Giải pháp bảo đảm khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân quận cầu giấy thành phố hà nội (Trang 107 - 122)

a) Kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Cầu Giấy

Thứ nhất, về số lƣợng Phó Trƣởng phòng chuyên môn thuộc UBND

Có thể nói, trong công tác hoàn thiện, sắp xếp tổ chức bộ máy, vấn đề bố trí cán bộ, biên chế luôn là vấn đề phức tạp, khó khăn, vì đụng chạm đến quyền lợi, tâm tƣ tình cảm của cán bộ. Về chủ trƣơng chung, đối với quy định khung biên chế tối thiểu và số lƣợng cấp phó tối đa để thành lập các tổ chức bên trong của các cơ quan chuyên môn cấp huyện nên giao cho HĐND thành phố quyết định là phù hợp, phù hợp với chủ trƣơng của Đảng về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phƣơng theo tinh thần Nghị quyết số 18- NQ/TW và Kết luận số 34-KL/TW.

Tuy nhiên, đây là vấn đề mới, phức tạp trong việc tổ chức lại cơ quan chuyên môn cấp huyện, đƣợc xã hội rất quan tâm, do đó, đòi hỏi phải có bƣớc đi, lội trình, cách làm thận trọng, thuyết phục. Quán triệt tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, để đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện chủ trƣơng cải cách hành chính, tăng cƣờng trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc

UBND, về số lƣợng Phó Trƣởng phòng chuyên môn thuộc UBND quận Cầu Giấy, qua nghiên cứu tham khảo, có thể xem xét các mô hình cụ thể nhƣ sau:

- Mô hình thứ nhất: Đối với Phòng có từ 7-15 biên chế đƣợc bố trí 1 Phó Trƣởng phòng; phòng có từ trên 15 biên chế đƣợc bố trí không quá 2 Phó Trƣởng phòng.

- Mô hình thứ hai: Quy định thống nhất mỗi phòng bình quân có không quá 2 Phó Trƣởng phòng. Căn cứ vào số lƣợng phòng chuyên môn đƣợc thành lập và tổng số Phó Trƣởng phòng, UBND cấp huyện quyết định cụ thể số lƣợng Phó Trƣởng phòng của từng phòng chuyên môn cho phù hợp [51].

Về ƣu nhƣợc điểm của việc thiết kế đề xuất cơ cấu nhân sự đối với 02 mô hình trên: việc đề xuất theo cả hai mô hình trên về nguyên tắc đều bảo đảm thể chế hóa chủ trƣơng đổi mới, cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy hành chính, nói chung và các cơ quan chuyên môn cấp huyện, phát huy trách nhiệm, vai trò của ngƣời đứng đầu các cơ quan này; mô hình thứ nhất nhìn chung bảo đảm rõ ràng, có thể kiểm soát đƣợc ở mức độ tƣơng đối về mặt số lƣợng cấp phó của cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận; ở mô hình thứ hai, trao quyền chủ động nhất định cho UBND quận, ở mô hình này, số lƣợng cấp phó của cơ quan chuyên môn cũng đƣợc khống chế, kiểm soát ở mức độ nhất định (bình quân mỗi phòng có tối đa 2 phó phòng); nếu phƣơng án này đƣợc ban hành thành văn bản và đi vào thực tế, có thể sẽ bảo đảm đủ số lƣợng cấp phó (2 cấp phó/cơ quan chuyên môn), hoặc có thể trong thực tế có địa phƣơng sẽ thực hiện theo hƣớng giảm cấp phó, tùy theo quyết tâm chính trị và nhu cầu thực tế của chính quyền địa phƣơng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nếu pháp luật quy định cho phép là 02 cấp phó, thì thông thƣờng thực tế triển khai sẽ bảo đảm đủ con số này. Đây là vấn đề cần quan tâm không chỉ đối với việc nghiên cứu sắp xếp, kiện toàn tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Cầu Giấy mà còn ở các địa phƣơng khác, nhất là ở địa bàn đô thị.

