Kiến nghị đối với Chính phủ và chính quyền cấp xã huyện ThanhOai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân cấp xã huyện thanh oai thành phố hà nội (Trang 96 - 138)

Bộ phận một cửa thuộc ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn hoạt động theo nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo đảm giải quyết công khai việc nhanh chóng, đúng thời gian cho tổ chức, công dân. Quy trình làm việc phải bảo đảm tính khoa học, hợp lý. Việc bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân cấp xã phải đảm bảo cho hoạt động quản lý. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cơ chế “một cửa” tại xã, phƣờng, thị trấn, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhƣ sau:

Thứ nhất, trong hoạt động, cơ quan hành chính Nhà nƣớc cấp xã phải có

nội quy cơ quan rõ ràng, quy định trách nhiệm cụ thể đối với cán bộ, công chức trong việc phối hợp giải quyết công tác chung thuộc thẩm quyền của xã. Công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phải là những ngƣời kinh qua công tác chuyên môn, có nghiệp vụ giỏi, có khả năng giao tiếp tốt và nhất thiết đội ngũ này phải có trình độ tin học đảm bảo cho việc quản lý bằng hệ thống điện tử. Trong thời gian đầu thực hiện cần chú ý đến việc trang bị cho vùng sâu, vung xa về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có khả năng áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý.

Thứ hai, theo cơ chế hiện nay thì thực chất của hoạt động “một cửa” tại

xã, phƣờng, thị trấn chỉ là hoạt động công khai thủ tục hành chính và quy định nơi tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của công chức chuyên môn, chƣa thể hiện đƣợc tính khách quan trong công tác. Công tác nhân sự cần bố trí cố định công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả là những ngƣời làm

việc thƣờng trực, không kiêm nhiệm công tác khác. Cần quy định tách bạch giữa công chức tiếp nhận hồ sơ và công chức giải quyết hồ sơ nhằm hạn chế đến mức tối đa những tiêu cực trong quá trình giải quyết công việc của cán bộ, công chức; công chức tiếp nhận hồ sơ phải liên tục cập nhật về thủ tục hành chính, học tập nâng cao trình độ. Nhân sự làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả không nên quy định riêng về lĩnh vực phụ trách mà nên có sự chuẩn hóa về thao tác tiếp nhận hồ sơ sao cho tất cả công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đều phải có khả năng tiếp nhận và phân loại tất cả các loại hồ sơ do tổ chức và công dân chuyển đến, vào sổ tiếp nhận và chuyển công chức có trách nhiệm giải quyết. Công chức phụ trách chuyên môn chỉ giải quyết công việc chuyên môn trên cơ sở hồ sơ do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển đến, họ có điều kiện để khảo sát thực tế phục vụ cho hoạt động quản lý.

Thứ ba, trong chính sách đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cần chú

trọng đến đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phải có kế hoạch đào tạo một cách hiệu quả công chức chuyên môn, không phải là bồi dƣỡng theo kiểu chắp vá. Việc bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức phải chú ý đến việc đảm bảo giữa công tác và học tập nâng cao trình độ, đáp ứng đƣợc sự biến động về đội ngũ cán bộ khi có yêu cầu đào tạo, bồi dƣỡng công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Thứ tư, quy định số lƣợng biên chế trong cơ quan hành chính Nhà nƣớc

cấp xã nhƣ hiện nay cũng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu quản lý. Nên có quy định cụ thể vế số lƣợng công chức chuyên môn tại cấp xã, phân bổ số lƣợng công chức phải căn cứ vào địa giới hành chính, diện tích địa bàn, số lƣợng dân cƣ, trình độ dân trí và vụ việc phát sinh trong quá trình quản lý. Làm đƣợc điều này sẽ làm giảm áp lực giải quyết công việc tại thành phố lớn. Trƣớc khi quyết định phân cấp thẩm quyền quản lý về cho địa phƣơng, cơ quan quản lý Nhà nƣớc cấp trên cần phân tích và điều chỉnh về nhân sự cho phù hợp với tình hình và yêu cầu giải quyết công việc và phải có quy định cụ

thể về việc thực hiện tăng cƣờng nhân sự cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn.

Thứ năm, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động quản lý ở cấp xã cần

đƣợc nâng cao. Trụ sở cơ quan hành chính Nhà nƣớc phải bảo đảm tính nghiêm trang thể hiện quyền lực Nhà nƣớc nhƣng cũng phải tạo đƣợc sự gần gũi với ngƣời dân. Trụ sở cơ quan hành chính Nhà nƣớc phải đảm bảo về diện tích, các phòng làm việc phải đƣợc trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ công tác nhƣ hệ thống máy vi tính, máy in, máy photocopy, phải thoáng mát và sạch sẽ. Phòng tiếp dân tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phải đƣợc bài trí trang trọng, khoa học. Cũng phải chú ý đến việc đầu tƣ xây dựng nha kho phục vụ cho công tác lƣu trữ hồ sơ.

