Hạ tầng kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới của huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 56 - 68)

* Đường giao thông nông thôn Tổng số có 2.249,8 km. Trong đó

Trục xã, đường đến UBND xã: Tổng số có 283,1 km, đã nhựa hóa được 232,6 km đạt 82,2% trong đó 93,8 km đã xuống cấp cần nâng cấp chiếm 33,07% và 56,2 km đường đất, đường đã bê tông hóa nhưng bị hư hỏng nặng cần phải được xây mới chiếm 19,82% (hệ thống đường trục xã, đường đến UBND xã có 15 xã tỷ lệ cứng hóa đạt 100%, 6 xã tỷ lệ cứng hóa đạt trên 50 % và 2 xã đạt dưới 50%). Phần lớn các đường trục xã liên kết với nhau tạo thành tuyến liên xã, hiện trạng là đường cấp 6, có bề rộng 06m, mặt đường 3,5 m, trọng tải 13 tấn. Cùng với sự phát triển nhanh quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nhất là ngành sản xuất vật liệu xây dựng và gia tăng các loại phương tiện giao thông, đặc biệt là xe tải nên mặt đường đang bị xuống cấp nhanh như các tuyến đường tại các xã Hồng Kỳ, Bắc Sơn, Tân Minh, Bắc Phú, Phủ Lỗ, Kim Lũ.

Do Sóc Sơn là huyện có địa bàn bán sơn địa, các xã vùng đồi gò có diện tích tự nhiên lớn, số thôn làng nhiều và xa UBND xã. Thực trạng các tuyến đường này thuộc cấp đường liên thôn với bề rộng từ 4 - 5m thuộc xã quản lý nên chưa được cứng hóa.

Đường liên thôn: 454 km, đã bê tông hóa 248,9 km đạt 54,82 %, trong đó có 82,7 km đã bị xuống cấp cần được đầu tư cải tạo, nâng cấp chiếm 18,22% và 170 km đường đất, đường đã bê tông hóa nhưng bị xuống cấp

nghiêm trọng cần được đầu tư xây mới, chiếm 37,44 % (hệ thống đường liên thôn có 10 xã tỷ lệ cứng hóa đạt 100%, 6 xã tỷ lệ cứng hóa trên 70% và 09 xã tỷ lệ cứng hóa đạt dưới 70%, riêng các xã Bắc Sơn, Tân Hưng và Xuân Giang đạt dưới 50%). Đối với các xã vùng đồi gò do có số thôn, làng nhiều, mật độ dân cư thưa nên việc đầu tư cứng hóa các tuyến này gặp nhiều khó khăn (nhất là việc huy động đóng góp từ nhân dân) không đáp ứng được yêu cầu cần đầu tư. Các tuyến này đều thuộc diện đường bê tông mác 300, nền đường yếu nên không đáp ứng được cho các loại xe tải có trọng tải trên 8 tấn. Tuy nhiên, hiện nay lượng xe tải chở vật liệu xây dựng phục vụ cho phát triển nông thôn ngày một nhiều vì vậy đường nhanh bị xuống cấp.

Bảng 2.1 Số xã đạt các tiêu chí về giao thông

Số xã Số xã đã TT Nội dung của tiêu chí Yêu cầu chƣa đạt đạt tiêu

tiêu chí chí

Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã

1 được nhựa hóa hoặc bê tông hóa 100% 0 25/25 đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của

Bộ GTVT.

Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm

2 được cứng hóa đạt chuẩn theo 100% 6/25 19/25 cấp kỹ thuật của Bộ GTVT.

3 Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch 100% 12/25 13/25 và không lầy lội vào mùa mưa. cứng hóa

Tỷ lệ km đường trục chính nội

4 đồng được cứng hóa, đổ đất cấp 100% 12/25 13/25 phối, xe cơ giới đi lại thuận tiện.

Đường ngõ xóm: Tổng số 871,3 km. Đã bê tông hóa 512,4 km (đạt 58,81%), trong đó có 162,3 km đã xuống cấp cần cải tạo nâng cấp chiếm 18,63 % và 349,5 km đường đất đã bê tông hóa nhưng bị xuống cấp nghiêm trọng cần được đầu tư xây mới chiếm 40,1% .

Đường trục chính nội đồng: Tổng số 621,5km. Đã bê tông hóa 59,2 km (đạt 9,53%), trong đó có 05 km đã xuống cấp cần cải tạo nâng cấp chiếm 0,8% và 564,5 km đường đất, đường đã bê tông hóa nhưng bị hư hỏng nặng cần được đầu tư xây mới.