Thứ hai, xác định số biên chế đủ để các cơ quan chuyên môn thuộc

UBND quận Cầu Giấy có thể bảo đảm hoạt động đƣợc hiệu quả. Trƣớc hết, cần khẩn trƣơng xây dựng và hoàn thiện các văn bản liên quan về vị trí việc làm, xây dựng, chuẩn hóa các chức danh nghề nghiệp…làm cơ sở cho việc tuyển dụng, bố trí, sắp xếp, đánh giá, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ. Cần rà soát để có kế hoạch tuyển dụng phù hợp (trên cơ sở số biên chế đủ hợp lý, bảo đảm tinh gọn) đối với đội ngũ cán bộ lao động hợp đồng đang làm nhiệm vụ chuyên môn hiện nay (ở những đơn vị có triển khai); chấm dứt việc sử dụng lao động hợp đồng để trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong các cơ quan thuộc UBND ở quận.

Thứ ba, đổi mới công tác cán bộ và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ

cơ sở. Có thể nói, cho dù hệ thống pháp luật có đầy đủ, hoàn thiện nhƣ thế nào, song nếu cán bộ yếu kém về phẩm chất, năng lực thì pháp luật cũng khó có thể đi vào cuộc sống, công tác quản lý nhà nƣớc trên địa bàn chắc chắn sẽ kém hiệu lực, hiệu quả. Để giải quyết những yếu kém trong công tác quản lý nhà nƣớc ở địa bàn, thì cần xác định công tác cán bộ là một trong những khâu đột phá; do đó cần nâng cao nhận thức của cấp ủy về công tác cán bộ, tiếp tục quán triệt sâu sắc các nghị quyết về công tác cán bộ của Đảng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ làm công tác tổ chức cán bộ; ngƣời đứng đầu cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị và cơ quan tham mƣu về công tác cán bộ phải chịu trách nhiệm về việc đề bạt cán bộ đối với các chức danh trƣởng, phó phòng chuyên môn thuộc UBND quận. Đối với các phòng chuyên môn, cần thực hiện quy hoạch cán bộ gắn với đào tạo, bồi đƣỡng cán bộ, bảo đảm quy hoạch “động” và “mở”; chú ý sự liên thông trong công tác quy hoạch đối với các phòng chuyên môn có phạm vi công tác gần giống nhau; v.v…Thêm vào đó, có hình thức thu hút, tuyển dụng công chức, chuyên gia giỏi, thực hiện phân công, phân cấp trong công tác quản lý cán bộ phòng chuyên môn, xác định rõ chức trách của từng chức danh; thực hiện tốt chính sách cán bộ gắn với bố trí,

sử dụng và nâng cao chất lƣợng cán bộ; bố trí, sử dụng cán bộ đúng ngƣời, đúng việc theo năng lực, sở trƣờng công tác; quan tâm về chính sách, nhƣng phải bảo đảm yêu cầu chuyên môn, không nặng về chính sách trong đề bạt cán bộ cấp phòng; bảo đảm trẻ hóa cán bộ lãnh đạo, quản lý và nâng cao tỷ lệ cán bộ lãnh đạo cấp phòng chuyên môn thuộc UBND quận là nữ. Trong công tác bồi dƣỡng, đào tạo, và sử dụng cán bộ, yêu cầu chuẩn hóa về trình độ chuyên môn là cần thiết, nhƣng cũng cần khắc phục tình trạng đào tạo tràn lan, cán bộ chạy theo bằng cấp một cách hình thức [35, tr.131-132]…

Bên cạnh đó, để tăng cƣờng công khai, minh bạch trong công tác cán bộ, nâng cao năng lực cán bộ lãnh đạo, quản lý, tránh tiêu cực, thì cần sớm xem xét việc thực hiện cơ chế thi tuyển đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng chuyên môn thuộc UBND quận hiện nay (xây dựng Đề án, lộ trình triển khai, cơ chế thi tuyển, trách nhiệm chủ trì, phối hợp, vai trò của cấp ủy trong công tác cán bộ; v.v…).

b) Đổi mới nội dung hoạt động cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Cầu Giấy

