Nhìn lại năm 2012 khi Đoàn Giám sát do Ban Văn hóa xã hội HĐND TP Hà Nội chủ trì đã thực hiện giám sát về quản lý dịch vụ internet và chƣơng trình mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tại UBND huyện Thanh Oai. Tại cấp huyện đã triển khai ứng dụng CNTT, huyện đã trang bị máy tính cho cán bộ công chức, viên chức đạt 96% cùng nhiều thiết bị tin học khác. Thanh Oai (là một trong ba quận, huyện đƣợc Sở Thông tin và Truyền thông nâng cấp liên thông đến Chi cục Thuế và Kho bạc); phần mềm đăng ký kinh doanh qua mạng.
Thế nhƣng tại cấp xã, đến nay mới có 2/21 xã, thị trấn đƣợc đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật đồng bộ tại bộ phận một cửa (Kim Bài, Tân Ƣớc), xã Dân Hòa đang triển khai, còn lại 18 xã, thị trấn chƣa đƣợc trang bị kỹ thuật đồng bộ. Hầu hết các xã đều trong tình trạng thiếu trang thiết bị tin học nhƣ máy tính, máy in, … Nhiều máy tính trang bị đã cũ, cấu hình thấp, xuống cấp nên chỉ sử dụng để soạn thảo văn bản, truy cập internet, không thể cài thêm các phần mềm ứng dụng khác. Một số xã chỉ trang bị đủ máy tính cho cán bộ công chức thƣờng xuyên làm việc tại trụ sở, nhiều cán bộ phải dùng chung một máy tính, khó khăn trong việc quản lý dữ liệu cũng nhƣ xử lý công việc. Việc
ứng dụng CNTT cơ bản vẫn chỉ là đánh máy văn bản, nối mạng Internet để cập nhật, theo dõi tin tức.
Mặc dù đã có sự quan tâm và đầu tƣ vào phát triển hạ tầng CNTT nhƣng hầu hết các xã trên địa bàn vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cụthể theo nhƣ quyết định số 07/2016/QĐ-UBND Về việc ban hành quy định thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc thuộc thành phố Hà Nội. Đặc biệt không có một xã nào đáp ứng đƣợc yêu cầu về diện tích của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, trong đó quyết định nêu rõ yêu cầu bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã phải có diện tích không dƣới 40m2. Dành tối thiểu 50% diện tích của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để bố trí nơi ngồi chờ cho cá nhân, tổ chức đến giao dịch.Số lƣợng công dân đến liên hệ công việc hằng ngày đông nhƣng nhiều năm nay phòng làm việc của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” bố trí rất sơ sài ơ sở vật chất phòng làm việc, bàn ghế xuống cấp, chƣa có máy photo copy, máy tính đã cũ…, không bảo đảm cho cán bộ khi thực hiện nhiệm vụ.
Theo cán bộ tƣ pháp hộ tịch ở xã cho biết: Vì cơ sở vật chất xuống cấp ảnh hƣởng rất nhiều đến chất lƣợng giải quyết công việc. Những ngày trời tạnh ráo còn đỡ nhƣng khi trời mƣa gió, ẩm thấp nhiều công dân không có chỗ ngồi chờ giải quyết công việc..
Hiện nay việc xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT tại UBND cấp xã, huyện Thanh Oai cũng tồn tại nhiều hạn chế nhất định. Mặc dù đã đƣợc đầu tƣ trang bị nhƣng nhìn chung hiện nay máy tính phục vụ cho công việc của CBCC cũng còn thiếu và chƣa đáp ứng yêu cầu. Các phần mềm, ứng dụng đƣợc cài đặt cho máy tính của CBCC còn thiếu. Ngoài ra hiện nay một số máy tính đã hƣ hỏng và xuống cấp nhƣng chƣa đƣợc trang bị mới, điều này gây ra nhiều khó khăn cho CBCC khi thực thi công việc. Các thiết bị đi kèm cũng chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức.
Ngoài ra việc xây dựng các mạng CNTT phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch của các CQNN,Tại một số đơn vị có hệ thống mạng LAN hoàn chỉnh máy chủ hiện nay đã cũ, cấu hình thấp, đáp ứng ở mức tối thiểu. Hạ tầng an toàn thông tin nhìn chung chƣa đảm bảo theo yêu cầu đặt ra.
