Đánh giá chung về thực trạng thực hiện quy định pháp luật về tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của CHÍNH QUYỀN địa PHƯƠNG cấp HUYỆN từ THỰC TIỄN HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 77 - 83)

chức và hoạt động của chính quyền địa phương huyện Nghĩa Hành

2.2.4.1. Ưu điểm

Chính quyện địa phương cấp huyện và đội ngũ cán bộ công chức đã nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình trong việc thực hiện những nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Công cuộc cải cách hành chính của Đảng và nhà nước ta đẩy mạnh trong thời gian qua các thủ tục hành chính được rút gọn, đội ngũ làm công tác hành chính nhà nước đang dần được tinh giảm nhẹ hơn.

Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp huyện ở tỉnh Quảng ngãi nói chung đã có những bước đổi mới phù hợp với yêu cầu trong công tác đổi mới, đã phát huy được vai trò, vị trí trong việc thực hiện các đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước ở cấp huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và giải quyết được những vấn đề thực tiễn đòi hỏi.

Huyện Nghĩa Hành là huyện đồng bằng nhưng có địa hình trung du, có nhiều đồi núi cao, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức do vị trí địa lý không thuận lợi và do trình độ kinh tế xã hội còn thấp, tuy nhiên trong những năm gần đây được sự quan tâm, quản lý chặt chẽ từ phía chính quyền, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Nghĩa Hành đã có nhiều chuyển biến và đang dần phát triển. Đời sống của người dân được đảm bảo, tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, công tác quản lý nhà nước, thực hiện chế độ chính sách đối với những vùng có đồng bào dân tộc thiểu số được giải quyết tốt, người dân yên tâm và tin tưởng vào sự quản lý của chính quyền.

Cơ cấu tổ chức của chính quyền huyện Nghĩa Hành hiện nay tương đối chặt chẽ và đầy đủ. HĐND huyện được thành lập đảm bảo số lượng, cơ cấu thành phần. Việc bố trí các Ban của HĐND huyện có Phó ban hoạt động chuyên trách, đảm bảo cho việc giải quyết các công việc của HĐND huyện, Thường trực HĐND huyện được nhanh chóng, kịp thời và cũng là để đề cao cơ chế chịu trách nhiệm của cá nhân. So với việc kiêm nhiệm như trước đây thì bố trí cán bộ làm việc chuyên trách sẽ mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn. Đối với cơ cấu tổ chức của UBND huyện, việc mở rộng các thành viên của UBND huyện bao gồm tất cả các thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện thể hiện phần trách nhiệm cao hơn, chặt chẽ hơn so với trước đây.

Lãnh đạo HĐND, UBND huyện luôn quan tâm chỉ đạo, điều hành kịp thời các nhiệm vụ công tác của huyện, đảm bảo các chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống chính quyền huyện hoạt động ổn định và phát huy tốt vai trò quản lý nhà nước. Mối quan hệ giữa cơ quan quyền lực nhà nước (HĐND huyện) với cơ quan quản lý nhà nước (UBND huyện) được phân định rõ ràng về địa vị pháp lý, UBND huyện là cơ quan chấp hành của HĐND huyện. HĐND huyện và UBND huyện có mối công tác chặt chẽ với nhau và giữ mối liên hệ, phối hợp hoạt động thường xuyên, kịp thời với các cơ quan, tổ chức khác để phát huy hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn huyện.

Để đảm bảo việc điều hành các hoạt động có hiệu quả, cả HĐND và UBND huyện Nghĩa Hành đều xây dựng và ban hành quy chế làm việc, bản phân công nhiệm vụ cho các đồng chí trong Thường trực HĐND huyện và các thành viên của UBND huyện một cách chi tiết, rõ ràng. Đây là những cơ sở quan trọng làm căn cứ diễn ra mọi hoạt động của chính quyền huyện. Hoạt động trong cả nhiệm kỳ của HĐND, UBND huyện được xây dựng thành

chương trình, kế hoạch và dự kiến thời gian thực hiện cụ thể. Lịch công tác hàng tuần của Thường trực HĐND, UBND huyện được xây dựng vào cuối tuần liền kề và thông báo rộng rãi đến các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn trong toàn huyện để theo dõi và tiện liên hệ công tác. Nhìn chung cơ chế hoạt động của chính quyền huyện Nghĩa Hành tương đối chặt chẽ, đầy đủ, đảm bảo trình tự, thủ tục theo luật định.

Về hoạt động của HĐND huyện, Thường trực HĐND huyện, các Ban của HĐND huyện và các đại biểu HĐND huyện đã ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong cương vị là người đại diện quyền lợi của nhân dân. Việc triệu tập các kỳ họp HĐND huyện được thực hiện tốt, nội dung các kỳ họp được chuẩn bị kỹ lưỡng, những vấn đề đưa ra thảo luận và biểu quyết tại kỳ họp thường đạt được sự đồng thuận cao. Các hoạt động giám sát của HĐND huyện diễn ra thường xuyên theo kế hoạc hành năm dưới nhiều hình thức, nội dung tập trung vào những vấn đề trọng điểm và đang nhận được sự quan tâm của dư luận.

Tăng cường việc tiếp xúc với nhân dân địa phương để giải đáp các vấn đề còn khuất mắt của nhân dân, tao sự gần gủi với nhân dân, sát dân bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân.

