GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN NGỌC HỒI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 44)

6. Sơ lược tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN NGỌC HỒI

2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Ngọc Hồi

a. Vị trí địa lý

Ngọc hồi là một huyện miền núi, vùng cao, biên giới của tỉnh Kon Tum, nằm cách thành phố Kon Tum khoảng 60 km về hướng Bắc. Phía Bắc giáp huyện Đăk Glei, phía nam giáp huyện Sa Thầy, phía Đông giáp huyện Tu Mơ Rông, phía Tây giáp với huyện Tà Veng – tỉnh Ratanakiri – Campuchia và huyện Phu Vông – tỉnh Atapư – Lào, có đường biên giới dài khoảng 47 km. Do tiếp giáp với

Lào và Campuchia nên huyện ngọc Hồi được gọi là “Ngã Ba Đông Dương” – vùng địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh Kon Tum và cả nước trên nhiều mặt: chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, cả trong thời bình và thời chiến cũng như việc xây dựng phát triển quê hương đất nước.

Ngọc Hồi có đường Hồ Chí Minh nối với các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam theo quốc lộ 14C; quốc lộ 40 đi Attapeu (Lào).

35

Toàn huyện gồm có 8 xã, thị trấn: Thị trấn Plei kần( gồm 11 tổ dân phố, thôn), xã Đắk Ang( gồm 8 thôn), Xã Đắk Dục( gồm 11 thôn), Xã Đắk Xú( gồm 14 thôn), xã Đắk Kan( gồm 9 thôn), xã Sa Loong( gồm 6 thôn), xã Bờ Y( gồm 8 thôn), xã Đắk Nông( gồm 9 thôn).

b. Địa hình, khí hậu

Địa hình: Địa hình cao ở phía Đông Bắc-Tây và Tây Nam, thoải nghiêng dần về phía Đông Nam.

Khí hậu: Huyện Ngọc Hồi nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa Cao Nguyên. Hàng năm có hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô).Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.730mm, độ ẩm khoảng 79.2%, nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 240C; nhiệt độ cao nhất là 290C, thấp nhất là 70

C.

c. Tài nguyên

Theo số liệu điều tra huyện Ngọc Hồi có các điểm quặng, mỏ khoáng hoá sau: Khoáng sản vàng sa khoáng, khoán sản vật liệu xây dựng (đá Gabro, mỏ đá xây dựng, cát sỏi xây dựng, sét gạch ngói...) là tiềm năng phát triển ngành công nghiệp.

2.1.2. Tình hình kinh tế huyện Ngọc Hồi.

Bảng 2.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu GTSX theo ngành trên địa bàn huyện Ngọc Hồi giai đoạn 2011 – 2016, giá so sánh năm 2010

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tăng BQ (%) 1. Tổng GTSX 1.432 2.121 2.386 3.819 4.639 4.921 26,3

36 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tăng BQ (%)

Công nghiệp và xây

dựng 315 702 785 1.053 1.249 1.252 25,1

Thương mại, dịch vụ 665 957 1.141 2.161 2.679 2.735 45,9

2. Cơ cấu GTSX(%) 100 100 100 100 100 100

Nông, lâm, thủy sản 31,6 21,8 19,3 15,8 15,3 19,0 Công nghiệp và xây dựng 22,0 33,1 32,9 27,6 26,9 25,4 Thương mại, dịch vụ 46,4 45,1 47,8 56,6 57,8 55,6

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

Số liệu ở bảng 2.1 cho thấy trong những năm vừa qua, kinh tế của huyện Ngọc Hồi tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao; giai đoạn 2011 – 2016, theo giá so sánh năm 2010 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 26,3%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh, trong đó: Nhóm ngành nông – lâm – thủy sản tăng 13,2%, nhóm ngành công nghiệp – xây dựng tăng 25,1%, nhóm ngành dịch vụ tăng 45,9%..

