Đánh giá quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân quận cầu giấy thành phố hà nội (Trang 25 - 34)

thuộc UBND cấp huyện

1.3.1. Đánh giá quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện môn thuộc UBND cấp huyện

Trong mô hình tổ chức chính quyền địa phƣơng ở nƣớc ta hiện nay (3 cấp tỉnh, huyện, xã), thì cấp huyện đƣợc xác định là cấp trung gian, cấp xã là cấp cơ sở của chính quyền địa phƣơng. Nằm trong cơ cấu tổ chức của UBND cấp huyện, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND có những bƣớc phát triển khác nhau qua các thời kỳ, theo yêu cầu thực tiễn ở từng thời điểm.

* Ở giai đoạn trƣớc khi Hiến pháp năm 1992 đƣợc ban hành: sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công,, Ủy ban hành chính không thành lập các cơ quan này; Sắc lệnh số 63/SL ngày 23/11/1945 quy định quyền hạn của UBHC xã, huyện, tỉnh và kỳ chỉ kiểm soát cơ quan chuyên môn về cách thức thừa hành nhiệm vụ. Đến Sắc lệnh số 77/SL ngày 21/12/1945 (tiết thứ 2, khoản 5 Điều 39) của Chủ tịch Chính phủ lâm thời quy định cũng theo hƣớng này. Theo Luật tổ chức HĐND và UBHC các cấp năm 1962, có quy định cách thức thành lập cơ quan chuyên môn thuộc UBND do Hội đồng Chính phủ quy định về thủ tục và nguyên tắc UBHC các cấp thành lập và bãi bỏ cơ quan chuyên môn cùng cấp.

* Pháp luật về tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện giai đoạn sau khi ban hành Hiến pháp năm 1992:

Trƣớc hết, về vị trí của UBND, theo Hiến pháp năm 1992, UBND do HĐND bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính Nhà nƣớc ở địa phƣơng, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nƣớc cấp trên và nghị quyết của HĐND (Điều 123 Hiến pháp năm 1992).

Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 có quy định về cơ quan chuyên môn thuộc UBND (các điều 128, 129, 130). Cụ thể hóa quy định của Luật, Chính phủ đã ban hành các nghị định có liên quan điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, có thể kể đến các nghị định nhƣ: Nghị định số 13/2008/NĐ-CP, Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ).

Có 15 cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện: Phòng Nội vụ; Phòng Tƣ pháp; Phòng Tài chính kế hoạch; Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng; Phòng Lao động-Thƣơng binh và xã hội; Phòng Văn hóa và thông tin; Phòng giáo dục và Đào tạo; Phòng Y tế; Thanh tra huyện; Văn phòng HĐN và UBND; Phòng Kinh tế; Phòng Quản lý đô thị; Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Phòng Công thƣơng; Thanh tra xây dựng (trong đó, Thanh tra xây dựng quận đƣợc thành lập theo Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg ngày 18/6/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ thí điểm thành lập thanh tra xây dựng quận, huyện và Thanh tra xây dựng xã, phƣờng , thị trấn tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, Cầu Giấy cũng là quận thành lập Thanh tra xây dựng quận, có trách nhiệm tham mƣu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về thanh tra, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận).

Pháp luật cũng quy định trong phạm vi thẩm quyền của mình, Bộ Nội vụ có nhiệm vụ ban hành các thông tƣ để hƣớng dẫn UBND trong việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp mình, để bảo đảm tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện có tính thống nhất, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Pháp luật cũng quy định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh có nhiệm vụ

xây dựng Đề án thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND gửi Bộ Nội vụ để thẩm định và trình HĐND cùng cấp quyết định việc thành lập.

* Pháp luật về tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện từ sau khi Hiến pháp năm 2013 đƣợc ban hành cho đến hiện nay:

Đến Hiến pháp năm 2013, các nhà lập pháp đã dành một chƣơng riêng để quy định về chính quyền địa phƣơng. Theo đó, Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phƣơng do HĐND cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng, chịu trách nhiệm trƣớc HĐND và cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trên. UBND tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phƣơng; tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nƣớc cấp trên giao (Điều 114). UBND thực hiện chế độ thông báo tình hình của địa phƣơng cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân động viên Nhân dân cùng Nhà nƣớc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phƣơng (Điều 116).

Hiện nay, về mặt pháp lý, theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015 [34, Điều 9], cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện đƣợc tổ chức nhƣ sau:

- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân đƣợc tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, là cơ quan tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về ngành, lĩnh vực ở địa phƣơng và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nƣớc cấp trên.

- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nƣớc về ngành, lĩnh vực cấp trên.

- Việc tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân phải bảo đảm phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và điều kiện, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phƣơng; bảo đảm tinh gọn, hợp lý, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nƣớc về ngành, lĩnh vực từ trung ƣơng đến cơ sở; không trùng lặp với nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nƣớc cấp trên đặt tại địa bàn.

