Thực tiễn quản lý NS cấp huyện ở một số địa phương

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 39)

6. Sơ lược tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.1. Thực tiễn quản lý NS cấp huyện ở một số địa phương

Thực tiễn quản lý NS Huyện Đức Phổ - Tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2013:

Căn cứ Nghị quyết HĐND huyện giao, Chi cục thuế, Phòng Tài chính - Kế hoạch, các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn tổ chức thu, nộp NS từ năm 2011 đến năm 2013. Kết quả cho thấy số thu NS năm sau cao hơn

30

năm trước (từ 13% đến 49%), đáp ứng một phần nhu cầu chi tiêu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Nguồn thu cân đối NS huyện chủ yếu là thuế công thương nghiệp như thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế môn bài, thu tiền phạt... Trong giai đoạn 2011 - 2013 nguồn thu cũng thay đổi theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện qua từng năm. Tăng thu so với dự toán giao hàng năm chủ yếu là tăng thu từ quỹ đất đấu giá. Trong khi đó, thu thuế thường không đạt dự toán (đạt từ 98%), đến năm 2013 mới đạt 166%. Điều này cho thấy tăng thu của huyện thiếu tính bền vững.

Đức Phổ là huyện có nguồn thu thấp nên chủ yếu dựa vào nguồn bổ sung cân đối từ NS tỉnh. Thu bổ sung có mục tiêu từ NS cấp trên chủ yếu để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện cải cách tiền lương và một số nhiệm vụ xã hội khác … Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan có chức năng còn chưa chặt chẽ cũng như chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý các đối tượng nợ thuế, trốn thuế, gây thất thoát nguồn thu.

Về hoạt động chi NS huyện, chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn từ 80% đến 95% trong tổng chi do nguồn thu NS huyện khá hạn hẹp, phụ thuộc từ các nguồn thu trợ cấp có mục tiêu từ NS tỉnh (chi sự nghiệp đào tạo, bổ sung kinh phí thực hiện cải cách tiền lương, chi đảm bảo an sinh, xã hội…). Chi NS huyện giai đoạn 2011 - 2013 cho thấy chi đầu tư phát triển còn rất thấp. Nguyên nhân của tình trạng này là do năng lực chuyên môn của kế toán, chủ đầu tư còn yếu, không có hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành.

Thực tiễn quản lý NS Huyện Hoa Lư - Tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 – 2013:

Thực hiện chủ trương của Tổng cục Thuế và sự chỉ đạo của Cục Thuế tỉnh Ninh Bình về thí điểm ủy nhiệm thu thuế cho UBND cấp xã, Chi cục Thuế huyện Hoa Lư đã triển khai tổ chức thực hiện ủy nhiệm thu 10 trên 11

31

xã, thị trấn của huyện. Kết quả đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán được giao từ 10 - 15%. Công tác phối kết hợp với các ngành chức năng trong công tác triển khai quản lý nguồn thu trên địa bàn tập trung vào một số lĩnh vực như thu thuế chuyển quyền, thuế trước bạ, thuế Giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp của một số ngành nghề.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật trong đó có chính sách thuế đã được quan tâm đúng mức. Huyện thường xuyên tăng cường công tác quản lý các nguồn thu phát sinh trên địa bàn cũng như công tác kiểm tra đối với hoạt động ngoài quốc doanh, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm trong lĩnh vực thuế. Đồng thời, huyện cũng điều tra, nắm bắt kịp thời biến động về doanh thu và bổ sung kịp thời vào sổ bộ làm cơ sở quản lý thu. Thực hiện kiểm tra quyết toán của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để làm cơ sở thanh toán thuế còn nợ đọng, xử lý nộp NSNN. Chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm đến phát triển quỹ đất, thực hiện quy hoạch các khu xen cư bán đấu giá quyền sử dụng đất tăng thu cho NS địa phương để đầu tư cho hạ tầng.