37

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi giai đoạn 2011-2016

Biểu đồ 2.2. cho thấy cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ, giảm dần ngành nông – lâm nghiệp. Tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 22% năm 2011 lên 25,4% năm 2016; ngành thương mại dịch vụ tăng từ 46,4% năm 2011 lên 55,6% năm 2016; ngành nông lâm – thủy sản giảm từ 31,60% năm 2011 xuống còn 19% năm 2016.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý NS cấp huyện tại huyện Ngọc Hồi

- HĐND huyện: HĐND huyện gồm có Chủ tịch Hội đồng, 02 Phó chủ tịch Hội đồng và 31 Đại biểu HĐND, tất cả đều có trình độ đại học và trên đại học. HĐND huyện thực hiện quyết định dự toán, quyết định phân bổ dự toán NSNN cấp huyện, phê chuẩn quyết toán NSNN cấp huyện, quyết định các chủ trương, biện pháp để thực hiện NS huyện, quyết định điều chỉnh, bổ sung NS cấp huyện trong các trường hợp cần thiết, giám sát việc thực hiện NS đã được HĐND quyết định.

38

Hình 2.1. Hệ thống tổ chức thực hiện quản lý NS huyện

(Nguồn: UBND huyện Ngọc Hồi)

- UBND huyện: UBND huyện gồm Chủ tịch UBND huyện, 03 Phó chủ tịch UBND huyện (1 phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực tài chính - kinh tế, 1 phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực văn xã, 01 phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực đất đai, lâm – khoáng sản) và 15 thành viên UBND huyện, tất cả đều có trình độ đại học và trên đại học. UBND huyện tổ chức quản lý thống nhất NS huyện và các hoạt động tài chính khác của huyện, gồm: lập dự toán và phương án phân bổ NS cấp huyện, điều hành dự toán, quyết toán NS cấp huyện.

- Phòng TCKH: là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện trong việc lập dự toán và phương án phân bổ NS cấp huyện, điều hành dự toán, quyết toán NS cấp huyện và tham mưu quản lý Nhà nước về tài chính, NS trên địa bàn huyện. Phòng TCKH có 13 cán bộ, công chức, gồm: Trưởng phòng, 03 Phó trưởng phòng, 01 kế toán NS huyện, 01 cán bộ quản lý NS các đơn vị HCSN cấp huyện, 01 cán bộ quản lý NS huyện - xã, 01 phụ trách công tác kế hoạch phát KTXH, 04 cán bộ phụ trách đầu tư XDCB, 01 cán bộ phụ trách công tác công sản, hợp tác xã, tất cả có trình độ đại học và trên đại học.

- KBNN huyện: là cơ quan kiểm soát các hoạt động chi NSNN theo quy định luật NSNN. KBNN huyện gồm có: Giám đốc; 01 Phó giám đốc, 01 kế toán trưởng, 7 cán bộ, trong đó có 02 cán bộ quản lý thanh toán vốn đầu tư, tất cả đều có trình độ đại học và trên đại học.

HĐND huyện Ngọc Hồi UBND huyện Ngọc Hồi

Cục thuế tỉnh Kon Tum Kho bạc NN tỉnh

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Ngọc Hồi

Kho bạc NN huyện Ngọc Hồi Chi cục thuế huyện

39

- Chi Cục thuế huyện: là cơ quan thực hiện thu NSNN theo quy định pháp luật hiện hành. Chi Cục thuế gồm có: 01 Chi cục trưởng; 01 Phó chi cục trưởng; Đội kiểm tra có 03 cán bộ; Đội thuế xã 04 cán bộ; Đội quản lý hành chính 7 cán bộ.

- Các đơn vị dự toán, gồm: 08 xã, thị trấn, 10 trường Mầm non, 14 trường Tiểu học, 09 trường THCS, 7 đơn vị HCSN cấp huyện. Mỗi đơn vị dự toán đều có 01 kế toán, có trình độ từ trung cấp trở lên.

