Tính chất đặc điểm của chính quyền địa phương cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của CHÍNH QUYỀN địa PHƯƠNG cấp HUYỆN từ THỰC TIỄN HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 25 - 26)

Chính quyền địa phương cấp huyện có Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Vì thế, chính quyền cấp huyện là cơ quan quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, là cầu nối giữa chính quyền cấp tỉnh và chính quyền cấp xã

Đây là chính quyền của các địa phương cấp huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã. Ủy ban nhân dân cấp huyện có từ 09 đến 13 thành viên, gồm Chủ tịch, 2-3 Phó chủ tịch và các ủy viên. Thường trực ủy ban nhân dân cấp huyện gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch, ủy viên và thư kí. Người đứng đầu Ủy ban nhân dân cấp huyện là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, trên danh nghĩa do

Hội đồng nhân dân huyện bầu ra. Thông thường Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện sẽ đồng thời là một Phó Bí thư huyện ủy. Các cơ quan giúp việc của chính quyền địa phương cấp huyện thông thường gồm các phòng, ban trực thuộc: Văn phòng Ủy ban nhân dân, phòng Tài chính - kế hoạch, phòng Lao động thương binh và Xã hội, phòng Tài nguyên môi trường, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Tư pháp, phòng Văn hóa - Thông tin, phòng Gáo dục và Đào tạo, phòng Y tế, phòng Nội vụ, Thanh tra huyện...Một số cơ quan nhà nước ở cấp huyện như Chi cục thuế, Huyện đội, Công an huyện,…không phải là cơ quan của chính quyền địa phương cấp huyện mà là cơ quan của chính quyền trung ương đặt tại huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của CHÍNH QUYỀN địa PHƯƠNG cấp HUYỆN từ THỰC TIỄN HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 25 - 26)