6. Sơ lược tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.1. Tình hình lập dự toán, phân bổ dự toán chi NS cấp huyện
Hàng năm, căn cứ vào Luật ngân sách nhà nước, Luật tổ chức HĐND- UBND, căn cứ Quyết định của UBND tỉnh Kon Tum về việc giao dự toán thu
51
chi NS cho huyện Ngọc Hồi, UBND huyện Ngọc Hồi lập dự toán thu chi NS trình HĐND huyện quyết định dự toán thu chi NS huyện trên cơ sở dự toán các đơn vị lập.
Bảng 2.13. Tổng hợp dự toán chi NS huyện Ngọc Hồi
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Kế hoạch đầu năm Tr đồng 128.918 196.442 256.771 285.957 297.240 273.812 2 Thực hiện Tr đồng 187.792 299.379 316.796 298.467 403.167 373.989 3 TH/KH % 145,7 152,4 123,4 104,4 135,6 136,6
Trong những năm qua công tác lập dự toán chi NS huyện chưa đánh giá hết được các yếu tố tác động đến quá trình chi NS huyện dẫn đến chỉ tiêu kế hoạch thấp, gây khó khăn trong việc quản lý và điều hành NS hàng năm.
a. Chi đầu tư xây dựng cơ bản
Lập kế hoạch trên cơ sở nguồn thu để chi cho đầu tư phát triển (chủ yếu là nguồn phân cấp, nguồn hỗ trợ có mục tiêu của tỉnh và nguồn đấu giá đất trên địa bàn huyện), căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện các dự án, số liệu thu-chi của năm trước, Phòng Tài chính – Kế hoạch dự kiến dự toán thu - chi NS năm sau, trong đó dự kiến nội dung chi đầu tư; lập dự toán NSĐP về phần kế hoạch vốn đầu tư trình UBND huyện, xin ý kiến thường trực HĐND huyện trước khi gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xem xét. Trên cơ sở đề xuất dự toán thu - chi NS huyện, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổ chức thảo luận với huyện làm cơ sở để các sở tham mưu UBND tỉnh giao dự toán thu chi NS huyện trong đó có chỉ tiêu XDCB.
52
Bảng 2.14. Tổng hợp dự toán chi đầu tư phát triển huyện Ngọc Hồi
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Kế hoạch đầu năm Tr đồng 38.083 58.105 74.281 78.763 75.863 55.436 2 Thực hiện Tr đồng 33.816 70.343 77.410 84.452 89.102 80.241 3 TH/KH % 88,8 121,1 104,2 107,2 117,5 144,7
Các ban quản lý dự án trên địa bàn huyện, UBND các xã, thị trấn lập tờ trình về việc hỗ trợ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NS huyện gửi về UBND huyện. Phòng Tài chính - Kế hoạch là đầu mối tiếp nhận các tờ trình trên và thực hiện tổng hợp. Căn cứ vào tổng giá trị chi cho đầu tư XDCB từ nguồn NS huyện, tiến độ thực hiện dự án, tỉ lệ hỗ trợ nguồn vốn NS huyện cho công trình trong quyết định đầu tư, Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu UBND huyện phân bổ vốn đầu tư cho các dự án đủ điều kiện trình HĐND huyện phê chuẩn.
Theo Nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định đảm bảo phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN hàng năm.
Sau khi phân bổ vốn đầu tư, UBND huyện gửi kế hoạch vốn đầu tư về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để báo cáo; giao kế hoạch vốn cho các chủ đầu tư để thực hiện; đồng thời gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch, Kho bạc nhà nước huyện Ngọc Hồi để theo dõi, điều hành, kiểm soát và thanh toán vốn đầu tư.
53
Nguồn vốn đầu tư phân bổ cho xây dựng cơ bản từ NS huyện hàng năm nhỏ so với tổng chi thường xuyên nhưng lại phân bổ cho rất nhiều công trình vì vậy tiến độ xây dựng công trình còn chậm trễ.
Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư: Trong năm kế hoạch, Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với Kho bạc nhà nước huyện, các chủ đầu tư, các đơn vị được giao dự toán tiến hành rà soát tiến độ, mục tiêu dự án và tình hình giải ngân của các dự án đầu tư để tham mưu UBND huyện trình HDND huyện điều chỉnh kế hoạch vốn vào kỳ họp HĐND giữa năm. Thực hiện chuyển kế hoạch vốn đầu tư cho những dự án đã được bố trí vốn nhưng không có khả năng thực hiện sang cho những dự án có khả năng thực hiện hoặc đã có khối lượng nhưng không có nguồn để thanh toán.
b. Chi thường xuyên
Trong giai đoạn 2011-2016 Quy trình lập dự toán chi thường xuyên đã đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, quy định của UBND tỉnh Kon Tum, cụ thể như sau:
* Dựa vào các căn cứ lập dự toán:
- Chủ trương của nhà nước về duy trì và phát triển các hoạt động thuộc bộ máy quản lý nhà nước, các hoạt động sự nghiệp, hoạt động quốc phòng an – ninh và các hoạt động xã hội khác trong từng giai đoạn nhất định.
- Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm, đặc biệt là các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí thường xuyên của NSNN kỳ kế hoạch.
- Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi thường xuyên kỳ kế hoạch.
- Các chính sách, chế độ chi thường xuyên của NSNN hiện hành và dự đoán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch - Kết
54
quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí thường xuyên kỳ báo cáo.
* Trình tự lập dự toán:
Thứ nhất, hướng dẫn và giao số kiểm tra:
Hàng năm, quán triệt quyết định của chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính và Chỉ thị của Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cụ thể một số nội dung về xây dựng dự toán NS đối với các quận, huyện, huyện.
Các đơn vị dự toán cấp I của NS cấp huyện và dự toán chi thường xuyên của NS cấp xã trên địa bàn huyện căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, chế độ định mức và tiêu chuẩn chi lập dự toán chi thường xuyên.
Thứ hai, dựa vào số kiểm tra và văn bản hướng dẫn lập dự toán kinh
phí, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có nhiệm vụ xem xét và tổng hợp dự toán kinh phí của các đơn vị dự toán cấp I của NS cấp huyện và dự toán chi thường xuyên của NS cấp xã trên địa bàn huyện để lập dự toán chi thường xuyên của NS huyện.
UBND huyện có trách nhiệm xem xét dự toán do Phòng Tài chính – Kế hoạch lập và trình huyện ủy thông qua, sau đó trình Sở Tài chính. Trên cơ sở nội dung dự toán của UBND huyện trình, Sở Tài chính xem xét và tổng hợp trình Hội đồng Nhân dân tỉnh quyết định. Sau khi Hội đồng Nhân dân tỉnh quyết định dự toán NS cấp huyện, UBND tỉnh quyết định phân bổ dự toán NS cấp huyện. Trên cơ sở phân bổ dự toán NS huyện của UBND tỉnh, Phòng Tài chính – Kế hoạch phối hợp với các đơn vị dự toán cấp I của huyện và UBND các xã điều chỉnh dự toán kinh phí cho phù hợp trình UBND huyện xem xét.
UBND huyện xem xét nội dung dự toán kinh phí NSNN và trình huyện ủy thông qua, sau đó HĐND huyện quyết định. Căn cứ vào Luật tổ chức
55
HĐND – UBND ngày 6/11/2003, Luật ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002, trên cơ sở xem xét báo cáo của UBND huyện về dự toán thu chi NS địa phương, phương án phân bổ NS cấp huyện, báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế xã hội – HĐND huyện và ý kiến của đại biểu HĐND huyện, HĐND huyện phê chuẩn dự toán thu chi NS huyện.
Thứ ba, căn cứ vào dự toán chi thường xuyên đã được Hội đồng Nhân
dân phê chuẩn, UBND huyện chính thức phân bổ và giao dự toán chi cho các đơn vị dự toán cấp I và cấp xã.
Tổng hợp dự toán chi thường xuyên từ NS huyện được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.15. Tổng hợp dự toán chi thường xuyên huyện Ngọc Hồi
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Kế hoạch đầu năm Triệu đồng 87.785 134.387 178.583 202.094 215.537 212.576 2 Thực hiện Triệu đồng 116.911 181.982 186.422 213.100 219.810 238.740 3 TH/KH % 133,2 135,4 104,4 105,4 102,0 112,3
Từ bảng tổng hợp trên nhận thấy công tác lập dự toán chi thường xuyên từ NS huyện chưa đánh giá hết được các yếu tố tác động đến quá trình thu chi NS huyện làm cho giá trị thực hiện lớn hơn nhiều so với số kế hoạch đề ra, gây khó khăn trong việc quản lý và điều hành NS hàng năm.
Dù đã được tập huấn nhiều trong công tác lập dự toán tuy nhiên trình độ xây dựng dự toán của các đợn vị lập dự toán còn nhiều hạn chế, thường không đảm bảo về căn cứ, nội dung, phương pháp, biểu mẫu, thời gian lập, chưa đánh giá hết được những biến động về môi trường bên trong và môi trường bên ngoài.
56
Sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trong lập dự toán chưa tốt trong khi đó thời gian chuẩn bị cho công tác lập dự toán rất ngắn, thông thường là 1 tháng chính vì vậy mà hiệu quả công tác lập dự toán chưa đạt được yêu cầu đề ra.
Phương án phân bổ NS phụ thuộc vào tỷ lệ điều tiết giữa các cấp NS, định mức phân bổ nên thường cứng nhắc, bị động, một số lĩnh vực còn mang tính chất bình quân, nên đang còn xảy ra tình trạng phân bổ NS chưa hợp lý giữa các đơn vị và các lĩnh vực.
Tình trạng bổ sung dự toán vẫn đang còn xảy ra nhiều lần trong năm. Đối với cấp huyện việc xây dựng NS trung và dài hạn rất khó thực hiện được vì nó phụ thuộc vào phân cấp NS trong từng thời kỳ ổn định NS và định hướng phát triển Kinh tế xã hội của địa phương. Hậu quả là hạn chế trong việc xác định thứ tự ưu tiên, cơ cấu, chiến lược.