7. Kết cấu của luận văn
3.2. Các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện
3.2.6. Nâng cao khả năng tiếp cận của người dân, doanh nghiệp
Người dân và doanh nghiệp là đối tượng phục vụ chính trong việc ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC. Việc ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC là nhằm hướng phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Do đó khả năng tiếp cận của người dân và doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC.
Cơ sở đề xuất giải pháp này:
- Xuất phát từ việc người dân và doanh nghiệp là đối tượng sẽ thực hiện các TTHC với CQNN. Người dân và doanh nghiệp sẽ tham gia vào quá trình thực hiện TTHC với các CQNN, do đó việc tiếp cận với CNTT của người dân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho CQNN trong việc ứng dụng CNTT vào thực hiện các TTHC.
- Xuất phát từ những hạn chế trong khả năng tiếp cận CNTT trong thực hiện TTHC của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn quận 3- Tp. Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Hiện nay nhiều người dân, doanh nghiệp trên địa bàn quận 3 không biết sử dụng CNTT, hoặc biết nhưng họ không chú trọng thực hiện.
Nội dung của giải pháp này:
Thứ nhất, tuyên truyền nâng cao nhận thức về sử dụng CNTT vào thực hiện TTHC cho người dân và doanh nghiệp
Để người dân và doanh nghiệp có thể sử dụng CNTT khi thực hiện các TTHC với các CQNN trên địa bàn quận 3 thì người dân và doanh nghiệp phải nhận thức được vai trò, tầm quan trọng cũng như việc ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC. UBND quận cần chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, UBND các phường tăng cường tuyên truyền phổ biến để người dân nhận thức
được tầm quan trọng, lợi ích của việc ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC. Người dân họ chỉ sử dụng khi họ nhận thức được lợi ích cụ thể và trước mắt của mình. Vì vậy các CQNN trên địa bàn quận 3 cần giải thích cho người dân thấy rõ được những lợi ích cụ thể và trước mắt cũng như lâu dài của việc sử dụng CNTT vào thực hiện các TTHC. Cần làm cho người dân hiểu rằng việc ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC là hướng tới tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện TTHC chứ không phải gây ra khó khăn cho người dân vào doanh nghiệp. UBND quận cần giáo dục, tuyên truyền để nâng cao ý thức tự giác của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện các TTHC. Cần khuyến khích người dân và doanh nghiệp chủ động thực hiện các TTHC thông qua môi trường mạng.
Thứ hai, nâng cao trình độ hiểu biết của người dân về CNTT, việc sử dụng các phần mềm tiện ích trong thực hiện các TTHC
Để người dân có thể sử dụng CNTT vào thực hiện TTHC thì người dân và doanh nghiệp phải am hiểu và có thể sử dụng thành thạo các phần mềm, tiện ích trong thực hiện TTHC. Muốn làm được điều này UBND quận cần tổ chức hướng dẫn cho người dân, doanh nghiệp sử dụng các phần mềm, tiện ích trong thực hiện TTHC mà quận đang sử dụng. UBND quận cần chỉ đạo, yêu cầu Văn phòng HĐND-UBND quận phối hợp với các phòng ban chuyên môn của quận, UBND các phường xây dựng sổ tay sử dụng các phần mềm, tiện ích mà quận đang sử dụng để người dân và doanh nghiệp trên địa bàn quận biết được các phần mềm, tiện ích mà quận đang sử dụng cũng như cách thức sử dụng các phần mềm tiện ích này. UBND quận cũng có thể học hỏi kinh nghiệm của các quận của Thành phố Đà Nẵng là bố trí thanh niên tình nguyện tại bộ phận một cửa để hướng dẫn người dân và doanh nghiệp thực hiện các TTHC qua mạng.
Để thực hiện giải pháp này thành công thì đòi hỏi trình độ CNTT của người dân và doanh nghiệp phải cao và đòi hỏi sự hợp tác giữa người dân, doanh nghiệp với các CQNN trên địa bàn quận trong quá trình ứng dụng CNTT vào thực hiện các TTHC.
Tiểu kết chương 3
Dựa trên các cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC của UBND quận 3- Tp. Hồ Chí Minh đã được luận văn phân tích tại chương 2, chương 3 của luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC của UBND quận 3- Tp. Hồ Chí Minh.
Các giải pháp của luận văn được xây dựng dựa trên quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC. Bên cạnh đó các giải pháp của luận văn xây dựng cũng dựa trên các nguyên nhân hạn chế đã được chỉ ra trong chương 2. Các giải pháp luận văn xây dựng thể hiện nhiều góc độ khác nhau.
KẾT LUẬN
Với sự phát triển mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội cũng như sự phát triển của KHKT thì CNTT ngày càng được ứng dụng rộng rãi vào hoạt động quản lý HCNN nhằm giúp các CQHCNN nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, quan trọng hơn là nâng cao được chất lượng giải quyết các dịch vụ hành chính công cho tổ chức và công dân. CNTT là công cụ hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các TTHC, vì vậy việc ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC là cấp bách và cần thiết. Việc ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC sẽ góp phần làm cho TTHC được giải quyết nhanh gọn, giảm giao tiếp trực tiếp giữa CQNN. CBCC với người dân và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các TTHC. Việc ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC cũng hướng tới xây dựng một nền hành chính khoa học, hiện đại và chuyên nghiệp.