Nhằm khắc phục những tồn tại trên, năm 2014 từ nguồn vốn ngân sách địa phƣơng và các dự án, các xã trên địa bàn huyện đã thực hiện mua sắm thiết bị, nâng cấp bộ phận một cửa điện tử; đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức… đến nay 100% cơ quan UBND xã, thị trấn đã kết nối mạng Internet. Một số UBND xã đã kết nối mạng LAN (mạng nội bộ) với đƣờng truyền tốc độ cao. Bộ phận một cửa ở tất cả các xã, thị trấn về cơ bản đã liên thông với một cửa điện tử của UBND huyện
Trong quá trình thực hiện luận văn đã đƣa 6/21 xã trên địa bàn huyện Thanh Oai, bao gồm (xã Dân Hòa, xã Tân Ƣớc, xã Cao Dƣơng, xã Tam Hƣng, xã Xuân Dƣơng và Thị trấn Kim Bài). Đƣa làm đối khảo sát, nghiên cứuở 11 tiêu chí khác nhau về hạ tầng cơ sở cũng nhƣ hoạt động ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính cấp xã. Số liệu đƣợc lấy và tổng hợp lại trong Bảng 2.
Bảng3 Tình hình khảo sát hạ tầng CNTT tại một số địa phƣơng
TT Hạ tầng CNTT của UBND xã
Số
lƣợng Tỉ lệ% Ghi Chú 1 Tổng số xã ( thị trấn) nghiên cứu 6 Bao gồm 5 xã và 1 thị trấn 2 Tổng số cán bộ chuyên trách,
công chức cấp xã
142 Chỉ tính riếng số lƣợng CBCC.
3 Tổng số máy tính 125 88.02 Chỉ tính riêng máy tính đƣợc trang bị theo cơ chế chính sách không bao gồm máy tính cá nhân, Laptop tự trang bị.
4 Số máy tính hoạt động tốt 118 94,4 Số lƣợng máy tính còn dùng đƣợc cao
5 Số máy tính hoạt động kém 7 6,6 Cần nâng cấp, thay thế 6 Số UBND xã có mạng LAN 6 100 100% các xã có mạng LAN 7 UBND xã có mạng Internet 6 100 100% các xã có mạng Internet
8
Chất lƣợng mạng Internet
+ Nhanh 2 33,33 Duy nhất có UBND thị trấn Kim Bài và xã Dân Hòa sử dụng mạng cáp quang (FTTH) 30mbps
+ Bình Thƣờng 3 50 Sử dụng mạng ADSL băng thông 25Mbps nhà mạng Viettel
+ Chậm 1 16,67 Sử dụng mạng ADSL băng thông 20Mbps nhà mạng Viettel
9 Tổng số máy tính có kết nối Internet
120 96 Đạt mức cao
10 Số lƣợng máy in 25 22,23 Cứ khoảng 5 máy tính có 1 máy in; Tỉ lệ khá cao
11 Số lƣợng máy Scan (quét văn bản)
8 8,92 Cứ 15 máy tính có 1 máy Scan. Ở mức thấp
(Nguồn : Tác giả trực tiếp khảo sát)
Thống kê cho thấy hạ tầng cơ sở CNTT đƣợc triển khai tại các xã là tƣơng đối tốt số lƣợng máy tính trang bị cho phòng ban, cán bộ công cấp xã chức đạt khoảng 88%. Số lƣợng máy tính dùng đƣợc cao, hầu hết còn khá mới, các máy tính đều đƣợc kết nối mạng Internet.Hạ tầng CNTT đƣợc quan tâm đầu tƣ, đa số cán bộ công chức chuyên môn, nghiệp vụ đƣợc trang bị máy tính làm việc, các cơ quan đều có mạng nội bộ LAN và kết nối Internet. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, ứng dụng công nghệ thông tin, từng bƣớc hiện đại hóa công tác cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, bƣớc đầu tạo đƣợc sự hài lòng của ngƣời dân.