2.2. THỰC TRẠNG THU, CHI NSNN CẤP HUYỆN, HUYỆN NGỌC HỒI, GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 HỒI, GIAI ĐOẠN 2011 - 2016

2.2.1. Thực trạng thu NSNN tại huyện Ngọc Hồi từ 2011 – 2016

Bảng 2.2. Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN trên địa bàn huyện Ngọc hồi giai đoạn 2011 – 2016

ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Thu từ TP kinh tế Quốc doanh 5.636 8.610 4.039 4.727 5.896 14.939 2 Thu từ TP kinh tế NQD 7.868 9.552 13.181 31.292 36.552 28.721 3 Lệ phí trước bạ 3.261 2.948 3.107 6.259 6.549 5.893 4 Thuế thu nhập cá nhân 1.457 1.773 1.892 2.582 3.072 4.127 5 Thu phí và lệ phí 29.535 24.771 40.017 66.378 35.042 5.183 TR. Đó: Phí bãi gỗ 28.851 23.978 29.942 59.478 33.072 1.563 6 Tiền sử dụng đất 5.531 25.183 19.805 22.768 9.911 45.330 7 Thu khác 3.491 6.404 6.436 8.223 8.301 6.196

Tổng cộng 56.779 79.241 88.477 142.230 105.324 110.389

40

Biểu đồ 2.3. Biến động Thu trên địa bàn huyện Ngọc Hồi giai đoạn 2011-2016

Số liệu ở bảng 2.2 và biểu đồ 2.3 cho thấy thu NSNN trên địa bàn huyện Ngọc Hồi qua các năm không ổn định. Thu NSNN trên địa bàn tăng đều ở giai đoạn 2011 – 2013, đến năm 2014 có sự tăng đột biến nguyên nhân là do nhập khẩu gỗ từ Lào về Việt Nam tăng nên nguồn thu lệ phí sử dụng bến bãi gỗ tăng đột biến từ 29.942 triệu đồng lên 59.478 triệu đồng, đến năm 2015, 2016 thu trên địa bàn huyện tương đối ổn định.

Bảng 2.3. Biến động thu từ thành phần kinh tế NQD trên địa bàn huyện Ngọc Hồi

Giai đoạn

Tổng thu NSNN trên địa bàn (Triệu

đồng) Tổng thu từ TP kinh tế NQD (Triệu đồng) Tỉ lệ thu từ TP kinh tế NQD/Tổng thu trên địa bàn (%) 2011-2013 224.497 30.601 13,63 2014-2016 357.942 96.565 26,98 Tổng cộng 582.440 127.166 21,83

41

Biểu đồ 2.4. Biến động thu từ TP kinh tế NQD giai đoạn 2011 - 2016

Số liệu ở bảng 2.2; 2.3 và biểu đồ 2.4 cho thấy trong cơ cấu nguồn thu đóng góp vào NSNN huyện Ngọc Hồi giai đoạn 2011-2016 thu từ hoạt động sản xuất - thương mại của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng rất nhanh, tỷ lệ tăng trưởng bình quân 38,4%/năm. Điều đó chứng tỏ việc bồi dưỡng và khai thác nguồn thu từ khu vực hoạt động sản xuất kinh doanh đã được chính quyền địa phương hết sức quan tâm, từng bước đổi mới và có hiệu quả, thể hiện ở số cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại dịch vụ tăng từ 1.061 cơ sở năm 2011 lên 1.980 cơ sở vào năm 2016.

