Mục Tiêu, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã huyện ThanhOai trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân cấp xã huyện thanh oai thành phố hà nội (Trang 80)

a.Mục tiêu chung

-Đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cải cách hành chính, có kế hoạch đồng bộ với sự phát triển chung của Chính phủ; hƣớng tới “Chính quyền điện tử” có nền hành chính minh bạch, hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tƣ, phục vụ ngƣời dân và tổ chức; đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin trong mọi mặt của đời sống xã hội;

-Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trên cơ sở bảo đảm tính kế thừa, tận dụng những thành tựu, kết quả đã có, phù hợp với các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông của huyện để phát triển Chính quyền điện tử;

-Đảm bảo sẵn sàng và duy trình nguồn nhân lực có đủ trình độ chuyên môn để đảm bảo vận hành, sử dụng hiệu quả hệ thống Chính quyền điện tử;

-Xây dựng chính quyền điện tử của toàn huyện gắn với xây dựng Trung tâm dịch vụ hành chính công và cải cách thủ tục hành chính.

b. Mục tiêu cụ thể

-Ứng dụng công nghệ thông tin thông suốt trong quản lý và điều hành của các cấp từ UBND huyện đến các đơn vị cơ sở.

-Xây dựng cơ sở dữ liệu, các phần mềm ứng dụng có khả năng phát triển, mở rộng nhằm phục vụ điều hành và thực hiện tốt các Dịch vụ hành chính công đối với các tổ chức và công dân.

-Hoàn thiện cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động Chính quyền điện tử.

-Xây dựng các kênh giao tiếp giữa cơ quan Nhà nƣớc với các tổ chức, công dân.

3.1.2 Phương hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã huyện Thanh Oai giai đoạn 2018 – 2022.

Phƣơng hƣớng giai đoạn mới của chính quyền huyện Thanh Oai

-Về kiến trúc chính quyền điện tử và xây dựng chính quyền điện tử: Xây dựng và quản lý có hiệu quả kiến trúc chính quyền điện tử huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

-Về hạ tầng CNTT: 100% cán bộ công chức có máy tính cá nhân sử dụng cho công việc

-Về ứng dụng CNTT: 100% văn bản điện tử không thuộc văn bản mật ở cả 3 cấp chính quyền trao đổi trên môi trƣờng mạng có sử dụng chứng thƣ số, 100% cán bộ công chức sử dụng thƣ điện tử phục vụ công việc. 100% cơ quan Nhà nƣớc ở cả 3 cấp sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành, tăng cƣờng sử dụng công nghệ GIS trong công tác quản lý của các ngành nhƣ giao thông, xây dựng, tài nguyên môi trƣờng, công thƣơng; xây dựng CSDL và hệ thống thông tin quản lý các lĩnh vực: văn hóa, xã hội và công nghiệp.

-Về ứng dụng CNTT phục vụ ngƣời dân, doanh nghiệp: 100% các ban ngành, UBND cấp phƣờng/ xã triển khai thống nhất phần mềm một cửa liên thông, 60% UBND cấp xã có cổng thông tin điện tử thành phần hoặc trang thông tin điện tử thuộc cổng thông tin điện tử của thành phố; cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

-Về nhân lực CNTT: 100% cán bộ lãnh đạo thông tin (CIO), cán bộ chuyên trách đƣợc bồi dƣỡng, tập huấn kiến thức CNTT. 80% cán bộ công chức đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản do bộ TTTT ban hành.

-Về an toàn thông tin: Trung tâm dữ liệu tỉnh và 100% các ban ngành, UBND các cấp đƣợc triển khai các giải pháp bảo đảm an tòa thông tin và đào tạo nguồn nhân lực an toàn thông tin tƣơng ứng.

