an toàn thực phẩm
Sự tồn tại dai dẳng của văn hóa pháp luật do các chế độ cũ để lại có ảnh hưởng nhất định tới việc tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm. Một số người có quan niệm sai lầm cho rằng pháp luật chỉ chủ yếu là công cụ tr ng phạt, do thiếu hiểu biết họ có tâm lý sợ hãi pháp luật. Tâm lý lo sợ đó khiến cho hành vi của con người thiếu ổn định do đó khó có thể dẫn đến hành vi xử sự tích cực trước pháp luật và đối với pháp luật.
Tình trạng thờ ơ đối với pháp luật hoặc coi thường pháp luật an toàn thực phẩm ở một số người tác động tiêu cực đến việc tổ chức thực hiện pháp luật của những người khác. Vẫn còn tồn tại tình trạng không tuân thủ pháp luật, thờ ơ coi thường pháp luật, điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện pháp luật mà còn có tác động không nhỏ tới xã hội cộng đồng.
Ý thức, niềm tin đối với pháp luật an toàn thực phẩm của mỗi công dân có ảnh hưởng quan trọng tới việc tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm. Bởi lẽ nếu thiếu sự tin tưởng vào pháp luật, không có niềm tin vững chắc vào tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật… thì việc tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm cũng không thể tốt và chặt chẽ được.
Chủ thể của quan hệ pháp luật an toàn thực phẩm là cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền, là người sản xuất kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng. Một quan hệ pháp luật an toàn thực phẩm sẽ ra sao là do ý thức và hành động của các chủ thể của quan hệ pháp luật đó xác lập nên. Nếu các chủ thể có hiểu biết pháp luật sâu rộng, ý thức chấp hành pháp luật tốt, thì
quan hệ pháp luật đó sẽ ít xảy ra xung đột tranh chấp và ngược lại. Đồng thời trong quá trình sản xuất, kinh doanh buôn bán thực phẩm, người sản xuất và kinh doanh có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật an toàn thực phẩm thì người tiêu dùng mới có cơ hội sử dụng sản phẩm thực phẩm sạch và an toàn. Tuy nhiên thực tế những năm qua và nhất là gần đây cho thấy, ý thức pháp luật, đạo đức của người sản xuất và kinh doanh mua bán thực phẩm còn rất kém. Họ bất chấp tất cả, sự răn đe của pháp luật, các chế tài, sức khỏe thậm chí là tính mạng của người tiêu dùng, thể chất của thế hệ tương lai. Vì lợi nhuận họ có thể “đầu độc” nhân loại, khuất mắt bỏ qua mọi ranh giới an toàn chỉ để thu về lợi nhuận kinh tế cho chính mình.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, những vấn đề lý luận của pháp luật về an toàn thực phẩm, luận văn đã tập trung làm rõ:
-Một số khái niệm cơ bản của pháp luật về an toàn thực phẩm như: khái niệm an toàn thực phẩm, pháp luật về an toàn thực phẩm, thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm, chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm.
-Những nội dung cơ bản của pháp luật về an toàn thực phẩm; phân tích một số điểm mới trong Luật an toàn thực phẩm so với Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm trước đây.
-Luận văn cũng đã tập trung phân tích nội dung tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm, gồm: Tổ chức thực hiện quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong an toàn thực phẩm; về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm và trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; về kiểm nghiệm thực phẩm, phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm phòng ng a, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; Thực hiện quy định pháp luật về quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Phân tích các giai đoạn tổ chức thực hiện pháp luật ATTP: Phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn thực phẩm; Xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm; Vận dụng pháp luật an toàn thực phẩm trong thực tế; Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm
Phân tích các điều kiện bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật ATTP: Tổ chức bộ máy, nhân lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Nguồn lực vật chất; Sự tham gia của các bên liên quan.
-Xuất phát t vai trò quan trọng của pháp luật về an toàn thực phẩm, tác giả đã tập trung phân tích, làm rõ sự cần thiết của pháp luật về an toàn thực
phẩm cũng như vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.
Với những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về an toàn thực phẩm và thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm được trình bày ở chương 1, là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi ở chương 2.
Chương 2:
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HÀNH,
TỈNH QUẢNG NGÃI