huyện phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và đặc thù của địa phương.
Sự thay đổi trong đời sống xã hội đòi hỏi phải điều chỉnh để hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và chính quyền huyện nói riêng nhằm thích ứng với những yêu cầu trong quản lý nhà nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Các đơn vị hành chính lãnh thổ về thực chất rất khác nhau trên nhiều phương diện, từ các yếu tố địa lý, tự nhiên, tính chất và trình độ phát triển kinh tế xã hội, văn hóa đến cơ cấu dân cư, tâm lý xã hội và truyền thống văn hóa. sự khác nhau trên nhiều phương diện như vậy đòi hỏi các đơn vị hành chính lãnh thổ phải được tổ chức và quản lý phù hợp với các điều kiện đặc thù của chúng. Có như vậy mới thực sự phát huy được thế mạnh của từng khu vực đơn vị lãnh thổ, phát triển, giải phóng các tiềm năng kinh tế xã hội và văn hóa truyền thống, đồng thời khắc phục được điểm yếu của từng vùng để thúc đẩy sự phát triển theo thế mạnh của địa phương và của cả nước.
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và bố trí cán bộ, công chức của chính quyền huyện phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội quốc phòng, an ninh ở địa phương, bảo đảm sự tương thích giữa khối lượng thẩm quyền và năng lực thực hiện của chính quyền huyện.
Điều đó đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, tiềm hiểu để đổi mới tổ chức và hoạt động chứ không nên thống nhất một kiểu mô hình cứng nhắc như hiện nay là phân cấp nhiệm vụ, thẩm quyền giống nhau, cơ cấu tổ chức bộ máy giống nhau, bố trí cán bộ, chế độ, chính sách giống nhau giữa các địa phương, các vùng miền, giữa các cấp chính quyền… Quán triệt quan điểm này sẽ là nhân tố quan trọng đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp huyện trên cả nước.
3.1.3. Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền huyện đồng thời phải đảm bảo pháp chế.
Kiện toàn tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện nhằm xây dựng một bộ máy chính quyền mạnh mẽ, trong sạch, thực sự của dân, do dân, vì dân, đủ khả năng và điều kiện thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ quản lý kinh tế xã hội trên địa bàn huyện góp phần nâng cao đời sống nhân dân, phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng và kiểm tra, giám sát đối với bộ máy chính quyền và đội ngũ cán bộ, công chức.
Ủy ban nhân dân huyện phải thực hiện tốt chức năng chấp hành và điều hành, có vai trò chủ đạo trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện nhằm nâng cao ý thức pháp luật của người dân, xây dựng văn hóa pháp lý và thói quen tuân thủ pháp luật, giúp cho người dân tự nhận thức được và thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình. Bên cạnh đó, cán bộ, công chức UBND huyện phải không ngừng nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong quản lý nhà nước, đảm bảo thi hành đúng pháp luật các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước là HĐND huyện, nhằm nâng cao sự phối hợp, kiểm tra, giám sát việc thi hành các chủ trương, chính sách, pháp luật tại địa phương nhằm mục đích nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền huyện.
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện phải trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật. Pháp chế xã hội chủ nghĩa là thống nhất, thể hiện quyền lực nhà nước thống nhất, phân biệt theo vùng, theo đơn vị hành chính lãnh thổ hoặc pháp chế trung ương, pháp chế địa phương. Mọi nghị quyết của HĐND huyện, quyết định, chỉ thị của UBND, Chủ tịch UBND huyện phải được ban hành trên cơ sở các quy
định của Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, các văn bản của Chính phủ, các Bộ, cơ quan nhà nước cấp trên.