Định hƣớng chiến lực nghiệp vụ cho hệ thống CQĐT trong tƣơng lai là toàn bộ các hoạt động trong các cơ quan chính quyền đƣợc vận hành trên nền tảng của hệ thống thông tin điện tử gồm có:

-Hệ thống dịch vụ công điện tử (e-service) cho phép ngƣời dân và doanh nghiệp thực hiện các giao dịch điện tử với các cơ quan Nhà nƣớc trên môi trƣờng mạng

-Hệ thống thông tin điện tử (e-information) cho phép ngƣời dân và doanh nghiệp đƣợc tiếp xúc đầy đủ thông tin của Nhà nƣớc trên môi trƣờng mạng

-Hệ thống tham dự điện tử (e-participation) cho phép ngƣời dân và doanh nghiệp phản ánh thông tin, đóng góp ý kiến và bỏ phiếu trên môi trƣờng mạng

-Hệ thống tƣ vấn điện tử (e-consultation) cho phép ngƣời dân và doanh nghiệp đƣợc tƣ vấn về pháp luật và xã hội thông qua môi trƣờng mạng.

-Hệ thống trợ giúp ra quyết định điện tử (e-decision-making) cho phép cơ quan quản lý thực hiện ra các quyết định với sự trợ giúp đầy đủ của các hệ thống thông tin.

3.2.Các nhóm giải pháp hoàn thiện và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.

3.2.1. Áp dụng chuẩn ISO 9001 trong quản lý.

Việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2015 theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg đối với UBND cấp xã tại huyện Thanh Oai là hết sức cần thiết vì đây là hệ thống

quản lý chất lƣợng cho phép lãnh đạo đánh giá, kiểm tra hiệu quả công việc, sản phẩm của cán bộ, công chức làm ra. Qua đó, lãnh đạo có những hành động khen thƣởng kịp thời đối với cán bộ công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời chấn chỉnh và có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ có sai phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ gây ảnh hƣởng tới hoạt động chung của cơ quan.

Thực tế cho thấy, trong thờigian qua, ở các địa phƣơng áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001-2015 đã tạo bƣớc chuyển biến tích cực trong hoạt động quản lý. Ở nƣớc ta việc áp dụng tiêu chuẩn chất lƣợng trong dịch vụ hành chính công là vấn đề còn rất mới mẻ, Hiệu quả của việc áp dụng tiêu chuẩn chất lƣợng này thể hiện ở chất lƣợng sản phẩm dịch vụ mà cơ quan hành chính Nhà nƣớc cung ứng cho nhân dân thể hiện qua các tiêu chí cơ bản sau:

-Tính kịp thời của các văn bản đƣợc ban hành;

- Tính chính xác, độ sai sót ít và tính ổn định của các văn bản hành chính mới ban hành;

-Sự mau chóng, kịp thời và đúng pháp luật trong giải quyết các công việcdo khách hàng yêu cầu;

-Độ tin cậy, chính xác của những thông tin, những chỉ dẫn của các cá nhâncông chức, tổ chức, cơ quan hành chính đối với khách hàng,

-Thái độ sẵn sàng, thân thiện, hỏa nhà của công chức hành chính trong giải quyết công việc với khách hàng.

Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề đơn giản có thể thực hiện trong thời gian ngắn mà nến hành chính cẩn hội tụ những yếu tố cơ bản sau:

-Hệ thống công sở hành chính cần đƣợc xây dựng hiện đại với phƣơng tiệnphục vụ tiên tiến khoa học, đầy đủ, sắp xếp bố trí các phòng ban hợp lý tạisự thuận tiện cho ngƣời dân khi đến cơ quan công quyền;

-Đội ngũ cán bộ công chức có chuyên môn nghiệp vụ, đƣợc đào tạo bài bản,có tinh thần trách nhiệm cao và đạo đức công vụ; đồng thời đƣợc bố tríđúng vị trí, sở trƣờng công việc;

-Có sự phân công, phân cấp rõ ràng trong thực hiện nhiệm vụ, quy định cụthể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm đối với từng chức danh công tác;

-Về phía khách hàng, trình độ dân trí phải ở mức tƣơng đối cao, ngƣời dân phải có sự hiểu biết về pháp luật và cũng cần phải biết về văn hóa công sở.

Thực hiện những tiêu chí, yêu cầu trên sẽ là cơ sở để áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 trong quản lý

Có thể nói, đây là một hƣớng đi mới trong tiến trình cải cách nền hành chính nƣớc ta. Vì thế cần có những bƣớc đi vững chắc, những cuộc thử nghiệm để rút ra kinh nghiệm và nhân rộng tại cấp xã trên địa bàn huyện nói riêng và thành phố nói chung.

3.2.2. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền.

Tiếp tục huy động các tổ chức, công dân tham gia vào công tác cải cách hành chính, nhƣ xã hội hóa một số hoạt động cung cấp dịch vụ công tại địa phƣơng nhƣ chứng thực, trợ giúp pháp lý.... Nhằm mục tiêu giảm bớt gánh nặng cho Nhà nƣớc nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc sự điều tiết, kiểm tra và hoạch định chính sách chung cho hoạt động này. Bên cạnh đó, kêu gọi sự tham gia đóng góp ý kiến của ngƣời dân đối với việc xây dựng, hoàn thiện thể chế mới.

Cần tiếp tục tăng cƣờng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong đội ngũ cán bộ và các tầng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”, để họ hiểu và thực hiện phối hợp cùng giải quyết công việc hợp lý, khoa học, hiệu quả.

3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động phân công, phân cấp.

Mục tiêu của hoạt động này nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng trên cơ sở phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp trong bộ máy chính quyền Nhà nƣớc để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nƣớc.

Phân công rõ ràng, cụ thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết công việc; tránh tình trạng đùn đẩy bỏ sót công việc, ai cũng có thể tham gia giải quyết công việc mà không ai dám đứng ra nhận trách nhiệm về mình. Đồng

thời, đây cũng là điều kiện để tăng cƣờng phối hợp giữa các bộ phận, cơ quan với nhau trong thực hiện nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

Phân cấp rành mạch trong quản lý Nhà nƣớc giữa trung ƣơng và địa phƣơng, cấp trên và cấp dƣới sẽ xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cấp. Đây cũng chính là điều kiện giúp địa phƣơng phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực thi công vụ, khai thác tối đa các lợi thế và nguồn lực của địa phƣơng. Đồng thời đảm bảo sự chỉ đạo thông suốt từ trung ƣơng xuống địa phƣơng và phát huy dân chủ cơ sở.

3.2.4 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin đặc biệt trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.

Khi giải quyết các thủ tục hành chính, cán bộ cần đƣợc trang bị những phƣơng tiện cần thiết để việc thực thi công vụ hiệu quả và tránh sự tùy tiện. Do đó, các cấp lãnh đạo cần có sự quan tâm đúng mức và kịp thời để trang bị các phƣơng tiện cũng nhƣ các điều kiện làm việc cần thiết để giúp các bộ phận. thực hiện nhiệm vụ nhanh chóng và thuận lợi; từng bƣớc hiện đại hóa các trang thiết bị, phục vụ công tác hiện đại hóa công sở nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác cải cách hành chính.

Bên cạnh đó, cần đặc biệt chú trọng công tác ứng dụng công nghệ thông tin, coi đây là một đòi hỏi khách quan của công tác cải cách hành chính và cũng là một giải pháp hữu hiệu đảm bảo cho mọi hoạt động hiệu quả.

Công nghệ thông tin đƣợc coi là “cánh tay đắc lực” phục vụ cho cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ, giúp công việc đƣợc giải quyết nhanh gọn, chính xác. Nhƣ vậy, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin là một hƣớng đi đúng, phù hợp với xu thế đang chuyển dần sang một xã hội thông tin nhƣ hiện nay.

3.2.5. Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ quá trình ứng dụng công nghệ thông tin.

Mục tiêu: Phát triển, hoàn thiện hạ tầng kĩ thuật đảm bảo cho các hoạt động ứng dụng CNTT của UBND cấp xã trên môi trƣờng mạng. Chú trọng

đến hạ tầng cơ sở văn phòng làm việc, số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của cơ quan tổ chức, nhất là của các phòng ban chuyên môn. Tiếp tục đầu tƣ, mở rộng, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin dựa trên nhu cầu công việc và nhu cầu của ngƣời dân sao cho phù hợp với tài chính địa phƣơng.