Thực hiện theo hƣớng chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa; có các quy trình công việc rõ ràng, cụ thể hơn, không chi niêm yết công khai mà còn đƣa trên mạng; đẩy mạnh việc thực hiện dịch vụ công theo quy định.

c) Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Cầu Giấy

Thứ nhất, hiện nay, để tránh các thủ tục, quy trình phức tạp, phiền hà

cho ngƣời dân, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…trên địa bàn, trong việc thực thi yêu cầu quản lý nhà nƣớc ở địa bàn, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình cần tiếp tục rà soát các văn bản, quy định của cơ quan, đơn vị, hay các văn bản pháp luật của UBND quận, để qua đó tự mình hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền loại bỏ những văn bản đã hết hiệu lực, còn chồng chéo hay trái với quy định của cấp trên; tổ

chức việc hệ thống hóa, chọn lọc và cung cấp cho công chức đầy đủ thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc liên quan đến lĩnh vực quản lý để nghiên cứu vận dụng, giải quyết theo chức trách, nhiệm vụ của công chức, của cơ quan, đơn vị.

Cùng với đó, cần thực hiện đầy đủ, phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn và yêu cầu quản lý đối với các nội dung “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” trong hoạt động thực thi công vụ của công chức các phòng chuyên môn thuộc UBND Quận. Theo đó, cán bộ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận phải định kỳ gặp gỡ, đối thoại, tiếp thu và kịp thời giải quyết các vấn đề do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hữu quan trên địa bàn và ngƣời dân đặt ra, hoặc đang có vấn đề phát sinh, liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể này, hay có vƣớng mắc cần tháo gỡ…Việc tham mƣu ban hành các văn bản hành chính của UBND quận, Chủ tịch UBND quận phải bảo đảm tính khách quan, chính xác, đúng thẩm quyền, tuân thủ các điều kiện, trình tự, thủ tục ban hành. Đặc biệt, đối với những lĩnh vực có nhiều vƣớng mắc, phức tạp (nhƣ đất đai, xây dựng, quản lý đô thị,…), cần thực hiện tốt công tác nắm bắt, xử lý ngay từ đầu, không để phát sinh thành các điểm nóng, khiếu kiện phức tạp…Tiếp tục thực hiện các thủ tục cải cách hành chính, coi đây là khâu đột phá trong toàn bộ quá trình thực hiện cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” đối với tất cả các công việc của dân liên quan đến việc thực thi chức trách, nhiệm vụ của các phòng chuyên môn thuộc UBND quận.

Thứ hai, tăng cƣờng vai trò, trách nhiệm, sự tham gia của các đoàn thể,

quần chúng nhân dân trong việc giám sát hoạt động của chính quyền cơ sở nói chung và giám sát hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Cầu Giấy nói riêng. Theo đó, trƣớc hết các phòng chuyên môn thuộc UBND quận cần bố trí lịch tiếp dân, địa điểm tiếp dân chu đáo, tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính; hƣớng tới xây dựng mô

hình Chính phủ điện tử, ở cấp độ các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Cầu Giấy, chú trọng xây dựng chƣơng trình, tổ chức đào tạo, tập huấn cho các cán bộ, công chức về Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, khai thác sử dụng các hệ thống thông tin, làm việc trên môi trƣờng mạng, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (đối với ngƣời dân và doanh nghiệp) [1, tr.206]... Về thực hành công khai minh bạch trong công tác quản lý nhà nƣớc gắn với các lĩnh vực hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Cầu Giấy: thực hiện công khai về quy trình thủ tục giải quyết công việc, về các giấy tờ, các bƣớc cần thiết; các khoản thu (nếu có) [35, tr.130-131] để ngƣời dân có điều kiện nắm bắt, giám sát, tránh kẽ hở, tiêu cực trong công tác quản lý. Hội đồng nhân dân quận cần duy trì chế độ giám sát thƣờng xuyên, định kỳ đối với hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, tập trung vào những lĩnh vực có vƣớng mắc, bức xúc, hay có vụ việc phát sinh, nổi cộm trong đời sống xã hội...

