quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm không phải là vấn đề chuyên môn sức khỏe thuần túy, mà liên quan trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, an sinh, an toàn xã hội, hợp tác quốc tế, an ninh quốc gia... do đó công tác quản lý an toàn thực phẩm phải là công tác liên ngành và gắn liền với chính sách phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của nhà nước. Công tác này phải được đầu tư nguồn lực (nhân lực, vật lực) tương xứng với yêu cầu thực tiễn. Phải coi công tác đầu tư cho an toàn thực phẩm là đầu tư cho phát triển, an toàn và an sinh xã hội. Cần nâng cao trách nhiệm, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Muốn việc thực hiện pháp luật được nghiêm minh, không bỏ sót sai phạm thì ngoài hệ thống pháp luật cần sửa đổi thì vấn đề ưu tiên hàng đầu là phải nâng cao trách nhiệm, đạo đức và năng lực của cán bộ, công chức, người tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm. Cán bộ, công chức phải luôn rèn luyện, trau dồi và nâng cao bản lĩnh chính trị vững vàng, đề cao nhiệm vụ, công vụ trong thực hiện đường lối chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Trình độ chuyên môn và năng lực công tác ngày càng phải được đào tạo, bồi dưỡng, t ng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác quản lý nhà nước về ATTP. Đào tạo nguồn cán bộ, công chức với chất lượng chuẩn, tuyển chọn phải hết sức cẩn trọng, khách quan và công bằng. Phải có chính sách để thu hút nhân tài, tạo môi trường và mọi điều kiện để họ
phát triển, cụ thể: các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở phải chú trọng đúng mức công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, không ng ng tạo điều kiện để cán bộ, công chức trau dồi kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ quản lý nhà nước; Bồi dưỡng tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức trong xử lý, giải quyết công việc và đặc biệt là trong công tác tổ chức thực hiện pháp luật ATTP.
Với thực trạng của huyện Nghĩa Hành hiện nay thì nhân lực đúng chuyên môn ATTP mới có 01 viên chức tốt nghiệp Cao đẳng Công nghệ thực phẩm – Thuộc Trung tâm Y tế huyện. Còn lại các cơ quan chủ chốt trong quản lý ATTP không có chuyên môn ATTP, tuyển dụng theo cơ chế cũ nên tốt nghiệp chuyên ngành không phù hợp. Cần tuyển dụng mới chuyên trách ATTP phải tốt nghiệp đúng chuyên ngành thì mới đủ năng lực, trình độ chuyên môn để điều hành và quản lý tốt lĩnh vực ATTP. Cần tăng cường biên chế cho đội ngũ chuyên trách ATTP của tuyến xã, thị trấn.
Ở địa phương, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là những người tiếp xúc gần nhất đối với người dân, do đó cần phải tuyển chọn những người đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trình độ đào tạo theo quy định. Tỉnh Quảng Ngãi đã thay đổi phương thức thi tuyển đầu vào của công chức cấp xã là thi tại tuyến tỉnh chứ không thi tại tuyến huyện như trước, phương thức thi tuyển chuyên nghiệp hơn, giúp cho việc tuyển công chức cấp xã chất lượng hơn. Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục áp dụng chính sách thu hút nhân tài về phục vụ cho các cơ quan hành chính nhà nước, tiếp tục đổi mới công tác tuyển chọn cán bộ, công chức. Chú trọng tăng cường công tác nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm.
Ngoài ra, cần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tổ chức thực hiện pháp luật ATTP, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
(1) Cần quan tâm bố trí cán bộ, công chức phù hợp, đảm bảo số lượng và chất lượng cho ngành Y tế, Công Thương, NN&PTNT (vì đây là cơ quan chuyên môn giúp UBND cùng cấp quản lý nhà nước về ATTP).
(2) Nâng cao nhận thức về công tác đào tạo, bồi dưỡng; đổi mới công tác đánh giá, bổ nhiệm cán bộ, công chức của cấp ủy Đảng và cơ quan quản lý các cấp, thay đổi tư duy duy tình, đánh giá theo năng lực và bổ nhiệm theo khả năng đảm nhiệm vị trí công tác. Cán bộ, công chức đi học phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc học tập, nâng cao trình độ, xác định học tập để nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn, hướng tới việc thực hiện tốt hơn nhiệm vụ, công việc được giao.
(3) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cụ thể hóa chủ trương chính sách của Đảng về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phù hợp với yêu cầu của tình hình mới, trong đó chú trọng đến chính sách đãi ngộ, hỗ trợ các đối tượng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nhất là các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có nhiều khó khăn.
(4) Thực hiện cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức làm cơ sở cho xác định vị trí việc làm đã được UBND tỉnh phê duyệt và đào tạo theo vị trí việc làm. Xây dựng các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, khả thi, thiết thực; đào tạo, bồi dưỡng gắn với sử dụng, có trọng tâm trọng điểm, không phân đều các chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng.
(5) Hàng năm, địa phương có kế hoạch cử cán bộ, công chức làm công tác ATTP đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời thông qua các hội nghị chuyên đề, các lớp tập huấn, thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao năng lực chuyên môn; đặc biệt là qua thực
tiễn giải quyết các vụ việc cụ thể để rút kinh nghiệm. Chú trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. (6) Xây dựng, kiện toàn các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở các bộ, ngành và địa phương. Tăng cường việc xây dựng đội ngũ báo cáo viên đủ về số lượng, có kiến thức chuyên môn sâu về pháp luật ATTP. Việc đầu tư cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật là rất quan trọng, bởi hoạt động chủ yếu của đội ngũ này là mang pháp luật đến gần với cán bộ, công chức, người dân thông qua việc chuyển tải nội dung mới, những nội dung pháp luật cần thiết phục vụ cuộc sống.
Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật ATTP phải kiên quyết xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật ATTP để t đó kịp thời chấn chỉnh, khắc phục, tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Yếu tố quan trọng trong hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật đó là yếu tố con người, việc các cá nhân, tổ chức không thực hiện tốt trách nhiệm của của mình dẫn đến hiệu quả của công tác không cao, hạn chế, chính vì thế cần phải có các biện pháp và hình thức kịp thời xử lý, ngăn chặn để xóa bỏ những tồn tại, hạn chế, gây kìm hãm công tác tổ chức thực hiện pháp luật.