Trên các trục đường có tổng số 20 cầu và 200 cống, các công trình này nhìn chung vẫn sử dụng tốt, nhiều công trình đã được đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây mới.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 15 km đường Quốc lộ 3 Hà Nội - Thái Nguyên hiện đang trong tình trạng quá tải, thường xuyên bị ách tắc; 13km đường Quốc lộ 2 từ xã Phủ Lỗ đi Phú Thọ, trong đó 09 km từ xã Phủ Lỗ đến đường Bắc Thăng Long - Nội Bài đã bị xuống cấp chưa được sửa chữa nâng cấp; có 17 km đường 135 nối Quốc lộ 2 với Quốc lộ 3 hiện tại đang được sửa chữa, nâng cấp.

Hệ thống giao thông, nông thôn nhiều năm qua đã được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như Nhà nước, doanh nghiệp, đóng góp của nhân dân,… nên cơ bản đã đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế cũng như nhu cầu đi lại, sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, tại các xã còn nhiều khó khăn, hệ thống đường liên thôn, đường ngõ xóm tỷ lệ bê tông hóa còn thấp, phần lớn hệ thống giao thông nội đồng còn chưa được xây dựng làm ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế (cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp) và sinh hoạt của nhân dân so với tiêu chí về giao thông của thành phố Hà Nội: trục xã, đường đến UBND xã có 15 xã đạt bê tông hóa; đường liên thôn có 10 xã đạt bê tông hóa, đường ngõ xóm có 02 xã đạt, đường nội đồng có 01 xã đạt.

* Thủy lợi

Về trạm bơm: Tổng số 190 trạm bơm tưới, tiêu. Trong đó, Xí nghiệp đầu tư và phát triển thủy lợi Sóc Sơn quản lý 11 trạm, các xã, hợp tác xã quản lý 179 trạm. Trong số 179 trạm bơm do xã, hợp tác xã quản lý có 75 trạm còn hoạt động tốt (chiếm 42%), 99 trạm đã xuống cấp cần nâng cấp (chiếm 55,3%), 05 trạm đã hỏng nặng cần đầu tư xây mới lại (chiếm 2,8%). Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu chủ động cho 100% diện tích canh tác trong thời gian tới cần xây mới thêm 06 trạm bơm.

Hồ đập: Tổng số có 36 hồ. Trong đó, hồ do Xí nghiệp đầu tư và Phát triển thủy lợi quản lý 05 hồ, các xã, hợp tác xã quản lý 31 hồ. Các hồ do xã, hợp tác xã quản lý đều không đáp ứng.

Về kênh mương: Tổng số 528,8 km. Trong đó

Kênh cấp I, cấp II do Xí nghiệp đầu tư và phát triển thủy lợi Sóc Sơn quản lý là 71,2 km, đã được cứng hóa 27,1 km đạt 28,1%;

Kênh cấp III do xã quản lý là 457,6 km, đã cứng hóa 225,1 km đạt 49,2% hiện đang sử dụng tốt, còn 232,5 km mương đất cần được cứng hóa (chiếm 50.8%).

Cống qua đê 24 chiếc. Trong đó, 21 chiếc đáp ứng yêu cầu, 13 chiếc cần nâng cấp.

Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu của dân sinh, huyện đã phân cấp cho UBND các xã quản lý cải tạo hoặc nâng cấp hệ thống kênh mương trên địa bàn và hiện nay đã có 13/25 xã có tỷ lệ km kênh mương được kiên cố hóa. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều kênh mương chưa được kiên cố hóa, có nhiều tuyến kênh đã bị xuống cấp, hư hỏng hoặc không được sử dụng, cần phải nâng cấp cải tạo. Như vậy, so với tiêu chí về thủy lợi của thành phố, hệ thống đê, bờ bao chống lũ và các công trình tưới tiêu cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, hệ thống kênh mương do xã quản lý hiện nay huyện mới đáp ứng

được hơn 50%. Đến nay, huyện đang thực hiện xây dựng mới 02 trạm bơm và tuyến kênh dẫn nước kênh hồ Tân Bình, hồ Non Hơn xã Nam Sơn; cải tạo nâng cấp 6,4 km các tuyến đê bối thuộc các xã Trung Giã, Xuân Giang, Xuân Thu. Triển khai thực hiện xây dựng 06 trạm bơm; 10,87 km kênh chính góp phần hoàn thành tiêu chí thuỷ lợi của 3 xã Hiền Ninh, Xuân Giang, Tân Dân. Hỗ trợ 4 xã nâng cấp, sửa chữa các công trình thuỷ lợi; thực hiện tốt công tác cấp bù thuỷ lợi phí đảm bảo công tác thuỷ lợi phục vụ sản xuất và dân sinh trên địa bàn.