- Chính phủ quy định cụ thể tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Đặt trong mối tƣơng quan về cơ cấu tổ chức với UBND cấp huyện, pháp luật hiện hành cũng đã quy định tƣơng đối cụ thể về cơ cấu tổ chức trong cấu trúc bên trong của UBND, theo đó:

- Ủy ban nhân dân huyện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Ủy ban nhân dân huyện loại I có không quá ba Phó Chủ tịch; huyện loại II và loại III có không quá hai Phó Chủ tịch. Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện gồm các Ủy viên là ngƣời đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.

- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm có các phòng và cơ quan tƣơng đƣơng phòng [34; Điều 27, Điều 48…].

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ về Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đƣợc tổ chức thống nhất theo hƣớng: nhìn chung, ở quận, huyện, thị xã, thành phhố thuộc tỉnh cũng thành lập các phòng, ban chuyên môn có chức năng quản lý nhà nƣớc trong các lĩnh vực nhƣ: xây dựng, thi hành Hiến pháp và pháp luật, kinh tế-đô thị, tài chính, văn hóa xã hội, cơ bản tƣơng tự nhƣ cấp tỉnh và tthành phố trực thuộc trung ƣơng.

Bên cạnh đó, tại Điều 8 Nghị định này cũng quy định các cơ quan chuyên môn đƣợc tổ chức phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện.

Trong đó, ở các quận thành lập các phòng nhƣ: Phòng Kinh tế, Phòng quản lý đô thị để thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, khoa học công nghệ, công nghiệp, thƣơng mại, quy hoạch xây dựng, kiến trúc, đầu tƣ xây dựng; v.v…

* Về mô hình cụ thể:

Trên cơ sở quy định mang tính nguyên tắc nêu trên, cơ cấu tổ chức của các cơ quan thuộc UBND ở cấp huyện đã đƣợc quy định khá cụ thể, chi tiết trong các văn bản dƣới luật. Theo đó, cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện theo pháp luật hiện hành [8] cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, mô hình các cơ quan chuyên môn (10 đầu mối) được tổ chức thống nhất ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Phòng Nội vụ: Tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nƣớc; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lƣợng ngƣời làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lƣơng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phƣơng; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức xã, phƣờng, thị trấn và những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thƣ, lƣu trữ nhà nƣớc; tôn giáo; công tác thanh niên; thi đua - khen thƣởng.

Phòng Tƣ pháp: Tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi, hộ tịch, chứng thực, bồi thƣờng nhà nƣớc

và các công tác tƣ pháp khác theo quy định của pháp luật; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Phòng Tài chính-Kế hoạch: Tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về; Tài chính; kế hoạch và đầu tƣ; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tƣ nhân.

Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng: Tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Đất đai; tài nguyên nƣớc; tài nguyên khoáng sản; môi trƣờng; biển và hải đảo (đối với các huyện có biển, đảo).

Phòng Lao động-Thƣơng binh và Xã hội: Tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Việc làm; dạy nghề; lao động, tiền lƣơng; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; ngƣời có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội.

Phòng Văn hóa và Thông tin: Tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; bƣu chính; viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuất bản; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin.

Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Chƣơng trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trƣờng học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lƣợng giáo dục và đào tạo.

Phòng Y tế: Tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục

hồi chức năng; y dƣợc cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dƣợc; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình.

Thanh tra huyện: Tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nƣớc của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hoặc Văn phòng Ủy ban nhân dân ở nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân.

Tham mƣu tổng hợp cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân về: Hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; tham mƣu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; hƣớng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, chuyển hồ sơ đến các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết và nhận kết quả để trả cho cá nhân, tổ chức.

Đối với những huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nhƣng chƣa đủ tiêu chí để thành lập cơ quan làm công tác dân tộc, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hoặc Văn phòng Ủy ban nhân dân nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc.

Đối với đơn vị hành chính cấp huyện có đƣờng biên giới lãnh thổ quốc gia trên đất liền, trên biển và hải đảo, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hoặc Văn phòng Ủy ban nhân dân nơi thí điểm không tổ chức

Hội đồng nhân dân tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về công tác ngoại vụ, biên giới.

Thứ hai, mô hình các cơ quan chuyên môn được tổ chức để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện.

Ngoài 10 cơ quan chuyên môn đƣợc tổ chức thống nhất ở tất cả các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quy định, tổ chức một số cơ quan chuyên môn để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện nhƣ sau:

* Ở các quận:

a) Phòng Kinh tế: Tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thƣơng mại;

b) Phòng Quản lý đô thị: Tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tƣ xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: Cấp nƣớc, thoát nƣớc đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông.

* Ở các thị xã, thành phố thuộc tỉnh:

a) Phòng Kinh tế: Tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân quận cầu giấy thành phố hà nội (Trang 25 - 34)