Tập trung huy động kinh phí của Nhà nước và xã hội đầu tư xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới của huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 111 - 115)

xây dựng hạ tầng nông thôn

- Tổng nhu cầu kinh phí đầu tư 2.512,59 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách thành phố 514,58 tỷ đồng, ngân sách huyện 567,34 tỷ đồng, ngân sách xã 352,52 tỷ đồng, vốn lồng ghép 455,78 tỷ đồng, huy động doanh nghiệp, nhân dân và nguồn xã hội hoá 622,37 tỷ đồng.

- Ngân sách cấp huyện huy động từ nguồn thu ngân sách, nguồn hỗ trợ của thành phố, nguồn từ đấu giá quyền sử dụng đất, các nguồn thu hợp pháp khác và nguồn vốn tín dụng (nếu có) đầu tư cho các công trình, dự án do cấp huyện quản lý, hỗ trợ có mục tiêu cho các xã xây dựng hạ tầng nông thôn.

- Ngân sách cấp xã huy động từ nguồn thu ngân sách, nguồn hỗ trợ của cấp trên, nguồn từ đấu giá quyền sử dụng đất, các nguồn thu hợp pháp khác đầu tư cho các công trình, dự án do cấp xã quản lý theo phân cấp.

- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư tập trung hoàn thành dứt điểm từng công trình đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả đầu tư, tăng cường công tác giám sát chất lượng các công trình xây dựng của các cơ quan quản lý và cộng đồng dân cư.

- Tiếp tục tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, nhân dân hỗ trợ, đóng góp bằng tiền, vật tư, công lao động, hiến đất mở rộng đường phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp và người dân để đầu tư phát triển sản xuất,

chỉnh trang nhà cửa, xây dựng đường giao thông nông thôn, giao thông, thủy lợi nội đồng, các công trình y tế, giáo dục, văn hóa, môi trường. Trong điều kiện kinh phí Nhà nước còn nhiều khó khăn, ngoài các dự án đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách, BCĐ các xã xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực xã hội hoá, doanh nghiệp và nhân dân đóng góp (ngày công, tiền mặt, hiện vật…) trong đó cần nêu rõ nội dung công việc, phương pháp thực hiện để hoàn thành công tác xây dựng NTM trên địa bàn.

- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch về công tác đảm bảo an ninh trật tự tại các xã. Triển khai, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tăng cường an ninh nông thôn. Xây dựng, duy trì mô hình tự quản về an ninh trật tự ở khu dân cư. Các thôn, xóm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các nội quy, quy ước về trật tự, an ninh tại địa phương. - Tập trung nguồn lực xây dựng, nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn, hệ thống thuỷ lợi, điện nông thôn, trường học, cơ sở vật chất văn hoá, chợ nông thôn, các công trình trạm y tế… Phấn đấu đến năm 2020, 100% đường trục thôn, xóm được cứng hoá, không lầy lội vào mùa mưa, 65% trở lên tỷ lệ kênh mương chính do xã quản lý được kiên cố hoá, đường trục chính nội đồng được cứng hoá, đổ nền cấp phối đảm bảo xe cơ giới đi lại thuận tiện; tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn Quốc gia đạt 70%.

Cụ thể như sau

Thứ nhất, về giao thông

Đẩy mạnh làm giao thông nông thôn, chỉnh trang, phát quang các tuyến đường giao thông nông thôn, xây dựng mới và triển khai các dự án đã được phê duyệt.

- Đối với 13 xã đã hoàn thành tiêu chí: Mai Đình, Phù Lỗ, Phù Linh, Tiên Dược, Đức Hoà, Trung Giã, Tân Hưng, Đông Xuân, Thanh Xuân, Phú

Cường, Phú Minh, Minh Trí, Minh Phú bằng các nguồn vốn hỗ trợ và nguồn huy động từ nhân dân tiếp tục nâng cấp, tu sửa, chỉnh trang đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí. Hoàn thiện các hạng mục của các dự án năm 2015 theo kế hoạch phân bổ vốn năm 2016.

Đối với 03 xã đăng ký hoàn thành tiêu chí trong năm 2016: Xuân Giang, Hiền Ninh, Tân Dân

+ Đối với các tuyến đường trục xã, trục thôn: Triển khai thực hiện đầu tư xây dựng, nâng cấp 9,3 km từ nguồn vốn ngân sách.