Bảng 2.2 Số xã đạt các tiêu chí về thủy lợi

TT Nội dung của tiêu chí Yêu Số xã chƣa Số xã đã

cầu đạt tiêu chí đạt tiêu chí

1 Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng Đạt 0 25/25 yêu cầu sản xuất và dân sinh

2 Tỷ lệ km kênh mương do xã quản 100% 12/25 13/25 lý được kiên cố hóa

Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình MTQG và mục tiêu, giải pháp thực hiện đến năm 2020 của UBND huyện Sóc Sơn

* Hệ thống điện

Thực hiện giữ vững và nâng cao tiêu chí tại 25/25 xã đã đạt. Phối hợp với Công ty điện lực Sóc Sơn triển khai thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp lưới điện trên địa bàn huyện.

Hướng dẫn nhân dân thực hiện giữ vững 100% hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn theo quy định tại Bộ tiêu chí nông thôn mới.

Hệ thống trạm biến áp có 249 trạm với tổng dung lượng 60.670 KVA, trong đó cần nâng cấp, sửa chữa 122 trạm (49%), xây mới 82 trạm.

Hệ thống đường dây cao thế, trung thế: 243,4 km. Trong đó, cần cải tạo nâng cấp 58 km (23,8%), xây mới 40,3 km.

Hệ thống đường dây hạ thế: 704 km. Trong đó, cần nâng cấp 434,2 km (61,68%), xây mới 237,9 km.

Bảng 2.3 Số xã đạt các tiêu chí về điện nông thôn

TT Nội dung của tiêu chí Yêu cầu Số xã chƣa Số xã đã đạt tiêu chí đạt tiêu chí

1 Hệ thống điện đảm bảo yêu Đạt 0 25/25 cầu kỹ thuật của ngành điện.

2 Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường % 0 25/25 xuyên, an toàn từ các nguồn.

Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình MTQG và mục tiêu, giải pháp thực hiện đến năm 2020 của UBND huyện Sóc Sơn

Về quản lý điện: 100% số hộ sử dụng do ngành điện trực tiếp quản lý. Nhìn chung, hệ thống điện nông thôn đã cơ bản đạt yêu cầu kỹ thuật của

ngành điện. Đến nay 100% số xã có điện lưới, 99% các hộ sử dụng điện an toàn. Tuy nhiên, do việc đầu tư và phát triển hệ thống lưới điện ở Sóc Sơn trong những năm qua chậm hơn tốc độ phát triển kinh tế nên hệ thống trạm biến áp, đường dây điện nhiều nơi còn chưa đảm bảo cung cấp đủ điện cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt nhất là vào những khi cao điểm, thời gian mất điện còn nhiều…

* Cơ sở vật chất trường học

Kết quả khảo sát đánh giá toàn bộ cơ sở vật chất hệ thống trường học tại 25 xã nông thôn bao gồm: phòng học, phòng Ban giám hiệu, phòng chức năng, khu vệ sinh, trang thiết bị dạy và học … và quy chuẩn theo tiêu chí Quốc gia cho thấy:

Trường mầm non có tổng số 26 trường, trong đó + 07 trường đạt chuẩn (đạt 26,9%).

+ Có tổng số 420 phòng học, 100% phòng học đã được kiên cố hóa. Trong đó, có 75 phòng đã xuống cấp cần được đầu tư nâng cấp, sửa chữa. Đồng thời, phải xây mới thêm 143 phòng.

+ Tổng số phòng chức năng là 167 phòng, đã được kiên cố hóa 100%, trong đó có 9 phòng đã xuống cấp cần được đầu tư nâng cấp. Đồng thời, cần bổ sung xây mới 117 phòng. Ngoài ra, cần mở rộng thêm 21. 120m2

diện tích sân chơi, bãi tập để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí và luyện tập của học sinh.

Trường tiểu học có tổng số 32 trường, trong đó + 13 trường đạt chuẩn (đạt 40,6 %).

+ 19 trường chưa đạt chuẩn (chiếm 59,4 %).

+ Có tổng số 818 phòng học, đã được kiên cố hóa 100%, trong đó có 98 phòng đã xuống cấp cần được cải tạo, nâng cấp. Đồng thời, phải xây mới thêm 11 phòng.

