Kiến nghị với thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới của huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 122 - 145)

Để thực hiện tốt Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện đảm bảo đúng mục tiêu, tiến độ đã đề ra. Huyện Sóc Sơn kiến nghị thành phố Hà Nội một số vấn đề sau

- Sau khi Luật đất đai 2013 được ban hành và có hiệu lực thi hành. Để nâng cao giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác và khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất nông nghiệp, thành phố cần ban hành, hướng dẫn quy trình thực hiện thủ tục chuyển đổi chung để huyện làm căn cứ triển khai thực hiện.

- Huyện Sóc Sơn cơ bản đã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa. Để công tác quản lý đất đai sau chuyển đổi được chặt chẽ, khoa học và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân thành phố cần đẩy nhanh công tác cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Trong điều kiện nguồn lực đầu tư cho công tác xây dựng NTM còn nhiều khó khăn, điều kiện kinh tế xã hội và huy động nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM tại các xã còn không đồng đều, đặc biệt là nguồn lực huy động từ công tác đấu giá đất, thành phố cần cấp lại phần đấu giá đất của tất cả các xã (kể cả xã đã hoàn thành NTM và Thị Trấn ), có cơ chế cho UBND huyện linh động việc sử dụng nguồn kinh phí cấp lại từ công tác đầu giá đất để cân đối nguồn lực đầu tư hạ tầng cho tất cả các xã trên địa bàn trong công tác xây dựng NTM.

Kết luận Chƣơng 3

Chương 3 của Luận văn từ quan điểm của Đảng, những mục tiêu XD NTM của Quốc gia đến phương hướng XD NTM của huyện. Luận văn đã đưa ra các giải pháp chủ yếu quản lý nhà nước về XD NTM, các giải pháp này là những vấn đề khoa học trong giải quyết những tồn tại trong thực tiễn đó là các giải pháp về quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch XD NTM đã được phê duyệt; về nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về XD NTM; về tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn; về huy động kinh phí của nhà nước và xã hội đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn; về đẩy mạnh phát triển y tế, văn hóa, tăng cường bảo vệ môi trường khu vực nông thôn; về tiếp tục củng cố, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất; về tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình XD NTM và quản lý XD NTM trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Từ đó tác giả đã kiến nghị với UBND thành phố Hà Nội 3 vấn đề để công tác XD NTM huyện Sóc Sơn đúng với mục tiêu và tiến độ đề ra.

KẾT LUẬN

XD NTM là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, không ngừng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn. XD NTM là sự nghiệp to lớn, lâu dài, là một công trình tổng hợp liên quan đến mọi mặt của lĩnh vực NNNDNT.

XD NTM là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng địa phương. Từ đó tạo động lực để người dân tham gia một cách chủ động vào quá trình phát triển KT-XH, văn hóa và môi trường của địa phương với sự hỗ trợ phù hợp, hiệu quả của Nhà nước.

Cũng cần phải xác định rằng, XD NTM là một nhiệm vụ có tính lâu dài, nó không chỉ bắt đầu từ việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trước mắt mà cần phải xây dựng một kế hoạch phát triển lâu dài và toàn diện về NNNDNT cho những giai đoạn tiếp theo. Ở tầm vĩ mô, kế hoạch phải được xây dựng và thực hiện trên cơ sở khoa học và bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Tính khoa học ở đây thể hiện ở tầm nhìn xa, trông rộng, ở tính hiện thực và tính khả thi của nó, không xa rời thực tế, và luôn luôn tuân thủ quy luật phát triển KT-XH, văn hóa nông thôn. Ở mỗi địa phương, việc xây dựng kế hoạch phải dựa trên tình hình thực tế và đặc điểm có tính đặc thù của mình, xác định rõ bối cảnh, các bước thực hiện và mục tiêu ưu tiên, phải bắt đầu từ việc giải quyết những nhu cầu bức xúc nhất của người nông dân. Đồng thời, tiến hành một cách có trật tự, có kế hoạch và có trọng điểm, dựa trên nội lực cũng như khả năng tham gia, gánh vác của người dân.

Với phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, XD NTM chính là một cuộc cách mạng phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của người dân, giúp người dân nhận thức rõ trách nhiệm, quyền

lợi nhằm chủ động tham gia, tích cực thực hiện XD NTM. Từ thực tế của huyện Sóc Sơn nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung, có thể rút ra một điều rằng: chủ trương đúng, cách làm khoa học, ý chí quyết tâm và sự đồng thuận là những yếu tố quyết định thành công của chương trình XD NTM.