+ Đối với các dự án đầu tư xây dựng giao thông ngõ, xóm thực hiện theo Quyết định 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND thành phố: Bằng nguồn hỗ trợ của ngân sách, các nguồn vốn xã hội hoá và huy động các nguồn vốn ủng hộ của nhân dân tiến hành triển khai xây mới, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường trong dự án đã được phê duyệt.

Đối với các xã còn lại: Tiếp tục thực hiện nâng cấp, cải tạo các tuyến đường liên xã, liên thôn theo dự án đã được phê duyệt và triển khai thực hiện.

Thứ hai, về thủy lợi

Tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống thủy lợi để cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh.

Thực hiện đầu tư xây dựng 06 trạm bơm; 8,52 km kênh mương tại các xã Xuân Giang, Hiền Ninh, Tân Dân và thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây mới 02 trạm bơm và tuyến kênh dẫn nước kênh hồ Tân Bình, hồ Non Hơn xã Nam Sơn; cải tạo nâng cấp 6,4 km các tuyến đê bối thuộc các xã Trung Giã, Xuân Giang, Xuân Thu.

Thực hiện kiểm tra, tu sửa, nâng cấp các trạm bơm, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy. Thực hiện tốt công tác cấp bù thuỷ lợi phí trên toàn địa bàn. Đảm bảo công tác thuỷ lợi phục vụ sản xuất và dân sinh.

Thứ ba, về điện nông thôn

Thực hiện giữ vững và nâng cao tiêu chí tại 25/25 xã đã đạt. Phối hợp với Công ty điện lực Sóc Sơn triển khai thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp lưới điện trên địa bàn huyện.

Hướng dẫn nhân dân thực hiện giữ vững 100% hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn theo quy định tại Bộ tiêu chí nông thôn mới.

Thứ tư, về trường học

Thực hiện cải tạo, nâng cấp 05 trường mầm non, 04 trường tiểu học, 02 trường THCS. Thực hiện chuẩn bị đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp 02 trường mầm non, 02 trường tiểu học. Phấn đấu đến hết năm 2016 có thêm 03 trường đạt chuẩn Quốc gia (Tiểu học Bắc Sơn A, Tiểu học Xuân Thu, Mầm non Tiên Dược A).

Thứ năm, về cơ sở vật chất văn hoá

Thực hiện đầu tư xây dựng 10 nhà văn hóa tại các xã Xuân Giang, Hiền Ninh, Tân Dân, Bắc Phú. Huy động các nguồn lực xã hội thực hiện đầu tư xây dựng các khu thể thao tại các xã, thôn và thực hiện nâng cấp, bổ sung các trang thiết bị và khuôn viên của các nhà văn hoá đảm bảo duy trì, nâng cao tiêu chí tại các xã.

Thứ sáu, về chợ nông thôn

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện công tác chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ. Hướng dẫn các chợ sắp xếp ngành hàng, thu gom rác đảm bảo an ninh trật tự, PCCC, văn minh thương mại. Chuẩn bị các điều kiện tổ chức đấu giá 02 chợ Quang Tiến, Tân Dân để đưa chợ vào hoạt động, giải toả các điểm kinh doanh chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn xã.

Đối với các dự án đầu tư xây dựng chợ tại các xã còn nhiều hộ nghèo của huyện Sóc Sơn (Tân Hưng, Đức Hoà, Việt Long, Nam Sơn, Xuân Thu): Phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội đẩy nhanh tiến

độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng chợ tại các xã.

Thứ bảy, về bưu điện

25/25 xã đã đạt tiêu chí, 100% các xã có điểm bưu chính viễn thông, có Internet đến thôn. Tiếp tục thực hiện duy trì tốt và nâng cao chất lượng hoạt động của các điểm dịch vụ bưu chính viễn thông, truy cập Internet tại các xã, các thôn, làng, cụm dân cư.

Thứ tám, nhà ở dân cư

25/25 xã đã đạt tiêu chí. Để duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí, tuyên truyền vận động nhân dân trên toàn huyện thực hiện xây dựng, cải tạo nâng cấp, chỉnh trang nhà cửa, công trình phụ trợ đảm bảo quy hoạch, mỹ quan.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng các khu sản xuất tập trung: Trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông sản…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới của huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)