+ Tổng số phòng chức năng là 189 phòng đã được kiên cố hóa 100%, trong đó có 17 phòng đã xuống cấp cần được nâng cấp, cải tạo. Đồng thời, phải xây mới 127 phòng.

+ Tổng số phòng giáo dục thể chất là 9 phòng, cần phải xây mới 23 phòng.

+ Tổng số diện tích sân chơi bãi tập hiện có là 77.551m2, còn thiếu 30.954m2.

Trường Trung học cơ sở có tổng số 26 trường, trong đó + 6 trường đạt chuẩn (chiếm 23%).

+ 20 trường chưa đạt chuẩn (chiếm 77%).

+ Có tổng số 450 phòng học, đã được kiên cố hóa 100%, trong đó có 40 phòng đã xuống cấp cần được nâng cấp, cải tạo. Đồng thời, phải xây mới thêm 26 phòng.

+ Tổng số có 230 phòng chức năng, đã kiên cố hóa 100%, trong đó có 10 phòng đã xuống cấp cần được nâng cấp, cải tạo. Đồng thời, phải xây mới thêm 96 phòng.

Tổng số nhà tập thể chất 04 nhà, cần xây mới thêm 22 nhà.

+ Tổng diện tích sân chơi, bãi tập hiện có là 75.842m2, còn thiếu 13.100m2. Với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn năm 2010 là 16,67% thì dự báo số học sinh mới vào các trường mẫu giáo, nhà trẻ và tiểu học hàng năm là 5.268 cháu trong giai đoạn 2011 - 2015. Như vậy, để đảm bảo số cháu tối đa/1 lớp theo quy định trường chuẩn thì cần phải bổ sung thêm phòng học như trên là cần thiết.

Huyện tiếp tục thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng 05 trường mầm non, 04 trường tiểu học, 01 trường THCS; Tiếp tục thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp 07 trường mầm non, 05 trường tiểu học, 06 trường THCS tại các xã trên địa bàn (nguồn Báo cáo số 196/BC- UBND của UBND huyện Sóc Sơn ngày 11/7/2016 về Kết quả thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm năm 2016).

Trong những năm qua mạng lưới trường học trên địa bàn huyện đã được đầu tư, xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất. Đến nay, 100% các trường mầm non, tiểu học đã xóa xong phòng học cấp 4. Hàng năm, huyện đã đầu tư nhiều cho việc mua sắm, bổ sung bàn ghế, đồ dùng dạy học, trang thiết bị. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của ngành giáo dục thì đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở ngành giáo dục huyện vẫn còn sơ sài, số trường chưa đạt chuẩn quốc gia còn nhiều, phần lớn là do thiếu phòng học, phòng chức năng, trang thiết bị thiếu và lạc hậu, các công trình hỗ trợ, cảnh quan môi trường sư phạm chưa đáp ứng… Do đó, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh.

* Cơ sở vật chất văn hóa

+ Nhà văn hóa xã: 25/25 xã chưa có nhà văn hóa. Tất cả các xã đều lấy hội trường UBND xã làm nơi tổ chức các hoạt động văn hóa - thể thao và học tập cộng đồng.

+ Nhà văn hóa thôn: có 117 thôn có nhà văn hóa (đạt 58,79%), 81 thôn chưa có nhà văn hóa (chiếm 41,2%), trong số 117 nhà văn hóa thôn có 21 nhà văn hóa cơ bản đạt chuẩn về hạ tầng cơ sở nhưng còn thiếu các thiết chế bên trong, còn 96 nhà văn hóa thôn đã bị xuống cấp hoặc không đủ tiêu chuẩn cần đầu tư cải tạo, nâng cấp.

Khu thể thao của xã, thôn

+ Khu thể thao xã: 25/25 xã đều chưa có khu thể thao. Để đáp ứng tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa đạt tiêu chí nông thôn mới cần phải đầu tư xây mới khu thể thao cho 25 xã.

+ Khu thể thao thôn: Hiện tại có 56 thôn có khu thể thao thôn (chiếm 28,28%), còn 142 thôn chưa có (chiếm 71,72%). Tuy nhiên, hầu hết các khu thể thao thôn làng đều chưa đảm bảo tiêu chuẩn, cần đầu tư nâng cấp, cải tạo, mở rộng diện tích, đầu tư bổ sung các trang thiết bị, dụng cụ thể thao.

+ Ngoài ra, trên địa bàn huyện có 114 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 39 di tích đã được xếp hạng Nhà nước và thành phố. Tính đến 2010, có 08 di tích đã được tu bổ, 31 di tích cần được tu bổ trong thời gian tới. Đặc biệt, trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới của huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 56 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)