Tiến trình CNH nông nghiệp và XD NTM phải đặt trong quá trình CNH-HĐH đất nước, coi trọng mục tiêu đô thị hóa nông thôn. Tuy nhiên, sức mạnh của quản lý nhà nước về XD NTM thể hiện ở việc thu hút nhân tài, nguồn lực của xã hội tham gia XD NTM. Nhà nước với vai trò dẫn dắt, định hướng nông dân hành động theo Bộ tiêu chí XD NTM thông qua chính sách, triển khai dự án… để sức sống của XD NTM ngày càng có chiều sâu và thực sự hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình. XD NTM phải đặc biệt chú trọng đến kinh tế nông thôn phát triển bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa vùng nhằm nâng cao đời sống cho nông dân.

Chương trình XD NTM là nhằm tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc cải tạo, xây dựng nông thôn theo các tiêu chí mới hướng đến hiện đại, văn minh, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước để nông nghiệp phát triển bền vững. Các cơ quan quản lý nhà nước phải tổng kết thực tiễn, bám sát cơ sở, hỗ trợ hướng dẫn nghiệp vụ. Đây là nhiệm vụ quan trọng và rất khó khăn, đòi hỏi phải có sự nỗ lực to lớn và có nguồn lực đầu tư thích đáng, sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, của nhân dân, cũng như sự hỗ trợ của cộng đồng Quốc tế. Đặc biệt, phải tạo ra được phong trào phát huy sự tham gia tích cực của cả cộng đồng dân cư nông thôn và các tầng lớp nhân dân trong cả nước, đảm bảo cho sự thành công của chương trình.

Cán bộ, công chức cơ sở là người chịu trách nhiệm trước cấp ủy và HĐND xã triển khai Nghị quyết của Đảng và chính quyền, nhưng họ chưa có chế độ đãi ngộ về lương/tháng và công tác phí một cách xứng đáng. Do đó, sự nhiệt tình của họ cũng có hạn. Trong quá trình triển khai, cán bộ, công chức

địa phương phải ghi chép số liệu, báo cáo tình hình biến động của các hạng mục công trình…v.v và giám sát nông dân thực hiện sự nghiệp XD NTM. Nhưng do lịch sử để lại nên trình độ văn hóa của 50% số cán bộ thôn, xóm mới ở bậc Tiểu học nên chưa đáp ứng được yêu cầu thống kê, kế toán tài chính.

Do vậy, giải pháp cơ bản của XD NTM chính là truyền thông nâng cao hiểu biết pháp luật cho cán bộ và nông dân, biểu dương người nông dân tiêu biểu XD NTM. Đồng thời, Nhà nước cũng cần tăng đầu tư kinh phí cho hoạt động tập huấn nghiệp vụ để nâng cao trình độ quản lý kinh tế nông nghiệp, nông thôn cho đội ngũ cán bộ thôn. Điều cốt lõi của XD NTM chính là dân chủ với nông dân và xác định vai trò chủ thể của nông dân trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và XD NTM trong bối cảnh CNH-HĐH đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ X (2010), Nghị quyết số 15 - NQ/HU ban hành về chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2015, Hà Nội.

2. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2008), Nghị quyết số 26- NQ/TW ban hành về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội. 3. Ban Chỉ đạo Trung ương (2014), Quyết định số 639/QĐ - TTg ngày

05/5/2014 Ban hành Chương trình công tác năm2014 của Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới.

4. Ban chỉ đạo TW (2013), Công văn số 165 - CV/BCĐ ngày 24/7/2013 về “Thực hiện sơ kết Nghị quyết Hội nghị TW7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

5. Ban Dân vận Trung ương (2012), Công tác Dân vận với chương trình xây dựng nông thôn mới, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

6. Báo cáo số 196/BC - UBND của UBND huyện Sóc Sơn, ngày 11/7/2016 về kết quả thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm năm 2016.

7. Hoàng Chí Bảo, “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn”, Nxb Chính trị Quốc gia, HN 2004.

8. Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới - Quá khứ và hiện tại, Nxb Chính trị Quốc gia, 2007.

