Hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân quận cầu giấy thành phố hà nội (Trang 34 - 36)

Một số vấn đề chung

Trƣớc hết, ở góc độ ngôn ngữ học, hoạt động có thể đƣợc hiểu là: “Làm những việc khác nhau với mục đích nhất định trong đời sống xã hội”, là “vận động, vận hành để thực hiện chức năng nào hoặc gây tác động nào đó” [13] hay hoạt động là việc “thực hiện một chức năng nào đó trong một chỉnh thể”, “tiến

hành những việc làm có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm một mục đích chung, trong một lĩnh vực nhất định” [21, tr.583].

Ở khía cạnh pháp lý, hoạt động của các cơ quan chuyên môn của UBND là việc các cơ quan này triển khai các công việc cụ thể nhằm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc pháp luật quy định. Hiện nay, ở góc độ cụ thể nhất, các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn của UBND cấp huyện đƣợc pháp luật [8] quy định cụ thể nhƣ sau:

(i) Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chƣơng trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nƣớc thuộc lĩnh vực quản lý nhà nƣớc đƣợc giao.

(ii) Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi đƣợc phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý đƣợc giao; theo dõi thi hành pháp luật.

(iii) Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

(iv) Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nƣớc đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật.

(v) Hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn cho cán bộ, công chức xã, phƣờng, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

(vi) Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lƣu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc và chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp huyện.

(vii) Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và sở quản lý ngành, lĩnh vực.

(viii) Kiểm tra theo ngành, lĩnh vực đƣợc phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

(ix) Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lƣơng, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thƣởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật, theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

(x) Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

(xi) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Qua phân tích các quy định pháp lý nêu trên, có thể thấy các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện mang tính chuyên môn, kỹ thuật, có tính chất tác nghiệp, xử lý vụ việc cụ thể; một số nhiệm mang tính chất tham mƣu, tƣ vấn cho UBND, Chủ tịch UBND cùng cấp (tham mƣu và tổ chức thực hiện, phục vụ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân quận cầu giấy thành phố hà nội (Trang 34 - 36)