6. Sơ lược tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.2. Chấp hành NS cấp huyện
- Chấp hành thu NS: Theo Luật Ngân sách Nhà nước, chấp hành thu NS có nội dung như sau:
22
+ Chỉ có cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan khác được giao nhiệm vụ thu NS (gọi chung là cơ quan thu) được tổ chức thu NS.
+ Cơ quan thu có nhiệm vụ, quyền hạn như sau: Phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan tổ chức thu đúng pháp luật; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Uỷ ban nhân dân và sự giám sát của Hội đồng nhân dân về công tác thu NS tại địa phương; Phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp NS theo quy định của Luật Ngân sách và các quy định khác của Pháp luật.
+ Cơ quan thu các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp NS phải nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản nộp vào NS.
- Chấp hành chi NS:
+ Nội dung cơ bản của chi thường xuyên NS huyện (xét theo lĩnh vực chi): Chi cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, văn hoá xã hội; Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế của Nhà nước; Chi cho hoạt động hành chính nhà nước; Chi cho Quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội; Chi khác.
Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên của NS huyện bao gồm: Nguyên tắc quản lý theo dự toán; Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả; Nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc nhà nước.
+ Nội dung cơ bản của chi đầu tư phát triển: Trên nguyên tắc quản lý cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản như cấp phát vốn trên cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xây dựng, đảm bảo đầy đủ các tài liệu thiết kế, dự toán; Việc cấp phát thanh toán vốn đầu tư và xây dựng cơ bản phải đảm bảo đúng mục đích, đúng kế hoạch; Cấp phát vốn đầu tư xây dựng
23
cơ bản chỉ được thực hiện theo đúng mức độ thực tế hoàn thành kế hoạch, trong phạm vi dự toán được duyệt.
Chi NS chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện: đã có trong dự toán NS được giao; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền qui định; đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng NS hoặc người được ủy quyền quyết định chi; trường hợp sử dụng vốn, kinh phí NS để đầu tư XDCB, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các công việc khác phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá thì phải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm định giá theo qui định của pháp luật.
- Trong quá trình chấp hành NS, khi có sự thay đổi về thu, chi, chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện như sau:
+ Nếu tăng thu hoặc tiết kiệm chi so với dự toán được duyệt thì số tăng thu hoặc tiết kiệm chi được dùng để giảm bội chi, tăng chi trả nợ hoặc để bổ sung quỹ dự trữ tài chính, hoặc chi một số khoản cần thiết khác, nhưng không cho phép chi về quỹ tiền lương, trừ trường hợp đặc biệt được cấp có thẩm quyền cho phép.
+ Nếu giảm thu so với dự toán thì phải sắp xếp lại để giảm một số khoản chi tương ứng; Nếu có nhu cầu chi đột xuất ngoài dự toán nhưng không thể trì hoãn được mà nguồn dự phòng không đủ đáp ứng thì phải sắp xếp lại các khoản chi; Khi thực hiện việc tăng, giảm thu chi, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phải báo cáo Hội đồng nhân dân cung cấp vào kỳ họp gần nhất.