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Hướng dẫn xây dựng nông thôn mới cấp xã, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 54/2009/TT - BNNPTNT ngày 21/8 hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia.

11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Thông tư số 07/2010/TT - BNNPTNT ngày 8/2 hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí Quốc gia.

12. Bộ kế hoạch và đầu tư (2013), Thông tư số 03/2013/TT - BKHĐT ngày 07/8/2013 về “Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ - TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020”. 13. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2012), Xây dựng nông thôn mới, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

14. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2013), Thông tư số 41/2013/TT - BNNPTNT ngày 04/10/2013 về “Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”.

15. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2014), Quyết định 309/QĐ – BNN - TCCB ngày 27/02/2014 Về điều chỉnh, bổ sung Quyết định 2501/QĐ –BNN - TCCB ngày 17/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về “Thành lập văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020”.

16. Chính phủ (2008), Nghị quyết số 24/2008/NQ - CP ngày 28/10 ban hành Chương trình hành động của Chính Phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCHTW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

17. Chính phủ (2009), Quyết định số 342/QĐ/TTg về sửa đổi một số điều trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới, Hà Nội.

18. Chính phủ (2010), Nghị định số 41/2012/NĐ - CP về quản lý, sử dụng đất lúa, Hà Nội.

19. Nguyễn Sinh Cúc, “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới”, Nxb Thống kê, năm 2003.

20. Đỗ Kim Chung, Kim Thị Dung (2012), “Chương trình nông thôn mới ở Việt Nam - Một số vấn đề đặt ra và kiến nghị”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 262, tháng 8.

21. Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Tĩnh (2013), Xây dựng nông thôn mới phải bắt đầu từ nhận thức của mỗi cán bộ và từng người dân, ngày 21/4.

22. Công văn số 3491/UBND - NN ngày 25/5/2010 của UBND thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện Nghị quyết HĐND thành phố về xây dựng nông thôn mới.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCHTW Đảng khóa IX về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TƯ của BCHTW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

30. Đề án số 03- ĐA/HU của Huyện ủy Sóc Sơn, ngày 12/4/2016 về tiếp tục xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn giai đoạn 2016 - 2020.

31. Cát Chí Hoa (2009), Từ nông thôn mới đến đất nước mới- From a rural area to a new country, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

32. Hoàng Ngọc Hòa (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia.

33. Học viện Hành chính (2008), Giáo trình Quản lý nhà nước về nông nghiệp và nông thôn, Nxb Khoa học kỹ thuật.

34. Hỏi đáp và hướng dẫn xây dựng nông thôn mới - Các chính sách Quốc gia về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và việc làm (2012), Nxb Lao

động, Hà Nội.

35. Hồ Xuân Hùng (2012), “Về chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới”, Tạp chí Cộng sản, số 832, tháng 2.

36. Lê Thị Thanh Hương, Một số yếu tố tâm lý của người nông dân ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới.

37. Kế hoạch số 57/KH - UBND ngày 22/3/2011, số 61/KH - UBND ngày 23/7/2012, số 03/KH - UBND ngày 04/01/2013 của UBND huyện Sóc Sơn về thực hiện Chương trình 02- Ctr/TU ngày 28/9/2011 của thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. 38. Kế hoạch số 46/KH - UBND ngày 27/02/2013, số 106/KH - UBND ngày

06/5/2013 của UBND huyện Sóc Sơn về việc triển khai đưa mạ khay máy cấy, đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện; 39. Chu Khôi (285), “Nông dân làm nhiều nghề mới sống được” (đề xuất chính sách cho kinh tế nông thôn), Thời báo kinh tế Việt Nam, số 285 ngày 28/11. 40. Hoàng Sỹ Kim (2013), Thực trạng xây dựng nông thôn mới và những vấn đề đặt ra đối với quản lý nhà nước.

41. Hoàng Sỹ Kim, Nguyễn Quốc Tuấn (2013), Một số vấn đề cơ bản về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Nxb Lao động.

42. Thùy Linh - Việt Trinh (2014), Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Nxb Nông nghiệp.

43. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

44. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 45. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

46. Phạm Xuân Nam (chủ biên), Phát triển nông thôn, Nxb Khoa học Xã hội, năm 1997.

47. Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - Từ chính sách đến thực tiễn (2012), Nxb Chính trị Quốc gia.

48. Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn có đề ra nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới của huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 122 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)