Có thể nói, t năm 2013 đến 6/2018, tổ chức thực hiện pháp luật ATTP ở huyện Nghĩa Hành đã được triển khai, thực hiện khá đồng bộ và đạt được những ưu điểm, thành tựu quan trọng, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện. Những ưu điểm, thành tựu trong tổ
chức thực hiện pháp luật ATTP ở huyện Nghĩa Hành thể hiện chủ yếu ở các mặt sau:
Thứ nhất, xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện pháp luật ATTP.
Các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm ngày càng tiến bộ, bao quát và đầy đủ hơn, đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.
Tỉnh Quảng Ngãi cũng như huyện Nghĩa Hành đã kịp thời ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật triển khai thực hiện pháp luật về ATTP; kịp thời tổ chức quán triệt, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATTP đến đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ATTP, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nâng cao nhận thức, kiến thức về ATTP cho quần chúng nhân dân.
Thứ hai, hệ thống tổ chức quản lý ATTP
Hệ thống tổ chức quản lý ATTP bước đầu đã được hình thành t tỉnh đến huyện, xã, thị trấn (trong ngành y tế có Chi cục ATVSTP, Phòng Y tế, Khoa ATTP – Trung tâm Y tế; trong ngành nông nghiệp có Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, PhòngNN&PTNT; trong ngành công thương có Phòng chuyên ngành thuộc Sở, Chi cục Quản lý thị trường) tạo thành lực lượng rộng khắp trong công tác tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP. Hệ thống kiểm nghiệm bước đầu đã phần nào đáp ứng được hoạt động kiểm nghiệm phục vụ công tác quản lý.
Hệ thống tổ chức quản lý ATTP của huyện Nghĩa Hành:Phòng Y tế, phòng Kinh tế và Hạ tầng và phòng NN&PTNT đã thực hiện tốt chức năng tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, các chủ trương, kế hoạch, giải pháp, biện pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả pháp luật về ATTP cũng như thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo ATTP, góp phần
quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra
Hoạt động thanh tra, kiểm tra về ATTP diễn ra thường xuyên thông qua các đợt cao điểm về ATTP hàng năm với chế tài xử phạt mạnh góp phần làm cho thị trường thực phẩm an toàn hơn. Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP còn thực hiện hoạt động thanh tra đột xuất về ATTP nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm về chất lượng, ATTP, những cơ sở vi phạm ATTP đều công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân được biết. Đặc biệt năm 2016, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện Nghĩa Hành đã vào cuộc quyết liệt, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.
Việc bảo đảm ATTP phục vụ các sự kiện văn hóa, chính trị tại địa phương được triển khai có hiệu quả.
Thứ tư, công tác truyền thông giúp nâng cao nhận thức, thực hành về ATTP của các nhóm đối tượng.
Theo kết quả điều tra kiến thức hàng năm, cùng bộ câu hỏi, cùng đối tượng, kết quả năm sau cao hơn năm trước. Công tác truyền thông về ATTP được triển khai thường xuyên, huy động nhiều nguồn lực tham gia, kịp thời phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP và hướng dẫn điều kiện bảo đảm ATTP trong quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm qua đó nhận thức của nhà quản lý, người sản xuất kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng đã có sự chuyển biến tích cực, tình trạng ATTP đã được cải thiện đáng kể, số vụ ngộ độc thực phẩm đông người đã được kiểm soát và hạn chế ở mức thấp nhất (nhiều năm qua trên địa bàn huyện không xảy ra vụ việc ngộ độc thực phẩm lớn), chưa có vụ việc nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự về ATTP, đem lại niềm tin cho người tiêu dùng.
Thứ năm, thị trường thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành cũng được quan tâm nhiều hơn
Nhiều vùng nguyên liệu an toàn như vùng rau sạch, chăn nuôi an toàn... đã được xây dựng như mô hình rau sạch xã Hành Dũng, nấm sạch xã Hành Thuận,...
Thứ sáu, công tác phối hợp liên ngành đã có nhiều cố gắng
Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP đã được thành lập và kiện toàn thường xuyên ở cả 02 cấp (huyện, xã, thị trấn). Công tác phối hợp liên ngành đã có nhiều cố gắng: 12/12 xã, thị trấn đã thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP, đồng thời thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay 12/12 xã, thị trấn có Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trực tiếp làm Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP.
Riêng Ban Chỉ đạo liên ngành huyện về ATTP do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban và 2 đồng chí là Trưởng phòng: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban. Đồng thời, giúp việc cho Ban Chỉ đạo liên ngành huyện về ATTP còn có Tổ Công tác, định kỳ 3 tháng họp 1 lần, ngoài ra còn tổ chức rất nhiều cuộc họp đột xuất để giải quyết các sự cố về ATTP. Nhờ vậy, nhiều vụ việc về ATTP như sự cố mổ bò chết nhúng hóa chất phù phép thành thịt bò tươi, sử dụng hóa chất phù phép cho đậu nành cháy thành cà phê thượng hạng ... đã được giải quyết nhanh chóng. Ban chỉ đạo kịp thời chỉ đạo triển khai thực hiện tốt công tác ATTP trên địa bàn huyện, kết quả các chỉ tiêu đề ra hàng năm và trong giai đoạn đều đạt theo kế hoạch.
Thứ bảy, cấp phép các thủ tục hành chính về ATTP đã được thực hiện theo đúng quy trình giải quyết thủ tục hành chính gọn nhẹ, nhanh chóng, nhờ đó người dân dễ dàng tiếp cận trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
* Nguyên nhân ưu điểm: Công tác đảm bảo ATTP đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự phối hợp chặt chẽ của các phòng, ban chuyên môn, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể của huyện và cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn đặc biệt là vai trò tham mưu của phòng Y tế, phòng KT&HT, phòng NN&PTNT.
Vấn đề ATTP là vấn đề nóng, nhạy cảm do đó thu hút được sự quan tâm của các cơ quan truyền thông t trung ương đến địa phương tham gia cũng như sự hưởng ứng, ủng hộ của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về ATTP.