Trong quá trình triển khai, tất cả các xã đều thực hiện niêm yết công khai tại trụ sở UBND, phát trên đài truyền thanh xã về số hộ kinh doanh, mức thuế để dân biết và cùng tham gia giám sát nhằm bảo đảm đóng góp công bằng, động viên kịp thời những hộ nộp thuế đúng, đủ, nhắc nhở những hộ chấp hành chưa tốt, coi đây là tiêu chuẩn thi đua, ghi nhận khen thưởng danh hiệu đơn vị, thôn, làng, đoàn thể và gia đình văn hóa. Chính nhờ có dân chủ, công khai mà dân đã phát hiện không ít các hộ kinh doanh buôn bán, vận tải, chủ thầu xây dựng, các hộ chuyển quyền sử dụng đất trốn, nợ thuế giúp xã có biện pháp truy thu được số thuế đáng kể. Những điều này thể hiện sức mạnh của toàn dân khi được phát động tham gia cuộc đấu tranh đảm bảo thực hiện công bằng xã hội.

32

Về hoạt động chi NSNN, năm 2013 chi NS thực hiện 74.309 triệu đồng, vượt 26% dự toán tỉnh giao, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Công tác quản lý và điều hành NS của các đơn vị, các địa phương trong huyện đã bám sát dự toán giao và không có phát sinh lớn ngoài dự toán (trừ các nội dung bổ sung từ nguồn dự phòng NSNN khắc phục hậu quả thiên tai và những vấn đề an sinh xã hội). Trong quá trình quản lý, UBND huyện thường xuyên chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời điều chỉnh và xử lý nghiêm những trường hợp chi sai, vượt chế độ, định mức của chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm trong quản lý NS cấp huyện

Thứ nhất, hầu hết các địa phương đều coi trọng cải cách hành chính

trong lĩnh vực quản lý NSNN dù có sự khác biệt về quá trình phát triển kinh tế, xã hội, phương thức tạo lập NSNN. Theo đó, các địa phương đều xây dựng cơ chế quản lý thu chi phù hợp với tiến trình phát triển. Thực hiện cải tiến quy trình, thủ tục hành chính và tinh giản bộ máy quản lý thu, chi NS ở các cấp. Đồng thời, tập trung sử dụng có hiệu quả công cụ quản lý để bồi dưỡng và khai thác có hiệu quả nguồn thu NSNN, huy động các nguồn lực trong dân cư, các tổ chức trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển cũng như hướng quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra.

Thứ hai, các địa phương luôn coi trọng vai trò công tác phân tích, dự

báo kinh tế phục vụ cho việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô và các chính sách liên quan đến thu, chi NS nhằm phát triển kinh tế, xã hội một cách toàn diện và vững chắc.

Thứ ba, hầu hết địa phương đều thực hiện các biện pháp quản lí chặt

chẽ thu, chi NS trong toàn bộ các khâu của chu trình quản lý NSNN (từ lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán).

Thứ tư, các địa phương đều thống nhất trong chỉ đạo và mạnh dạn phân

33

địa phương trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ. Điều này góp phần tạo điều kiện cho các địa phương phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo các quy định của pháp luật, sử dụng linh hoạt nguồn lực tài chính và thi hành những biện pháp tài chính cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

Như vậy, nhờ các cơ chế đặc thù, thích hợp, các chính quyền địa phương có thể quyết định những vấn đề riêng có, thực hiện các hỗ trợ tài chính cần thiết cho các doanh nghiệp để khuyến khích và điều chỉnh sự phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển chung của địa phương. Tuy nhiên, do đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính sách phát triển trong từng giai đoạn của từng địa phương khác nhau nên công tác quản lý NSNN ở mỗi địa phương cũng mang những đặc điểm riêng. Điều này đòi hỏi mỗi địa phương phải vận dụng các biện pháp, chính sách một cách hợp lý, phù hợp, tránh dập khuôn, máy móc.

34

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN NGỌC HỒI GIAI ĐOẠN TỪ 2011 ĐẾN NĂM 2016

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN NGỌC HỒI 2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Ngọc Hồi 2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Ngọc Hồi

a. Vị trí địa lý

Ngọc hồi là một huyện miền núi, vùng cao, biên giới của tỉnh Kon Tum, nằm cách thành phố Kon Tum khoảng 60 km về hướng Bắc. Phía Bắc giáp huyện Đăk Glei, phía nam giáp huyện Sa Thầy, phía Đông giáp huyện Tu Mơ Rông, phía Tây giáp với huyện Tà Veng – tỉnh Ratanakiri – Campuchia và huyện Phu Vông – tỉnh Atapư – Lào, có đường biên giới dài khoảng 47 km. Do tiếp giáp với

Lào và Campuchia nên huyện ngọc Hồi được gọi là “Ngã Ba Đông Dương” – vùng địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh Kon Tum và cả nước trên nhiều mặt: chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, cả trong thời bình và thời chiến cũng như việc xây dựng phát triển quê hương đất nước.