Bảng 2.4. Tình hình thực hiện thu NSNN trên địa bàn các huyện trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2013-2015

ĐVT: Triệu đồng

Năm Ngọc Hồi Đăk Hà Đăk Tô Đăk Lei Sa Thầy Kon Rẫy Kon Plong Tu Mơ Rông Năm 2013 88.477 90.257 91.471 19.202 97.437 15.748 21.702 28.776 Năm 2014 142.230 82.218 92.893 23.976 76.769 16.385 49.699 42.216 Năm 2015 105.324 82.548 96.674 21.580 87.825 21.497 68.828 40.453

42

Biểu đồ 2.5. Tình hình thực hiện thu NSNN trên địa bàn các huyện trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2013-2015

Số liệu ở bảng 2.4 và biểu đồ 2.5 cho thấy ngoại trừ năm 2013, tình hình thu NS của huyện Ngọc Hồi đứng sau các huyện Sa Thầy, Đăktô, Đăk Hà thì 2 năm sau đó với tốc độ tăng thu NS 60% và 19% lần lượt trong hai năm 2014 và 2015 so với năm 2011, huyện Ngọc Hồi vượt xa và vươn lên dẫn đầu trong thu NS so với 7 huyện còn lại. Điều này cho thấy huyện Ngọc Hồi rất chú trọng vào việc bồi dưỡng và phát triển các nguồn thu trên địa bàn nhằm tăng thu NS nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi ngày càng lớn để phát triển kinh tế huyện.

2.2.2. Thực trạng chi NSNN tại huyện Ngọc Hồi từ 2011 – 2016

Tổng chi NSNN trên địa bàn huyện Ngọc Hồi được tổng hợp trong bảng sau:

43

Bảng 2.5. Tình hình thực hiện dự toán chi NSNN huyện Ngọc hồi giai đoạn 2011 - 2016 ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng chi 187.792 299.379 316.796 371.795 403.167 373.989 A Chi trong cân đối NS 187.792 299.280 316.647 370.880 402.600 372.924

I Chi đầu tư phát triển 33.816 70.343 77.410 84.452 89.102 80.241 II Chỉ thường xuyên 116.911 181.982 186.422 213.100 219.810 238.740 III Chi chuyển nguồn 37.065 46.956 50.208 68.545 80.184 33.493 IV Chi nộp trả NS cấp trên 2.608 4.783 13.504 20.449

B Chỉ quản lý qua NSNN 99 148 915 568 1.065

(Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ 2011-2016)

a. Chi đầu tư

Bảng 2.6. Tỉ lệ chi đầu tư trong tổng chi NS huyện Ngọc Hồi

STT Năm Tổng chi NS huyện (triệu đồng)

Chi đầu tư (triệu đồng)

Tỉ lệ chi đầu tư XDCB/Tổng chi (%) 1 2011 187.792 33.816 18,01 2 2012 299.379 70.343 23,50 3 2013 316.796 77.410 24,44 4 2014 371.795 84.452 22,70 5 2015 403.167 89.102 22,10 6 2016 373.989 80.241 21,45 Tổng cộng 1.952.918 435.364 22,29

44

Biểu đồ 2.6. Tình hình thực hiện chi dầu tư so với tổng chi của huyện Ngọc Hồi giai đoạn 2011-2016

Số liệu ở bảng 2.6 và biểu đồ 2.6 cho ta thấy tổng chi đầu tư XDCB của huyện trong 5 năm (2011-2016) thực hiện là 435.364 triệu đồng, chiếm tỷ trọng bình quân là 22,3% tổng chi NS của huyện, Như vậy cơ cấu chi đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Ngọc Hồi chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số chi NS trên toàn huyện. Mặt khác tốc độ chi đầu tư xây dựng cơ bản của huyện cũng không đồng đều giữa các năm, vốn đầu tư XDCB được bố trí tăng đột biến từ năm 2012 so với năm 2011 là do bắt đầu từ năm 2012 UBND huyện thực hiện bán đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản trên đất các khu hành chính cũ để đầu tư xây dựng khu hành chính mới theo hướng tập trung các cơ quan hành chính về một khu vực để thuận tiện trong công tác hành chính, ngoài ra bắt đầu từ năm 2012 huyện có thêm nguồn thu lệ phí bến bãi gỗ được để lại 50% để đầu tư cơ sở hạ tầng nên về giá trị tuyệt đối chi đầu tư phát triển năm 2012 tăng cao so với năm 2011.

