Yếu tố kinh tế xã hội:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của CHÍNH QUYỀN địa PHƯƠNG cấp HUYỆN từ THỰC TIỄN HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 32 - 33)

Hiện nay, nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm thay đổi rất nhiều cách suy nghĩ, cách làm ăn, lối sống của dân cư. Nó có cả những tác động tích cực cũng như tiêu cực đến con người. Khi cuộc sống đã có nhiều thay đổi, mức sống được nâng lên một cách đáng kể, con người có điều kiện mở mang kiến thức, giao lưu với bên ngoài, nhờ đó mà trình độ hiểu biết được mở rộng. Điều đó lại càng có ý nghĩa hơn đối với các nhà quản lí. Thông tin đến với con người ngày càng đa dạng, nhiều chiều hướng, điều đó đã đòi hỏi một kĩ năng xử lí thông tin ở mức độ cao, buộc các nhà quản lí phải nâng cao trình độ khi mà các phương tiện thông tin đại chúng trở nên phong phú hơn cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, điều cần bàn đến là tác động tiêu cực của nó. Khi trình độ của người ta còn hạn chế chưa theo kịp với sự phát triển thì nhận thức rất dễ lệch lạc nhất là các thông tin đến từ những nguồn không chính thức và xuất phát với động cơ không trong sáng. Đó chính là chỗ khó kiểm soát đối với các nhà quản lí nhưng lại là kẽ hở mà các thế lực đen tối dễ lợi dụng. Cùng với sự thay đổi đó là sự chênh lệch về mức sống ngày càng tăng giữa các bộ phận dân cư. Nói chung, mặt bằng đời sống của xã hội thì được nâng lên nhưng

khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng đã làm cho cuộc sống có nhiều xáo trộn. Nhiều khi người ta quy những giá trị tinh thần trong các quan hệ tình cảm thành giá trị vật chất có thể cân, đong, đo, đếm được, dùng đồng tiền làm phương tiện để xử lí mọi việc. Nó có thể dẫn tới trạng thái xã hội cực đoan có nguy cơ nảy sinh những sự phức tạp mà nhà quản lí không dễ gì giải quyết được. Các tranh chấp trong xã hội xảy ra có xu hướng ngày càng phức tạp, trong đó có những loại tranh chấp mà trước đó rất ít xảy ra như tranh chấp thừa kế giữa những người thân trong gia đình với nhau mà hoạt động hoà giải có khi bất lực chủ yếu vì lí do kinh tế khi giá nhà đất tăng cao.

Các điều kiện kinh tế tạo thuận lợi phát triển về cơ sở hạ tầng, trụ sở cho các cơ quan chính quyền. Đối với những huyện nông thôn, có điều kiện kinh tế còn thấp thì hệ thống có sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, cảnh quan công sở còn gặp nhiều khó khăn. Cơ hội tiếp cận thông tin, đào tạo, bồi dưỡng, mức độ nhạy bén, linh hoạt trong công việc của đội ngũ cán bộ, công chức ở vùng có môi trường kinh tế phát triển cũng tốt hơn so với khu vực khác. Cơ chế hoạt động của chính quyền huyện thông thoáng cũng sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế trên địa bàn huyện phát triển. Sự hợp tác công tư trong một số lĩnh vực hoạt động của cơ quan nhà nước hiện nay cần được khuyến khích nhất là ở huyện có điều kiện kinh tế chưa cao như các huyện nông thôn miền núi để tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả kinh tế cho chính quyền huyện khu vực này.[31,tr.33]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của CHÍNH QUYỀN địa PHƯƠNG cấp HUYỆN từ THỰC TIỄN HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 32 - 33)