Ngọc Hồi có đường Hồ Chí Minh nối với các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam theo quốc lộ 14C; quốc lộ 40 đi Attapeu (Lào).

35

Toàn huyện gồm có 8 xã, thị trấn: Thị trấn Plei kần( gồm 11 tổ dân phố, thôn), xã Đắk Ang( gồm 8 thôn), Xã Đắk Dục( gồm 11 thôn), Xã Đắk Xú( gồm 14 thôn), xã Đắk Kan( gồm 9 thôn), xã Sa Loong( gồm 6 thôn), xã Bờ Y( gồm 8 thôn), xã Đắk Nông( gồm 9 thôn).

b. Địa hình, khí hậu

Địa hình: Địa hình cao ở phía Đông Bắc-Tây và Tây Nam, thoải nghiêng dần về phía Đông Nam.

Khí hậu: Huyện Ngọc Hồi nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa Cao Nguyên. Hàng năm có hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô).Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.730mm, độ ẩm khoảng 79.2%, nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 240C; nhiệt độ cao nhất là 290C, thấp nhất là 70

C.

c. Tài nguyên

Theo số liệu điều tra huyện Ngọc Hồi có các điểm quặng, mỏ khoáng hoá sau: Khoáng sản vàng sa khoáng, khoán sản vật liệu xây dựng (đá Gabro, mỏ đá xây dựng, cát sỏi xây dựng, sét gạch ngói...) là tiềm năng phát triển ngành công nghiệp.

2.1.2. Tình hình kinh tế huyện Ngọc Hồi.

Bảng 2.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu GTSX theo ngành trên địa bàn huyện Ngọc Hồi giai đoạn 2011 – 2016, giá so sánh năm 2010

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tăng BQ (%) 1. Tổng GTSX 1.432 2.121 2.386 3.819 4.639 4.921 26,3

36 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tăng BQ (%)

Công nghiệp và xây

dựng 315 702 785 1.053 1.249 1.252 25,1

Thương mại, dịch vụ 665 957 1.141 2.161 2.679 2.735 45,9

2. Cơ cấu GTSX(%) 100 100 100 100 100 100

Nông, lâm, thủy sản 31,6 21,8 19,3 15,8 15,3 19,0 Công nghiệp và xây dựng 22,0 33,1 32,9 27,6 26,9 25,4 Thương mại, dịch vụ 46,4 45,1 47,8 56,6 57,8 55,6

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

Số liệu ở bảng 2.1 cho thấy trong những năm vừa qua, kinh tế của huyện Ngọc Hồi tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao; giai đoạn 2011 – 2016, theo giá so sánh năm 2010 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 26,3%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh, trong đó: Nhóm ngành nông – lâm – thủy sản tăng 13,2%, nhóm ngành công nghiệp – xây dựng tăng 25,1%, nhóm ngành dịch vụ tăng 45,9%..

37

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi giai đoạn 2011-2016

Biểu đồ 2.2. cho thấy cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ, giảm dần ngành nông – lâm nghiệp. Tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 22% năm 2011 lên 25,4% năm 2016; ngành thương mại dịch vụ tăng từ 46,4% năm 2011 lên 55,6% năm 2016; ngành nông lâm – thủy sản giảm từ 31,60% năm 2011 xuống còn 19% năm 2016.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý NS cấp huyện tại huyện Ngọc Hồi

- HĐND huyện: HĐND huyện gồm có Chủ tịch Hội đồng, 02 Phó chủ tịch Hội đồng và 31 Đại biểu HĐND, tất cả đều có trình độ đại học và trên đại học. HĐND huyện thực hiện quyết định dự toán, quyết định phân bổ dự toán NSNN cấp huyện, phê chuẩn quyết toán NSNN cấp huyện, quyết định các chủ trương, biện pháp để thực hiện NS huyện, quyết định điều chỉnh, bổ sung NS cấp huyện trong các trường hợp cần thiết, giám sát việc thực hiện NS đã được HĐND quyết định.