45

Bảng 2.7. Tình hình thực hiện dự toán chi đầu tư huyện Ngọc hồi giai đoạn 2011 - 2016 ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1

Ngành Giao thông vận tải,

HTKT 17.919 29.533 36.561 40.650 49.844 41.476

2

Ngành Giáo Dục - Đào

Tạo 7.228 12.515 13.808 19.383 19.104 23.751

3 Ngành Thuỷ lợi 804 2.369 3.149 594 6.062 5.251

4 Ngành văn hóa -Thông tin 2.546 2.812 1.048 11.962 2.150 2.131

5

Dự án khác (Trụ sở, nước

sạch, điện…) 5.320 23.113 22.843 11.863 11.942 7.632

Tổng cộng 33.816 70.343 77.410 84.452 89.102 80.241

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch)

Qua bảng số liệu 2.7 và biểu đồ 2.7; 2.8 ta thấy cơ cấu bố trí vốn của huyện Ngọc Hồi chủ yếu tập trung ưu tiên vào xây dựng cơ sở giáo dục và hệ

Biểu đồ 2.7. Cơ cấu các khoản chi trong chi đầu tư giai đoạn

2011 - 2013

Biểu đồ 2.8. Cơ cấu các khoản chi trong chi đầu tư giai đoạn

46

thống giao thông – hạ tầng kinh tế. Hai lĩnh vực này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi đầu tư XDCB: 311.776 triệu đồng chiếm 71,6% tổng chi đầu tư XDCB của huyện, trong đó lĩnh vực giao thông – hạ tầng kinh tế luôn chiếm trên 40% tổng chi đầu tư XDCB, tăng từ 46,3% giai đoạn 2011-2013 lên 52% giai đoạn 2014 - 2016. Điều này thể hiện rõ chủ trương của huyện là quan tâm đến đầu tư giáo dục, XD hạ tầng giao thông là chính sách hàng đầu.

b. Chi thường xuyên

Bảng 2.8. Tình hình thực hiện dự toán chi thường xuyên huyện Ngọc hồi giai đoạn 2011 – 2016 ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Chi an ninh, quốc phòng 4.788 7.230 8.186 9.359 11.012 12.281 2 Chi quản lý hành chính 30.837 48.225 47.642 51.195 53.638 59.558 3

Chi sự nghiệp giáo dục

đào tạo và dạy nghề 63.600 111.503 108.427 122.748 123.090 124.546 4

Chi sự nghiệp văn hóa -

thể dục thể thao 1.052 1.018 1.678 1.292 2.206 2.407 5

Chi sự nghiệp phát

thanh truyền hình 724 1.622 1.085 1.160 1.078 1.142 6 Chi đảm bảo xã hội 7.712 3.154 7.925 8.137 4.772 5.650 7 Chi sự nghiệp kinh tế 2.840 5.553 7.553 10.371 13.248 23.998 8

Chi sự nghiệp môi

trường 1.937 1.797 2.289 2.059 4.305 3.149 9

Chi sự nghiệp khoa học

công nghệ 76 126 150 150 135

10 Chi khác NS 3.346 1.879 1.511 6.629 6.311 5.875

Tổng cộng 116.911 181.982 186.422 213.100 219.810 238.740

47

Bảng 2.9. Tỉ lệ chi thường xuyên trong tổng chi NS huyện Ngọc Hồi

Năm Tổng chi NS huyện (triệu đồng)

Chi thường xuyên (triệu đồng) Tỉ lệ chi TX/Tổng chi (%) 2011 187.792 116.911 62,3 2012 299.379 181.982 60,8 2013 316.796 186.422 58,8 2014 371.795 213.100 57,3 2015 403.167 219.810 54,5 2016 373.989 238.740 63,8 Tổng cộng 1.952.918 1.156.964 59,2

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch)

Biểu đồ 2.9. Tình hình thực hiện chi thường xuyên so với tổng chi của huyện Ngọc Hồi giai đoạn 2011-2016

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)