Từ kết quả hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý, kết hợp với việc đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC trên địa bàn quận 3, Tp. Hồ Chí Minh, đặc biệt là dựa trên những nguyên nhân của hạn chế, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC trên địa bàn quận 3- Tp. Hồ Chí Minh. Các giải pháp mà luận văn đề xuất thể hiện nhiều phương diện khác nhau của ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC. Để thực hiện được các giải pháp này đòi hỏi các CQNN trên địa bàn quận 3- Tp. Hồ Chí Minh phải tiến hành thực hiện một cách đồng bộ.
Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và thực hiện luận văn, với tinh thần, thái độ nghiêm túc và sự nỗ lực hết mình, tác giả luôn bám sát định hướng để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, vì vậy luận văn đã đạt được các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu ngắn, bản thân là người làm thực tiễn, cũng như năng lực nghiên cứu hạn chế do đó luận văn không tránh khỏi những sai
sót. Một số nội dung luận văn chưa thể đi sâu nghiên cứu và phân tích mà chỉ dừng lại ở việc khái quát. Tuy nhiên các nội dung nghiên cứu của tác giả luận văn có thể áp dụng cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu trong quá trình công tác cũng như ở bậc nghiên cứu cao hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2005), Từ điển Hán - Việt, Nxb. Văn hoá thông tin. 2. Bộ Chính trị (2015), Nghị quyết 36/NQ-TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, Hà Nội.
3. Chính phủ (2007), Quyết định 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 về ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Hà Nội.
4. Chính phủ (2010), Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 8 tháng 6 năm 2010 về kiểm soát TTHC, Hà Nội.
5. Chính phủ (2010), Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, Hà Nội .
6. Chính phủ (2011), Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/20110 quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, HàNội.
7. Chính phủ (2013), Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 về sửa đổi bổ sung Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính, Hà Nội.
8. Chính phủ (2015), Nghịquyết 30a/NQ-CP vềchính phủ điện tử, Hà Nội.
9. Đào Mai Cường (2013), Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính tại UBND cấp xã tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Học viện Hành chính Quốc gia.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), HàNội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Học viện Hành chính Quốc gia (2007), Giáo trình thủ tục hành chính, Nxb. Khoa học kỹ thuật.
14. Lã Thị Huyền (2016), “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Hà Nam”, Tạp chí Tổchức nhà nước,( số01).
15. Nguyễn Tường Lam, “Ứng dụng công nghệthông tin trong chỉ đạo, điều hành của UBND huyện từ thực tiễn huyện Bến Lức, tỉnh Long An”.
16. Quốc hội (2006), Luật Công nghệ thông tin, Hà Nội. 17. Quốc hội (2005), Luật giao dịch điện tử, Hà Nội.
18. Nguyễn Xuân Thái, Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước thành phố Hà Nội thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
19. Ngô Thị Thu Thảo (2016), Hiện đại hoá hành chính trên địa bàn huyện Hoà Vang, Tp. Đà Nẵng.
20. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 về ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Hà Nội.
21. Đào Minh Tú (2011), Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cải cách thủ tục hành chính của Ngân hàng nhà nước, Cổng Thông tin
điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
22. Đoàn Trọng Tuyến (1997), Hành chính học đại cương, Nxb. Khoa học kỹ thuật.
23. Uỷ ban nhân dân quận 3 (2013), Báo cáo cải cách hành chính năm 2013 và kế hoạch cải cách hành chính năm 2014.
24. Uỷ ban nhân dân quận 3 (2014), Báo cáo cải cách hành chính năm 2014 và kế hoạch cải cách hành chính năm 2015.
25. Uỷ ban nhân dân quận 3 (2015), Báo cáo cải cách hành chính năm 2015 kế hoạch cải cách hành chính năm 2016.
26. Uỷ ban nhân dân quận 3 (2016), Báo cáo cải cách hành chính năm 2016 và kế hoạch cải cách hành chính năm 2017.
27. Uỷ ban nhân dân quận 3 (2016), Báo cáo vềhiện trạng cơ sở hạtầng công nghệ thông tin trên địa bàn quận 3.
28. Uỷ ban nhân dân quận 3 (2016), Báo cáo về hoạt động mô hình một cửa, một cửa liên thông.
29. Uỷ ban nhân dân quận 3 (2016), Báo cáo về tình hình cung ứng dịchvụ công trực tuyến trên địa bàn quận 3.
30. Uỷ ban nhân dân quận 3 (2016), Báo cáo về tình hìnhứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn quận 3.
31. Uỷ ban nhân dân quận 3 (2016), Kếhoạch ứng dụng công nghệthông tin năm 2016.
32. Uỷ ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh (2015), Kếhoạch về Triển khaiứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước phục vụ chương trình đột phá cải cách hành chính tại Thành phố Hồ Chí Minh năm