Mọi cơ quan nhà nước trong tổ chức và hoạt động đều phải tuân theo những quy định của pháp luật. Vì vậy đề cập tới yếu tố chính trị, pháp lý là đề cập tới pháp luật, tức là hệ thống thể chế, khung pháp lý, những quy định của pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền nói chung. Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương là phạm trù rộng
lớn liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực do đó được điều chỉnh ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Hệ thống pháp lý càng hoàn thiện, đầy đủ, rõ ràng quy định cụ thể về chính quyền ở từng khu vực cụ thể thì càng dễ thực hiện và áp dụng trong thực tiễn đối với các cấp chính quyền.
Chính quyền địa phương, có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc điều hành, quản lý các lĩnh vực đời sống xã hội trên địa bàn. Để xây dựng bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh, phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động trước hết cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền địa phương. Sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền ở nước ta là tổng thể hoạt động có định hướng của đảng đối với chính quyền, từ việc đề ra các chủ trương, nghị quyết về xây dựng tổ chức bộ máy, cán bộ đến các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, nhằm xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, có năng lực quản lý và điều hành tốt các lĩnh vực đời sống xã hội tại địa phương, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
Tiểu kết chương 1
Chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và pháp luật vào đời sống. Trong lịch sử hệ thống chính quyền địa phương nước ta, từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 cho đến Hiến pháp 2013 vẫn luôn khẳn định sự tồn tại về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện. Chính quyền địa phương cấp huyện như là cầu nối trung gian, là mắt xích quan trọng không thể thiếu để nối liền sự quản lý giữa chính quyền cấp tỉnh với chính quyền cấp xã. Trước nhu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, chính quyền địa phương cấp huyện cũng cần có những điều chỉnh kịp thời để ngày một hoàn thiện hơn về tổ chức, hoạt động và thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước ở địa bàn nông thôn. Để làm tốt điều này, cần tiếp tục kế thừa kinh nghiệm và các giá trị về chính quyền địa phương qua các bản Hiến pháp của nước ta; đồng thời cần tác động cả các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện để tìm ra giải pháp đổi mới hiệu quả và phù hợp nhất. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, đặc biệt là chính quyền huyện nông thôn ở nước ta là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Chương 2
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG