7. Kết cấu của luận văn
1.4.1 Kinh nghiệm của các địa phương
1.4.1.1. Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh hiện nay là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về cải cách hành chính. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thì Thành phố Cẩm Phả được coi là một điểm sáng trong cải cách hành chính nói chung và ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC nói riêng. Để ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC một cách có hiệu quả, UBND Thành phố Cẩm Phả đã áp dụng các biện pháp sau đây:
Thứ nhất, về cơ sở hạ tầng: Cẩm Phả rất chú trọng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước cần được quan tâm đầu tư, bao gồm hạ tầng kỹ thuật dùng chung, hạ tầng kỹ thuật nội bộ các cơ quan nhà nước.
Đối với hiện đại trụ sở, trang thiết bị làm việc: Thành phố Cẩm Phả đầu tư xây dựng Trung tâm Hành chính công với tổng mức đầu tư trên 19 tỷ đồng, bao gồm tòa nhà 4 tầng cùng các trang thiết bị, hạng mục công trình phụ trợ. Trung tâm Hành chính công được bố trí làm việc với 18 quầy tiếp dân, phòng đặt máy chủ và phòng làm việc dành cho cán bộ, nhân viên chuyên trách của Trung tâm. Bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, Trung tâm Hành chính công thành phố Cẩm Phả được mua sắm, bổ sung một loạt trang thiết bị hiện đại từ dàn máy vi tính, máy in, máy quét, máy fax, máy photo copy, các kiosk lấy số thứ tự và hiển thị thông tin, hệ thống camera IP giám sát...cùng các phần mềm tác nghiệp hiện đại [12]. Trung tâm Hành chính công
bao gồm hai bộ phận nghiệp vụ: Bộ phận Hành chính – Tổng hợp gồm các cán bộ, công chức chuyên trách và bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, đội ngũ cán bộ, công chức được cử đến từ các phòng chuyên môn và cơ quan chuyên môn ngành dọc đóng trên địa bàn.
Thứ hai, về phần mềm ứng dụng
Song song với đầu tư về hạ tầng kỹ thuật là nhiệm vụ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước, bao gồm: Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành thành phố; Phần mềm một cửa liên thông; Phần mềm quản lý hộ tịch đến quận, huyện, thị xã; Hệ thống cấp Giấy đăng ký kinh doanh hộ cá thể; Phần mềm quản lý đơn thư khiếu nại tố cáo đến các quận, huyện, thị xã; Phần mềm quản lý cán bộ công chức đến các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã; Văn bản điện tử có chữ ký điện tử trong giao dịch hành chính trên môi trường mạng đến các sở, ban, ngành, quận, huyện thị xã và xã, phường, thị trấn.
Thứ ba, đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin
Trung tâm Hành chính công thành phố Cẩm Phả hiện đang sử dụng phần mềm tác nghiệp trong môi trường mạng Internet, quản lý điều hành hết sức thuận lợi, người dân có thể tra cứu kết quả hồ sơ thủ tục hành chính thông qua máy quét mã vạch hoặc nhập trực tiếp số biên nhận vào kiosk hiển thị thông tin hoặc trên trang web của Trung tâm. Tất cả các văn bản chỉ đạo, điều hành của Trung tâm đều quét và gửi đến cho cán bộ, công chức, viên chức thông qua email hoặc trên trang web của trung tâm để nắm bắt được thông tin kịp thời, triển khai thực hiện tốt. Từ việc rà soát, chuẩn hóa các thủ tục hành chính, đến nay UBND thành phố Cẩm Phả đã thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo, các Tổ công tác, áp dụng thành công hệ thống quản lý Trung tâm có chất lượng, xây dựng được quy trình giải quyết công việc và quản lý hành chính theo hướng hiện đại, điện tử hóa. Đến nay, Tổ công tác và các phòng, ban
chuyên môn đã rà soát, bổ sung, điều chỉnh và đưa vào phần mềm một cửa điện tử thực hiện tại Trung tâm Hành chính công được 261 thủ tục hành chính, 100% thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố.
1.4.1.2. Kinh nghiệm của quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng
Liên Chiểu là một trong những quận dẫn đầu về công tác CCHC, đặc biệt là ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Trong những năm qua, công tác ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC đã đem lại những thành tựu to lớn, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận. Có được kết quả đó là do quận triển khai nhiều mô hình và cách làm hiệu quả, cụ thể như sau [19]:
Một là, quận xác định việc ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC là một nội dung trọng tâm để xây dựng một nền hành chính minh bạch, trong sạch, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội. Từ việc xác định đó, quận chú trọng xây dựng các kế hoạch, tập trung đầu tư, đẩy mạnh công tác ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Hai là, quận triển khai xây dựng mô hình “Quận điện tử” với việc áp dụng cơ chế “một cửa hiện đại” trên địa bàn quận. UBND quận đã chú trọng đầu tư hệ thống trang thiết bị đồng bộ, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết công việc. Các phường trên địa bàn quận hầu hết đã xây dựng phòng “một cửa hiện đại”, đầu tư đầy đủ trang thiết bị cho bộ phận “một cửa”, sử dụng máy bấm số xếp hàng tự động, hệ thống tra cứu thông tin và hệ thống camera giám sát để quản lý hoạt động, sử dụng hộp thư điện tử để thuận tiện trong trao đổi công việc.
Ba là, với cam kết lấy sự hài lòng của công dân làm tiêu chí đánh giá, coi tinh thần phục vụ là phương châm hoạt động, Liên Chiểu cũng chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT. Quận đã triển khai,
hưởng ứng cuộc vận động đoàn viên, thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức “nhanh hơn, hợp lý hơn, thân thiện hơn” trong công tác cải cách hành chính. Cán bộ khi tiếp dân đều tỏ thái độ niềm nở, tận tình hướng dẫn và giải thích cặn kẽ cho từng người dân đến giải quyết công việc, xem công dân như là một khách hàng, được quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể để thực hiện công việc nhanh chóng. Bên cạnh đó, nhằm giúp cán bộ, công chức trên địa bàn nâng cao nhận thức về cải cách hành chính, hằng năm Liên Chiểu tổ chức các cuộc thi liên quan đến CCHC, tiêu biểu là Hội thi "Thanh niên Liên Chiểu chung tay cải cách hành chính".
Hình 1.1: Hội thi "Thanh niên Liên Chiểu chung tay cải cách hành chính"
“Nguồn: Trang thông tin điện tử quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng”
Quận Liên Chiểu là khu vực đông dân cư, với số lượng hồ sơ hành chính cần giải quyết hàng ngày rất nhiều, công tác hiện đại hóa hành chính được coi trọng đã giúp cho công việc được giải quyết nhanh chóng, được chính quyền cấp trên đánh giá cao và được người dân địa phương hài lòng khen ngợi. Qua khảo sát trực tuyến, mức độ hài lòng của tổ chức, công dân
đối với dịch vụ công của quận Liên Chiểu hằng năm luôn đạt tỷ lệ 95% hài lòng và rất hài lòng. Từ vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng cải cách hành chính khối quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vào năm 2011, quận Liên Chiểu đã vươn lên dẫn đầu liên tiếp từ năm 2012 đến năm 2014. Đây là kết quả của sự nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng công tác CCHC của quận, trong đó hiện đại hóa hành chính là nội dung quan trọng tạo nên thành công đó.
Về việc xây dựng và ứng dụng các phần mềm ứng dụng: Quận Liên Chiểu luôn chú trọng và xây dựng các phần mềm, ứng dụng CNTT phục vụ cho việc thực hiện các TTHC. Hiện nay UBND quận đã xây dựng kiến trúc Tổng thể (EA) Ứng dụng công nghệ thông tin; thiết lập môi trường, ứng dụng nền tảng: một cửa, Văn phòng không giấy, chữ ký điện tử…; cơ sở dữ liệu cán bộ công chức (LDAP), dân cư, doanh nghiệp, công nghệ nền SOA; xây dựng các hệ thống tương tác: cổng thông tin điện tử, 25 dịch vụ công mức độ 3, cổng thương mại điện tử, Hải quan điện tử; xây dựng hệ thống trợ giúp: giao ban điện tử đa phương tiện, tiếp dân trực tuyến, đào tạo từ xa…; Thí điểm xong mô hình phường, quận, sở điện tử dựa trên kiến thức tổng thể.
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 2614/QĐ- UBND phê duyệt lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn. Theo đó, mục tiêu hướng đến là 517 dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức 3 và 4, chiếm 43,9 % tổng số dịch vụ công của thành phố vào năm 2015 và nâng tỷ lệ này lên mức 100% vào năm 2020.
1.4.2 . Bài học kinh nghiệm rút ra
Từ kinh nghiệm của các địa phương có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cơ bản sau đây:
Trước hết phải nâng cao nhận thức của CQNN, CBCC về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của các CQNN nói chung và thực hiện TTHC nói riêng. Các CQNN, CBCC cần nhận thức được rằng ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC vừa là một nội dung đồng thời là một yêu cầu trong quá trình cải cách hành chính. Để nâng cao nhận thức của đội ngũ CBCC thì cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đội ngũ CBCC
Hai là, về xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT
Để có thể ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC một cách hiệu quả thì các CQNN cần chú trọng việc xây dựng hạ tầng CNTT. Trong đó chú trọng đầu tư máy tính và phương tiện CNTT phục vụ cho việc thực hiện TTHC, đồng thời chú trọng xây dựng cổng thông tin điện tử.
Ba là, đội ngũ CBCC
Để ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi phải có đội ngũ CBCC có kỹ năng, kiến thức về CNTT. Muốn có Chính phủ điện tử thì các CQNN phải xây dựng được những con người điện tử. Muốn vậy các CQNN cần chú trọng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về CNTT cho đội ngũ CBCC. Cần trang bị, cập nhật kịp thời kiến thức về CNTT cho CBCC.
Bốn là, về kinh phí, cơ chế đầu tư cho CNTT
Các CQNN cần tăng cường kinh phí cho hoạt động ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC. Cần bổ sung kinh phí để đầu tư cho việc ứng dụng CNTT. Ngoài kinh phí từ Ngân sách nhà nước thì cần chú trọng huy động nguồn ngân sách từ xã hội hóa để tăng nguồn kinh phí phục vụ cho quá trình ứng dụng CNTT.
Năm là, về việc thực hiện các nội dung cải cách hành chính
Để ứng dụng CNTT một cách có hiệu quả thì các CQNN cần kết hợp việc ứng dụng CNTT với các nội dung cải cách hành chính khác như cải cách
thể chế hành chính nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức.
Những bài học kinh nghiệm nêu trên của Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quãng Ninh và quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng đều cần thiết cho các địa phương, tuy nhiên các địa phương cần căn cứ vào thực tiễn của địa phương mình để vận dụng các giải pháp, biện pháp này cho phù hợp, nhằm ứng dụng có hiệu quả CNTT vào thực hiện các TTHC tại địa phương mình.
Tiểu kết chương 1
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế - xã hội thì việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của các CQNN nói chung và vào thực hiện các TTHC nói riêng là hết sức cấp thiết và quan trọng. Việc ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC vừa là một nội dung đồng thời cũng là môt yêu cầu trong quá trình cải cách hành chính. Ứng dụng CNTT vào thực hiện các TTHC sẽ góp phần giải quyết TTHC một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vì vậy các CQNN cần chú trong việc ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC tại cơ quan của mình.
Trong chương 1, luận văn đã tiếp cận và hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC trên địa bàn cấp huyện. Đặc biệt trong chương 1, luận văn đã làm rõ các khái niệm có liên quan như CNTT, TTHC, Ứng dụng CNTT. Ngoài ra chương 1 của luận văn đã làm rõ các nội dung ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC trên địa bàn cấp huyện. Bên cạnh đó tác giả cũng đã giới thiệu kinh nghiệm trong ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC của các địa phương từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm.
Kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận ở chương 1 là tiền đề để luận văn tiến hành đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC của UBND quận 3- Tp. Hồ Chí Minh.
Chương 2
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN 3- TP. HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái quát về Quận 3- Tp. Hồ Chí Minh
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Quận 3 là một quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong các quận trung tâm và cũng thuộc khu vực Sài Gòn, Bến Nghé trước đây.
Diện tích của quận 3 là 4,92 km2, chỉ lớn hơn 3 quận 4,5 và quận Phú Nhuận. Quận 3 nằm trong khu vực trung tâm của Thành Phố, có địa giới hành chính như sau:
- Bắc giáp quận Phú Nhuận ( dài 2.276m) - Đông giáp quận 1 (dài 4.285m)
- Nam giáp quận 10 (dài 50m) - Tây giáp quận 10 (dài 4.427m)
- Tây Bắc giáp quận Tân Bình (dài 654m) Quận gồm 14 phường, bao
gồm: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14. Trong đó, phường 3 là trung tâm của quận.
Mật độ dân số là 38.733 người/km2, là quận có dân số cao thứ 5 trong 24 quận huyện của Thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích tự nhiên của quận 3 là 4,92 km2.
Bảng 2.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2015 của Quận 3
Số Diện tích Dân số Mật độ
Số khu trung dân số
tổ dân tự nhiên
TỔNG SỐ phố/ấp bình (người/km
phố (km2)
(người) 2)
Chia theo phường 873 63 4,919669 195.947 39.829
Phường 1 69 6 0,147729 15.305 103.602 Phường 2 44 3 0,152701 10.083 66.031 Phường 3 50 5 0,154792 11.098 71.696 Phường 4 98 6 0,307579 19.876 64.621 Phường 5 65 4 0,248460 14.752 59.374 Phường 6 55 4 0,883183 6.461 7.316 Phường 7 72 5 0,918068 12.804 13.947 Phường 8 79 4 0,396490 15.441 38.944 Phường 9 66 5 0,443030 19.006 42.900 Phường 10 44 4 0,158526 9.449 59.605 Phường 11 81 6 0,476849 24.636 51.664 Phường 12 45 3 0,162001 12.427 76.709 Phường 13 32 3 0,164091 7.746 47.206 Phường 14 73 5 0,306170 16.863 55.077
“Nguồn: Cổng thông tin điện tử Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh” 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
vượt dự toán, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,21%/năm. Quận 3 tập trung chăm lo phát triển văn hóa-xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân. Đến nay, quận không còn hộ nghèo thu nhập bình quân dưới 16 triệu đồng/người/năm.
2.2. Khái quát về cải cách hành chính của UBND quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
Quận 3 là một trong những địa phương đi đầu của Thành phố Hồ Chí Minh trong công tác cải cách hành chính. Quận đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn của quận, UBND các phường trên địa bàn quận thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung cải cách hành chính theo Nghị quyết 30c/NQ-CP về ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020. Hiện nay Quận 3 tiến hành cải cách đồng bộ 6 nội dung cải cách hành chính theo Nghị quyết 30c/NQ-CP, bao gồm: cải cách thể chế hành chính nhà nước, cải cách bộ máy hành chính nhà nước, nâng cao chất lượng đội ngũ