UBND huyện đã thực hiện một cách hiệu quả chức năng quản lý hành chính nhà nước ở địa phương. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện luôn tham mưu giúp cho UBND huyện thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, có cơ chế phối hợp hoạt động hiệu quả giữa các cơ quan, phòng, ban trong huyện và các đơn vị ngành dọc đặt trên địa bàn huyện. Việc quy định tất cả thủ trưởng các cơ quan chuyện môn thuộc huyện đều đồng thời là Ủy viên UBND huyện góp phần phát huy trí tuệ tập thể của các thành viên UBND trong việc quyết định các vấn đề quản lý nhà nước, đồng thời tăng cường hiệu lực giám sát HĐND huyện đối với UBND huyện

thông qua cơ chế lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các thành viên UBND huyện.

Việc thực hiện các quy định về phân cấp, bước đầu đã đạt được những kết quả tốt, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền huyện. Cùng với phân cấp, UBND huyện đã được trao một số quyền tường ứng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao như trao quyền về ngân sách, tài chính, tổ chức bộ máy, biên chế…

Các hoạt động khác như quan hệ phối hợp công tác, chế độ hội họp, tiếp khách, thông tin báo cáo, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện tương đối tốt.

Đội ngũ cán bộ, công chức của huyện đảm bảo đầy đủ về số lượng, chất lượng của đội ngũ này ngày càng được nâng cao hơn. Hằng năm có một số cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn. Các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ công chức từng bước được cải thiện, làm cho đội ngũ cán bộ công chức có thể làm việc một cách chuyên nghiệp, toàn vẹn hơn.

2.2.4.2. Những tồn tại, hạn chế

Ngoài những ưu điểm nên trên thì tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương còn có những hạn chế, tồn tại trong nhiều mặt và có nhiều vấn đề đặt ra mà chúng ta cần phải quan tâm như:

Việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của HĐND còn nhiều hạn chế, cụ thể như chất lượng của các kỳ họp chưa cao. Thể hiện qua công tác chuẩn bị cho kỳ họp vẫn còn chậm, thiếu sót, việc điều khiển cuộc họp chưa linh hoạt, hoạt động chất vấn còn khá mới mẻ, các đại biểu thường không giám hoặc ngại phát biểu vì sợ làm mất lòng người khác. Hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND huyện chỉ mang tính hình thức, còn nhiều hạn chế người dân chưa hẳn đã biết mặt cử tri.

Chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND chưa cao, việc giới thiệu lại chọn ra đại biểu còn mang tính cơ cấu, không thật sự coi trọng đến trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, tư tưởng, trình độ quản lý còn non kém không đáp ứng được yêu cầu công việc.

Đội ngũ cán bộ, công chức của huyện vẫn còn hạn chế về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, về năng lực, kỷ năng trong thực thi công vụ xuất phát từ nhiều nguyên nhân như bố trí không đúng người, đúng việc, bố trí công chức có trình độ, tiêu chuẩn không phù hợp với vị trí việc làm; không được đào tạo, bồi dưỡng kịp thời, không có điều kiện để học tập nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ; khâu đánh giá cán bộ, công chức còn hình thức không triệt để. Hoạt động cải cách hành chính mặt dù đã được quan tâm đẩy mạnh, nhưng ý thức, thái độ và tinh thần làm việc, trách nhiệm phục vụ nhân dân của một số bộ phận cán bộ, công chức chưa tận tình, chưa thật sự hết mình vì dân, còn mang tính vụ lợi cho bản thân, còn có sự quan liêu, hách dịch gây khó khăn cho người dân khi giải quyết các vấn đề của nhân dân địa phương.

Cơ chế kiểm tra, giám sát trong hoạt động của chính quyền huyện còn có phần buông lỏng, nhất là khâu xử lý sau khi phát hiện vi phạm chưa được thực hiện nghiêm. Đối với những sai phạm thường ít có người phải chịu trách nhiệm mà chỉ đưa ra những hình thức xử lý rất chung chung như rút kinh nghiệm nên không mang lại hiệu quả cao.

Tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyện môn thuộc UBND huyện còn rườm ra, thiếu khoa học, hiệu qủa hoạt động chưa cao.

Tiểu kết chương 2

Qua những ưu điểm, hạn chế và những nguyên nhân trên về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương đã tạo cho ta thấy hầu hết tất cả các địa phương đều diễn ra các tình trạng này. Do đó chúng ta cần phải có những biện pháp khắc phục các hạn chế, tìm ra các phương hướng nhằm cải cách triệt để tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện. Tìm ra được mô hình phú hợp với hệ thống chính quyền địa phương ở nước ta vừa tạo ra hiệu quả, năng động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho chính quyền cấp huyện nhất là khi nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.

Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, nước ta đã đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện các văn bản pháp luật để kiện toàn tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền, tăng cường phân cấp, phân quyền cho các địa phương nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước. Chính quyền cấp huyện đóng vai trò là cấp chính quyền trung gian giúp chính quyền cấp tỉnh trực tiếp quản lý chính quyền địa phương ở cơ sở. Thực tiễn tổ chức và hoạt động của chính quyền nông thôn huyện Nghĩa Hành trong quá trình đổi mới và cải cách hành chính hiện nay đã đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trên địa bàn huyện và đạt được những thành tựu quan trọng. Bênh cạnh đó, trong tổ chức và hoạt động, chính quyền huyện Nghĩa Hành vẫn còn những hạn chế, bất cập. Do vậy để đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện này, chính quyền huyện Nghĩa Hành cần tiếp tục thực hiện các giải pháp để hoàn thiện tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn huyện.

Chương 3

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN NGHĨA HÀNH,

TỈNH QUẢNG NGÃI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của CHÍNH QUYỀN địa PHƯƠNG cấp HUYỆN từ THỰC TIỄN HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 77 - 83)