phủ (2012), Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 phê duyệt Chiến lược Quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030.
16. Chính phủ (2012), Quyết định 1228/QĐ-TTg ngày 07/9/2012 về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2012-2015.
17. Chính phủ (2013), Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
18. Chính phủ (2013), Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng.
19. Chính phủ (2014), Nghị định số 12/VBHN-BNNPTNT ngày 25/02/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.
20. Chính phủ (2018), Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
21. Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
22. Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật (2003), Giáo trình Lịch sử Nhà nước
23. Đỗ Mười (1995), Thư gửi cán bộ, công chức ngành Tư pháp nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam, Hà Nội. 24. Nguyễn Công Khẩn (2009), Đảm bảo an toàn thực phẩm ở Việt Nam:
tháchthức và triển vọng. Hội nghị Khoa học Toàn quốc Hội Y tế Công cộng Việt Nam lần thứ V.
25. Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật (1997), Trường Đại học Luật Hà Nội, Tr449. Nhà xuất bản Công an Nhân dân.
26. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Nhà nước và pháp luật (2004), Tài liệu học tập, nghiên cứu lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Tập 1, Nxb lý luận chính trị, Hà Nội.
27. Học viện Hành chính Quốc gia (2001), Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
28. Trần Việt Nga - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế (2017), “Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm: Thực trạng và giải pháp”. Tạp chí Kinh tế và dự báo số 02 + 03.
29. Phòng NN&PTNT huyện Nghĩa Hành (2017), Báo cáo số liệu việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực ngành nông nghiệp giai đoạn 2012-2017.
30. Phòng Y tế huyện Nghĩa Hành (2013), Báo cáo kết quả hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014.
31. Phòng Y tế huyện Nghĩa Hành (2014), Báo cáo kết quả hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015 .
32. Phòng Y tế huyện Nghĩa Hành (2015), Báo cáo kết quả hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016.
33. Phòng Y tế huyện Nghĩa Hành (2016), Báo cáo kết quả hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017.
34. Phòng Y tế huyện Nghĩa Hành (2017), Báo cáo kết quả hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018.
35. Quốc hội (1985) Bộ Luật Hình sự 1985 36. Quốc hội (1999) Bộ Luật Hình sự 1999
37. Quốc hội (2009) Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự 1999 38. Quốc hội (2005), Luật Dược số 34/2005/QH11.
39. Quốc hội (2005), Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005. 40. Quốc hội (2006), Luật Tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật số