2.2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, huyện Nghĩa Hành mang tên huyện Lê Đình Cẩn - tên một chí sĩ yêu nước trong phong trào Duy tân Quảng Ngãi - trong một thời gian ngắn lấy tên là Nghĩa Hành. Sau 1954, dưới chế độ Sài Gòn, "huyện" được đổi thành "quận", "thôn" được đổi thành "ấp". Từ giữa 1958, tên các xã được đổi lại, lấy chữ Nghĩa làm đầu, cụ thể có 8 xã. Đến năm 1977, huyện Nghĩa Hành nhập chung với huyện Minh Long thành huyện Nghĩa Minh. Đến năm 1981, hai huyện tách ra như cũ. Huyện lỵ Nghĩa Hành dời về vùng đồi 68 trong mấy năm rồi dời về lại Chợ Chùa. Các xã, thị trấn mới được tách lập và đến nay huyện có 11 xã, 01 thị trấn.
HĐND huyện UBND huyện
Thường trực HĐND Phó Chủ tịch Chủ tịch CT HĐND PCT HĐND Các Ủy viên Các ủy viên
Các cơ quan chuyên môn Các ban của
Huyện Nghĩa Hành là huyện đồng bằng nhưng có địa hình trung du, có nhiều đồi núi cao ở phía tây, thoải dần về phía đông tương đối bằng phẳng. Nghĩa Hành là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình khoảng 260C, gắn liền với hai mùa mưa nắng khá rõ rệt. Mùa nắng thường bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 9. Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 9 đến tháng giêng. Lượng mưa hàng năm lớn hơn các huyện đồng bằng lân cận, trung bình khoảng 2.200mm. Ranh giới hành chính được xác định như sau: phía Bắc giáp huyện Tư Nghĩa; phía Nam giáp huyện Ba Tơ và huyện Đức Phổ; phía Tây giáp huyện Minh Long; phía Đông giáp huyện Mộ Đức và huyện Tư Nghĩa.
Huyện Nghĩa Hành có diện tích: 235,42 km²; Dân số: 91.245 người; Dân tộc: Kinh, H're..Đơn vị hành chính gồm 11 xã, 01 thị trấn, trong đó có 05 xã miền núi (Hành Tín Đông, Hành Tín Tây, Hành Thiện, Hành Nhân, Hành Dũng) và 06 xã đồng bằng (Hành Thịnh, Hành Phước, Hành Đức, Hành Trung, Hành Minh, Hành Thuận).
Tài nguyên đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên: 23.439,89 ha, trong đó đất nông nghiệp 19.586,54 ha chiếm 83,56% diện tích tự nhiên. Đất đai huyện Nghĩa Hành nhìn chung rất tốt nhất là đất phù sa ven hai bên bờ sông Vệ và sông Phước Giang, với chế độ tưới tiêu hợp lý, có kênh thạch nham hầu hết chạy qua các cánh đồng lớn của huyện, đảm nhiệm việc tưới trong mùa nắng, tiêu trong mùa mưa lũ. Đất phi nông nghiệp 3.650,92 ha chiếm 18,64% diện tích tự nhiên, trong đó diện tích đất ở 1.057,32 ha, đất chuyên dùng 1.218,01ha.
Tài nguyên du lịch:
Các di tích lịch sử đã được công nhận như: Di tích vụ thảm sát Khánh Giang - Trường Lệ, Đình An Định là di tích kiến trúc cổ nhất trong các đình làng còn tồn tại ở Quảng Ngãi, Làng Việt Cổ dưới chân núi Dâu, Chí sĩ yêu
nước Huỳnh Thúc Kháng, Thắng cảnh Suối Chí, đây được xem là một thắng cảnh đẹp, có giá trị rất lớn trong phát triển du lịch sinh thái.
2.2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện và các tầng lớp nhân dân trong huyện đã chung sức chung lòng phấn đấu xây dựng Nghĩa Hành thành một huyện phát triển, diện mạo thay đổi từng ngày với nhiều nhà ở khang trang, đường làng bê tông hóa …. Đặc biệt, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Nông nghiệp phát triển theo chiều sâu với các loại cây có giá trị cao được đưa vào thâm canh tạo ra sản lượng hàng hóa, cho thu nhập cao…
Trên cơ sở kinh tế phát triển, các hoạt động văn hóa xã hội ngày càng được quan tâm và nâng cao chất lượng, hiệu quả nhất là trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo, sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân và xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn huyện.
Về tăng trưởng kinh tế: tính đến năm 2017, kinh tế tiếp tục duy trì phát triển. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 3.282 tỷ đồng; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 36,7 tỷ đồng, đạt 120%; tổng chi ngân sách Nhà nước ước thực hiện 14,3 tỷ đồng. Các ngành, lĩnh vực kinh tế đều duy trì tăng trưởng, trong đó công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 11,31%. Toàn huyện có 1.233 cơ sở, hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thu hút 2.684 lao động, một số ngành nghề truyền thống phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân tăng 13,69%. Thu nhập bình quân đầu người 26 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông, lâm, thủy sản từ 34,08% giảm còn 22,8%; công nghiệp, xây dựng chiếm 34,38%; thương mại, dịch vụ từ 29,36% lên 42,82%. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 5,21%; lâm nghiệp tăng bình quân
hàng năm 8,61%, tỷ lệ che phủ rừng 46,9; giá trị sản xuất nuôi trồng và khai thác thủy sản tăng bình quân 6,57%/năm. Giá trị xây dựng cơ bản tăng bình quân 14,6%/năm, tăng gấp 1,6 lần so với thời kỳ 2005 - 2010; trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm 86,5%, vốn huy động Nhân dân và doanh nghiệp chiếm 13,5%. Giá trị thương mại - dịch vụ tăng bình quân 22,16%/năm. Các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bưu chính, viễn thông, Internet, y tế, vận tải,… ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.