Thứ ba, triển khai quyết liệt việc đổi mới cách quản lý nhằm nâng cao

hiệu quả hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Cầu Giấy theo hƣớng tăng cƣờng ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và hoạt động nội bộ của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND; phù hợp với chủ trƣơng xây dựng Chính phủ điện tử. Tăng cƣờng áp dụng các quy trình, thủ tục đăng ký, triển khai thực hiện các thủ tục hành chính có áp dụng các biện pháp công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật; giảm thiểu lao động giản đơn trong công tác quản lý, tiếp nhận, bảo quản, lữu trữ hồ sơ, giấy tờ, tài liệu.

d) Kiến nghị về các nhiệm vụ, giải pháp trong tổ chức thực hiện

Trên cơ sở các chủ trƣơng, chính sách hiện hành của Đảng và Nhà nƣớc về cải cách hành chính, sắp xếp kiện toàn bộ máy (nhƣ Nghị quyết số 37-NQ/TƢ ngày 24/12/2018 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã; v.v…) [3]; quá trình đổi mới, kiện toàn tổ chức và hoạt động của

các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Cầu Giấy cần chú ý các nội dung sau trong tổ chức thực hiện:

i) Ngay sau khi các cơ quan trung ƣơng thực hiện việc rà soát, bổ sung,

hoàn thiện hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật, quy phạm pháp luật liên quan đến việc sắp xếp, kiện toàn cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện nói chung và ở địa bàn cấp quận ở đô thị (nhƣ thành phố Hà Nội nói riêng); kiến nghị HĐND thành phố Hà Nội, trên cơ sở đề xuất của UBND thành phố Hà Nội, sớm xem xét quyết định mô hình cơ cấu tổ chức cụ thể của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố và vấn đề bảo đảm đồng bộ, đơn giản hoá thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nguyện vọng chính đáng, hợp lý ngƣời dân trong công tác quản lý nhà nƣớc trên địa bàn thành phố nói chung và địa bàn các quận nội thành, trong đó có quận Cầu Giấy nói riêng;

ii) Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cần quan tâm rà soát, bổ sung,

hoàn thiện hoặc ban hành mới các văn bản quy định pháp luật về sắp xếp tổ chức bộ máy; bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các chế độ, chính sách cho những đối tƣợng bị tác động khi thực hiện sắp xếp, sáp nhập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, trong đó có lƣu ý đến đặc thù việc sắp xếp, sáp nhập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận ở địa bàn đô thị nhƣ Hà Nội.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu xem xét việc tạm dừng việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với những phòng chuyên môn thuộc UBND quận trong kế hoạch thực hiện đề án sắp xếp lại.

iii) Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, vận động

tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, trong cán bộ, công chức, viên chức về mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa của việc thực hiện sắp xếp, kiện toàn cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận;

iv) Cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là ngƣời đứng đầu đề cao trách

nhiệm, tăng cƣờng công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong tổ chức triển khai thực hiện. Kết quả thực hiện sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Cầu Giấy phù hợp theo quy định là một trong các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tập thể cấp ủy, chính quyền và ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị.

v) Kiến nghị UBND thành phố Hà Nội kiến nghị với Bộ Nội vụ, Chính

phủ xem xét xây dựng, ban hành khung danh mục vị trí việc làm để các địa phƣơng tiến hành xây dựng vị trí việc làm. Trên cơ sở đó, xây dựng lộ trình thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao động theo các nghị quyết, kết luận của Đảng, quy định của Nhà nƣớc và phù hợp với thực tế. Thực hiện dân chủ, khách quan, minh bạch trong việc rà soát, đánh giá, xếp loại, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, bảo đảm lựa chọn đƣợc những ngƣời có phẩm chất, năng lực để đảm nhận những vị trí công việc tại những đơn vị mới sắp xếp lại. Quan tâm giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao động bị tác động do sắp xếp. Nghiên cứu vận dụng thực hiện chủ trƣơng là chậm nhất sau 5 năm kể từ khi cấp có thẩm quyền quyết định sáp nhập, hợp nhất thì biên chế và số lƣợng cấp phó của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân quận cầu giấy thành phố hà nội (Trang 107 - 122)