Thứ sáu, trong quá trình giải quyết hồ sơ, cần có cơ chế linh hoạt không

nên cứng nhắc, máy móc trong việc xử lý hồ sơ. Trong điều kiện cụ thể, từng địa phƣơng căn cứ vào quy định thời gian giải quyết hồ sơ chung có thể giải quyết nhanh chóng, chính xác các loại hồ sơ, khuyến khích việc giải quyết nhanh hơn so với quy định. Để đảm bảo việc giải quyết hồ sơ đúng thời gian quy định thì cần quy định trách nhiệm cụ thể của cá nhân trong từng khâu giải quyết hồ sơ của quy trình từ ngƣời phụ trách tiếp nhận đến ngƣời xử lý hồ sơ và duyệt hồ sơ.

Thứ bảy, trong công cuộc cải cách hành chính cũng phải hết sức chú ý

đến chế độ đãi ngộ đối với công chức cấp xã. Đây là đội ngũ hoạt động nhiều song chế độ tiền lƣơng nhƣ hiện nay không đủ sức thu hút nhân tài. Bộ máy Nhà nƣớc muốn tinh giảm mà vẫn quản lý tốt thì cần phải có một đội ngũ chuyên nghiệp những ngƣời làm công tác quản lý; phải có cơ chế tác động vào hoạt động của công chức, tuân theo quy luật đào thải của sự tiến bộ xã hội, không thể kéo dài tình trạng công chức chây lƣời học tập, thái độ làm việc qua loa, đại khái. Trong hoạt động của bộ máy hành chính cấp xã cần chú ý phân công công việc hợp lý đối với cán bộ, công chức, chấm dứt tình trạng ngƣời làm không hết việc, ngƣời thì không có việc gì để làm. Công tác quản

lý Nhà nƣớc trong đó bao gồm công tác quản lý nhân sự cần theo một cơ chế chặt chẽ, quy định trách nhiệm cụ thể và biện pháp chế tài nghiêm khắc đối với những công chức vi phạm, quản lý con ngƣời phải căn cứ vào hiệu quả công việc, không thể quản lý theo cảm tính nhƣ hiên nay.

Thứ tám, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cần ban hành một văn bản

cụ thể về quy chế phối hợp giữa các cơ quan hành chính Nhà nƣớc trong việc giải quyết các hồ sơ do tổ chức, công dân yêu cầu, tạo cơ sở pháp lý cho việc phân định trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, cá nhân trong một quy trình giải quyết hồ sơ. Các sở ngành có liên quan cần có hƣớng dẫn cụ thể để cán bộ, công chức dễ thực hiện và thực hiện một cách nhất quán.

Tiểu kết chƣơng 3

Dựa trên cơ sở lý luận khoa học ở Chƣơng 1 và thực trạng ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC tại UBND cấp xã huyện Thanh Oai ở Chƣơng 2. Chƣơng 3 của luận đã đề ra những phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC tại đây.

Các phƣơng hƣớng, giải pháp của luận văn đều dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC cấp xã. Nhƣng phƣơng pháp cũng đƣợc xây dựng một cách hợp lý và khả thi dựa trên phần ƣu nhƣợc điểm đƣợc trình bày trong chƣơng 2 nhằm mang tính khách quan và khoa học trong nhiều góc độ khác nhau.

KẾT LUẬN

Công nghệ thông tin vừa là cơ hội vừa là thách thức, đứng trƣớc ngƣỡng của của cuộc cách mạng thời đại, “cách mạng 4.0”. Chúng ta lại càng khằng định đƣợc vai trò của công nghệ và ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động của con ngƣời. Nhận thức rõ đƣợc tầm quan trọng của CNTT và ứng dụng CNTT trong hoạt đông của cơ quan hành chính. Đảng và Nhà nƣớc đã không ngừng nhấn mạnh vai trò của CNTT trong các kì đại hội gần đây cũng nhƣ trong các văn bản, nghị định của Chính phủ.

Với mục tiêu xây dựng một nền hành chính hiện đại hóa, đƣa ứng dụng CNTT vào trong mọi hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nƣớc tại UBND cấp xã trên địa bàn huyện Thanh Oai. Xuất phát từ mục đích thực tế mang tính cấp thiết, tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu về hoạt động ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC tại UBND cấp xã trên địa bàn huyện Thanh Oai. Dựa trên cơ sở lý luận khoa học và triết học chủ nghĩa Mac – Lenin, cũng nhƣ bám sát vào thực trạng tại địa phƣơng. Luận văn đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận của việc ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã huyện Thanh Oai. Tập trung đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng và những kết quả đạt đƣợc hết sức quan trọng của công tác ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nƣớc trên địa bàn huyện Thanh Oai, thực trạng quản lý Nhà nƣớc về ứng dụng CNTT trên địa bàn huyện Thanh Oai.

Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và thực hiện luận văn, với tinh thần thái, độ nghiêm túc và nỗ lực hết mình, luận văn đã cố gắng bám sát đề tài nghiên cứu để đạt đƣợc mục tiêu đề ra trƣớc đó. Qua phân tích từ thực tế tình hình triển khai ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã huyện Thanh Oai cũng đã chỉ ra và làm rõ những hạn chế, tồn tại về ứng dụng CNTT tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp xã huyện Thanh Oai từ đó đƣa ra các quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm

hoàn thiện ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý Nhà nƣớc tại các cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Nam trong những năm tiếp theo. Đồng thời góp phần làm rõ hơn sự vận dụng những quan điểm lớn của Đảng trong quá trình hội nhập và phát triển chung trong nền kinh tế thế giới, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nƣớc, xây dựng một nƣớc Việt Nam độc lập, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh và sánh vai với các nƣớc tiên tiến trên thế giới về mọi lĩnh vực. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu còn ngắn, bản thân ngƣời thực hiện năng lực còn hạn chế do đó không tránh khỏi nhƣng sai sót. Một số nội dung của luận văn chƣa thể đi sâu nghiên cứu và phân tích cụ thể hơn, mà chỉ dừng lại ở việc khai quát. Nhƣng phần lớn những nghiên cứu của luận văn đều mang tính khả thi và có khả năng áp dụng, thực hiện đƣợc. Do đó tác giả mong muốn nhận đƣợc đóng góp, bàn luận thêm để tác giả tiếp tục hoàn thiện nghiên cứu của mình một cách toàn diện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị (2015), Nghị quyết 36/NQ-TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, Hà Nội.

2. Chính phủ (2014), Nghị định số 37/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Hà Nội.

3. Chính phủ (2007), Quyết định 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 về ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, Hà Nội.

4. Chính phủ (2010), Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 8 tháng 6 năm 2010 về kiểm soát TTHC, Hà Nội.

5.Chính phủ (2007), Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, Hà Nội

6. Chính phủ (2011), Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 về việc quy định cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước, Hà Nội

7.Chính phủ (2015), Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36- NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, Hà Nội.

8. Chính phủ (2011), Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 về ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-

2020, Hà Nội. Chính

9. Đào Trí Úc (2008), "Đánh giá kết quả cải cách hành chính và các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính ở nước ta", Nxb Chính trị

Quốc Gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Kế hoạch 98/KH-UBND ứng dụng công nghệ thông tin hoạt động cơ quan Nhà nước Hà Nội 2016

13. Học viện Hành chính Quốc gia (2007), Giáo trình thủ tục hành chính, Nxb. Khoa học kỹ thuật. 14. Lã Thị Huyền (2016), “Đẩy mạnh ứng dụng

công nghệ thông tin trong cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Hà Nam”,

Tạp chí Tổ chức Nhà nước,( số 01).

14. UBND huyện Thanh Oai (2015) “ Báo cáo hoạt động mô hình một của, một cửa liên thông”

15. Học viện Hành chính quốc gia, Tài liệu hành chính công (dùng cho giảng dạy và nghiên cứu), Hà Nội.

17. Nguyễn Hữu Hải (2013), "Cơ sở lý luận và thực tiễn về hành chính Nhà nước", Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

18. Nguyễn Ngọc Hiến (2001), "Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam", Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

19. Võ Kim Sơn(2004), "Cải cách nền hành chính Nhà nước một quá trình tất yếu và liên tục", Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

20. Vũ Tuấn Linh (2013), Quản lý Nhà nước về ứng dụng CNTT tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

21. UBND huyện Thanh 004Fai (2015) “Báo cáo kế hoạch cải cách hành chính năm 2014 và kế hoạch cải cách hành chính 2015”

22. Nguyễn Xuân Thái, Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước thành phố Hà Nội thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

23. Nguyễn Tƣờng Lam, “Ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành của UBND huyện từ thực tiễn huyện Bến Lức, tỉnh Long An”.

24. Quốc hội (2015), Luật Công nghệ thông tin, Hà Nội.

25. Quốc hội (2005), Luật giao dịch điện tử, Hà Nội. 26. Nghị định 61/2018/NĐ-CP

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng;

Căn cứ Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nƣớc ở địa phƣơng;

Căn cứ Quyết định số 07/2016/QĐ-UBND ngày 08/3/2016 của UBND TP Hà Nội về việc ban hành Quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc thuộc TP Hà Nội;

Căn cứ Quyết định số 4046/QĐ-UBND ngày 31/8/2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc công bố bộ TTHC đang thực hiện tại cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội;

Căn cứ Quyết định số 4773/QĐ-UBND ngày 23/10/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc công bố TTHC mới ban hành/TTHC bị hủy bỏ trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân cấp xã huyện thanh oai thành phố hà nội (Trang 96 - 138)