38

Hình 2.1. Hệ thống tổ chức thực hiện quản lý NS huyện

(Nguồn: UBND huyện Ngọc Hồi)

- UBND huyện: UBND huyện gồm Chủ tịch UBND huyện, 03 Phó chủ tịch UBND huyện (1 phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực tài chính - kinh tế, 1 phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực văn xã, 01 phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực đất đai, lâm – khoáng sản) và 15 thành viên UBND huyện, tất cả đều có trình độ đại học và trên đại học. UBND huyện tổ chức quản lý thống nhất NS huyện và các hoạt động tài chính khác của huyện, gồm: lập dự toán và phương án phân bổ NS cấp huyện, điều hành dự toán, quyết toán NS cấp huyện.

- Phòng TCKH: là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện trong việc lập dự toán và phương án phân bổ NS cấp huyện, điều hành dự toán, quyết toán NS cấp huyện và tham mưu quản lý Nhà nước về tài chính, NS trên địa bàn huyện. Phòng TCKH có 13 cán bộ, công chức, gồm: Trưởng phòng, 03 Phó trưởng phòng, 01 kế toán NS huyện, 01 cán bộ quản lý NS các đơn vị HCSN cấp huyện, 01 cán bộ quản lý NS huyện - xã, 01 phụ trách công tác kế hoạch phát KTXH, 04 cán bộ phụ trách đầu tư XDCB, 01 cán bộ phụ trách công tác công sản, hợp tác xã, tất cả có trình độ đại học và trên đại học.

- KBNN huyện: là cơ quan kiểm soát các hoạt động chi NSNN theo quy định luật NSNN. KBNN huyện gồm có: Giám đốc; 01 Phó giám đốc, 01 kế toán trưởng, 7 cán bộ, trong đó có 02 cán bộ quản lý thanh toán vốn đầu tư, tất cả đều có trình độ đại học và trên đại học.

HĐND huyện Ngọc Hồi UBND huyện Ngọc Hồi

Cục thuế tỉnh Kon Tum Kho bạc NN tỉnh

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Ngọc Hồi

Kho bạc NN huyện Ngọc Hồi Chi cục thuế huyện

39

- Chi Cục thuế huyện: là cơ quan thực hiện thu NSNN theo quy định pháp luật hiện hành. Chi Cục thuế gồm có: 01 Chi cục trưởng; 01 Phó chi cục trưởng; Đội kiểm tra có 03 cán bộ; Đội thuế xã 04 cán bộ; Đội quản lý hành chính 7 cán bộ.

- Các đơn vị dự toán, gồm: 08 xã, thị trấn, 10 trường Mầm non, 14 trường Tiểu học, 09 trường THCS, 7 đơn vị HCSN cấp huyện. Mỗi đơn vị dự toán đều có 01 kế toán, có trình độ từ trung cấp trở lên.

2.2. THỰC TRẠNG THU, CHI NSNN CẤP HUYỆN, HUYỆN NGỌC HỒI, GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 HỒI, GIAI ĐOẠN 2011 - 2016

2.2.1. Thực trạng thu NSNN tại huyện Ngọc Hồi từ 2011 – 2016

Bảng 2.2. Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN trên địa bàn huyện Ngọc hồi giai đoạn 2011 – 2016

ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Thu từ TP kinh tế Quốc doanh 5.636 8.610 4.039 4.727 5.896 14.939 2 Thu từ TP kinh tế NQD 7.868 9.552 13.181 31.292 36.552 28.721 3 Lệ phí trước bạ 3.261 2.948 3.107 6.259 6.549 5.893 4 Thuế thu nhập cá nhân 1.457 1.773 1.892 2.582 3.072 4.127 5 Thu phí và lệ phí 29.535 24.771 40.017 66.378 35.042 5.183 TR. Đó: Phí bãi gỗ 28.851 23.978 29.942 59.478 33.072 1.563 6 Tiền sử dụng đất 5.531 25.183 19.805 22.768 9.911 45.330 7 Thu khác 3.491 6.404 6.436 8.223 8.301 6.196

Tổng cộng 56.779 79.241 88.477 142.230 105.324 110.389

40

Biểu đồ 2.3. Biến động Thu trên địa bàn huyện Ngọc Hồi giai đoạn 2011-2016

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)