Với phƣơng châm công tác quy hoạch đi trƣớc một bƣớc để chủ động quản lý, cần phải quy hoạch tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng CNTT nằm trong quy hoạch chung xây dựng, các quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch chi tiết xây dựng. Đề làm đƣợc việc này, UBND huyện cần phải chỉ đạo cơ quan chuyên môn lập, điều chỉnh quy hoạch ngành, lĩnh vực. Công tác quy hoạch đƣợc triển khai đồng bộ từ khâu lập mới đến rà soát, bổ sung, điều chỉnh đảm bảo tính thống nhất, khả thi và chất lƣợng. Về công nghệ, cần xác định cơ sở hạ tầng CNTT đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của huyện, hạ tầng thông tin cần đƣợc đƣợc đầu tƣ đồng bộ và hiện đại, đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trong tƣơng lai.

Cần phải xây dựng máy chủ tích hợp dữ liệu để phát huy đƣợc hiệu quả của hệ thống hạ tầng này. Đây cũng là một trong những yêu cầu để đảm bảo cho việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan đƣợc tiện lợi và sẵn sàng cho sự tích hợp khi cần thiết. Mặt khác, tập trung đầu tƣ tích hợp dữ liệu sẽ tiết kiện đƣợc rất nhiều chi phí cho đầu tƣ hệ thống an ninh và chi phí cho vận hành hệ thống (nhƣ nguồn nhân lực quản trị mạng). Do ngân sách huyện có hạn cần phải xã hội hóa nguồn kinh phí để đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho các cơ quan, đơn vị đầu mối. Đối với phần mềm: Trƣớc hết cần hoàn thiện hệ thống Cổng thông tin điện tử cấp huyện vì đây là khâu then chốt trong mô hình chính quyền điện tử. Yêu cầu cổng thông tin ngoài chức năng của trang thông tin điện tử cấp huyện, nó phải tạo đƣợc nền tảng thích hợp và phát triển cho các ứng dụng khác, tạo môi trƣờng cộng tác và khả năng chia sẻ, liên thông với các đơn vị khác của huyện. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của Cổng thông tin điện tử cấp huyện, cổng thông tin cần phải đảm phải đầy đủ các chức năng

nhƣ: Cung cấp đầy đủ các thông tin, truyền đạt các chủ trƣơng chính sách của Huyện ủy, HĐND, UBND và các ban, ngành, đoàn thể huyện đến ngƣời dân và doanh nghiệp;

Xây dựng cổng thông tin điện tử thành phần cho các xã, thị trấn, các ban, ngành, đoàn thể theo yêu cầu nhiệm vụ; cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 cho ngƣời dân và doanh nghiệp; tạo môi trƣờng làm vịêc cộng tác, an toàn cho các cơ quan; đảm bảo kết nối với Cổng thông tin của huyện và các ứng dụng cấp thành phố đang triển khai. Nhƣ đã nêu ở phần trên, phải gắn liền ứng dụng CNTT với công tác CCHC. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng bắt đầu bằng việc đảm bảo một hạ tầng đủ mạnh để triển khai các ứng dụng/dịch vụ công qua mạng. Khi đã sử dụng trên môi trƣờng mạng thì sẽ hỗ trợ lại công tác CCHC nhƣ rút gọn các thủ tục hành chính, thời gian đáp ứng nhanh hơn, ngƣời dân theo dõi đƣợc trạng thái xử lý hồ sơ qua mạng, lãnh đạo huyện trực tiếp theo dõi đƣợc tình hình xử lý công việc trên các đơn vị mà không cần phải chờ báo cáo.

Phải cung cấp các dịch vụ công trực tuyến tối thiểu là mức độ 3. Trên cơ sở đó, tập trung các dịch vụ này và phát triển thành cổng thông tin tích hợp cung cấp các dịch vụ công cho ngƣời dân, doanh nghiệp, chỉ từ một cổng thông tin duy nhất, bất kỳ ngƣời dân hay doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, điều này sẽ làm cho việc cung cấp và khai thác dịch vụ công đƣợc thuận tiện và hiệu quả hơn. Do đó, cần phát huy thế mạnh về tính minh bạch của thông tin trên môi trƣờng mạng. các trang web phải có nhiều kênh thông tin để tiếp nhận ý kiến phản hồi nhƣ: hệ thống hỏi -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân cấp xã huyện thanh oai thành phố hà nội (Trang 80)