Đặc điểm tự nhiên và xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới của huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 53 - 54)

Sóc Sơn là huyện nằm ở phía Bắc Thủ đô, có diện tích đất tự nhiên 30.551,3 ha, trong đó đất nông lâm nghiệp 18.667,7 ha (đất sản xuất nông nghiệp 13.628,4 ha, đất lâm nghiệp 4.760,63 ha); địa hình Sóc Sơn dọc theo hướng Tây bắc đông nam, là đầu mối giao thông phía bắc của Thủ đô, trên địa bàn huyện có nhiều tuyến đường Quốc gia nối Thủ đô với các tỉnh phía Bắc như đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, đường Quốc lộ 2, Quốc lộ 3B, đường Quốc lộ 18, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai,… Đặc biệt, Sóc Sơn có sân bay Quốc tế Nội Bài, đây là đầu mối giao thông lớn quan trọng của Quốc gia. Trên địa bàn huyện còn có tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên, có gần 70 km đường sông (sông Công, sông Cầu, sông Cà Lồ) với trên 32 km đê cấp 3 (Hữu Cầu 12 km, Tả Cà Lồ 20 km).

Huyện có 25 xã, 1 thị trấn được chia thành 3 khu vực: 9 xã đồi gò (có diện tích rừng trên 4.000 ha), 8 xã vùng trũng và 8 xã đất giữa. Dân số trên 33 vạn người với 71.450 hộ, trong đó hộ sản xuất nông nghiệp 47.293 hộ.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên Sóc Sơn còn nghèo nàn. Ngoài tài nguyên rừng với 4.557 ha còn lại chủ yếu là khai thác, chế biến và sản xuất vật liệu xây dựng như: Gạch nung, cao lanh, cát sỏi, các sản phẩm chế biến đồ gỗ gia dụng và xây dựng, sản xuất chè, sản phẩm đan lát… là một trong những thế mạnh mang lại giá trị sản xuất cao và giải quyết nhiều công ăn việc làm cho lao động tại địa phương.

Toàn huyện có 298.125 người với 173.806 người trong độ tuổi lao động, trong đó: lao động trong nông nghiệp 116.450 người (chiếm 67%). Sóc

Sơn là huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục bậc Tiểu học và Trung học cơ sở.Trên địa bàn huyện có 03 trường cao đẳng nghề, 01 trung tâm dạy nghề. Tuy nhiên, việc đào tạo lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chưa thực sự được quan tâm, nhận thức của người dân về vấn đề này còn nhiều hạn chế. Do đó, tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo còn thấp (năm 2010 đạt 27,71%). Là huyện có diện tích tự nhiên lớn thứ hai thành phố, đất đai chia thành ba vùng đặc trưng tương đối riêng biệt nên Sóc Sơn có tiềm năng và thế mạnh để phát triển nhiều loại hình kinh tế khác nhau.

Vùng đồi gò có điều kiện phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, rau an toàn, chăn nuôi gia cầm, gia súc, phát triển các loại hình dịch vụ… Đây là vùng đang trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và tập trung các trường học, bệnh viện của trung ương, địa phương, sẽ là tiền đề để đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ. Đồng thời, tạo điều kiện để chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động trong nông nghiệp sang các lĩnh vực khác.

Vùng trũng ven sông: Là vùng có tiềm năng, thế mạnh về phát triển cây lương thực, thủy sản, thủy cầm…

Ngoài ra, với lợi thế về giao thông cửa ngõ phía Bắc Hà Nội, tài nguyên sẵn có của địa phương để phát triển ngành vật liệu xây dựng, tiểu thủ công nghiệp và đặc biệt là 5 khu, cụm công nghiệp của thành phố, huyện đã và đang hình thành sẽ giúp giải quyết vấn đề chuyển đổi cơ cấu, tăng thu nhập cho lao động trên địa bàn huyện nói chung và khu vực nông thôn nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới của huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)