Quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch XDNTM đã được phê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới của huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 106 - 108)

phê duyệt

Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa vào phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Giải quyết vấn đề NNNDNT không chỉ là nhiệm vụ của nông dân, ở khu vực nông thôn mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. XD NTM là xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại ở nông thôn; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch. Có như vậy mới có thể đẩy nhanh sự phát triển nông thôn một cách toàn diện, bền vững, góp phần giảm dần sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn.

Với huyện Sóc Sơn, do nhu cầu của tiến trình đô thị hóa, đồng thời với sự phát triển ngày càng cao về thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của người dân, mỗi gia đình đều có nhu cầu nâng cấp nơi ăn chốn ở; mỗi thôn, xóm, làng, xã đều có nhu cầu nâng cấp đường sá, tu bổ, sửa chữa các công trình công cộng như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa khu dân cư, sân chơi thể thao... điều đó đặt ra yêu cầu phải quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch XD NTM đã được phê duyệt, tránh tình trạng lãng phí đất đai, vật liệu xây dựng, đảm bảo trật tự về kiến trúc, cảnh quan và giữ vững sự ổn định về môi trường sinh thái.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH; Quy hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2011-2020, quy hoạch XD NTM, chính quyền các cấp cần tập trung chỉ đạo cụ thể hóa thành các kế hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch vùng sản xuất, quy hoạch sử dụng đất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và quy hoạch chung của huyện. Quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt, tránh việc đầu tư các chương trình làm phá vỡ tổng thể quy hoạch chung của huyện. Đất đai trong phạm vi điểm dân cư nông thôn, bao gồm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn và mặt nước các ao, hồ, sông ngòi... được giao cho các hộ gia đình để sử dụng vào các mục đích cần tiếp tục tuân thủ các quy định về hạn mức theo quy định của Luật đất đai, theo quy định của từng địa phương. Các loại đất chuyên dùng phục vụ yêu cầu xây dựng các công trình sản xuất phi nông nghiệp, xây dựng thủy lợi, giao thông, các công trình kỹ thuật hạ tầng, nghĩa trang... phải được sử dụng theo đúng mục đích trên cơ sở phương án thiết kế và theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Đối với các điểm cư dân nông thôn, việc quản lý quy hoạch trước hết là đối với việc sử dụng đất đai cho đường sá, hệ thống thủy lợi, mạng lưới các công trình kỹ thuật hạ tầng và môi trường đô thị, các công trình công cộng,

các công trình phục vụ hoạt động sản xuất phi nông nghiệp... phải quản lý tốt và triển khai cải tạo hoặc xây dựng từng bước các phần đất này theo đúng mục đích mới có thể thực hiện được ý đồ quy hoạch đã xác định.

Bên cạnh đó, trong sản xuất nông nghiệp, nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển thương nghiệp ở nông thôn, cần tiếp tục vận động nhân dân tự nguyện thực hiện dồn đổi ruộng đất, tích tụ ruộng đất để hình thành các vùng sản xuất tập trung, vùng chăn nuôi, vùng nuôi trồng thủy sản, vùng sản xuất rau an toàn, cánh đồng lớn, vùng phát triển nông nghiệp công nghệ cao nhằm giải phóng sức lao động, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, làm cho nông dân có thể giàu lên từ đất.

Rà soát, bổ sung, quản lý quy hoạch nông thôn mới

Tiếp tục xác định quy hoạch là nhiệm vụ trọng tâm, đi trước một bước. Tiếp tục phối hợp với các Sở, ngành trình thành phố phê duyệt và triển khai quy hoạch chung huyện Sóc Sơn, quy hoạch đô thị vệ tinh Sóc Sơn, hoàn thành điều chỉnh 25 đồ án quy hoạch XD NTM của 25 xã.

Lập quy hoạch chi tiết các khu vực trọng điểm, quy hoạch hạ tầng đồng bộ với quy hoạch chung của thành phố, như: Quy hoạch chi tiết nghĩa trang, nhà hỏa táng, các quy hoạch hạ tầng giao thông; các đồ án thiết kế đô thị, đồ án quy hoạch phân khu đảm bảo việc kết nối đồng bộ các quy hoạch với các tuyến giao thông Quốc gia, các đường cao tốc và hệ thống hạ tầng của thành phố và Trung ương theo quy hoạch của thành phố Hà Nội tầm nhìn 2030.

Rà soát, bổ sung các quy hoạch ngành (giao thông, thủy lợi, trường học, văn hóa, TDTT) cho phù hợp với quy hoạch chung và quy hoạch của thành phố, đảm bảo việc đầu tư đến 2020 tầm nhìn 2030.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới của huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)