Xử lý các vi phạm về an toàn, vệ sinh laođộng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trên địa bàn quận sơn trà (Trang 29)

9. Tổng quan các nghiên cứu

1.2.6. Xử lý các vi phạm về an toàn, vệ sinh laođộng

Xử lý các vi phạm về an toàn lao động là công việc cần thiết để bảo đảm

tính hiệu lực và hiệu quả của các quy phạm về ATVSLĐ. Chỉ có xử lý nghiêm mới có tác dụng với cả doanh nghiệp và ngƣời lao động.

Luất pháp của nhà nƣớc còn quy định rất ch t chẽ công tác xử phạt về ATVSLĐ. Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về pháp luật an toàn, vệ sinh lao động sẽ bị phạt tiền, cấm hoạt động còn có thể bị áp dụng một ho c nhiều biện pháp khắc phục hậu quả nhƣ buộc khắc phục, sửa chữa đối với các máy, thiết bị không bảo đảm các tiêu chuẩn về an toàn lao động và vệ sinh lao động; buộc kiểm định và đăng ký các loại máy, thiết bị, vật tƣ, các chất có yêu cầu nghiêm ng t về an toàn lao động và vệ sinh lao động. Tuy nhiên, để các quy phạm pháp luật đi vào thực tế cuộc sống đòi hỏi phải có sự đầu tƣ về vật chất và đồng lòng của tất cả các bên liên quan trong quan hệ lao động, đ c biệt là sự cam kết thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động của ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động.

Tiêu chí:

- Số lƣợng và tỷ lệ xử lý số vụ vi phạm về an toàn lao động của các doanh nghiệp

- Số lƣợng và tỷ lệ xử lý số vụ vi phạm về vệ sinh lao động của các doanh nghiệp

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP

1.3.1. Điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế xã hội

Điều kiện tự nhiên của m i vùng là nhân tố ảnh hƣởng rất lớn tới an toàn và vệ sinh lao động. Điều kiện tự nhiên bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa, gió, nắng và thời gian nắng… là những nhân tố tạo ra điều kiện vi khí hậu

quyết định tới môi trƣờng làm việc của lao động. Ví dụ nhiệt độ cao trên

300 C sẽ khiến lao động làm việc trọng điều kiện này gây ra những tác

hại nghề nghiệp nhất định. Khi nhiệt độ cơ thể tăng 10

C trong quá trình lao

động là cần đƣợc chú ý, khi tăng đến 20

C là ngƣỡng nguy hiểm, nó gây ra Mất nƣớc và mồ hôi. Mất mồ hôi dẫn theo mất các chất ion nhƣ ion K, Na, Cl, Do mất nƣớc nên thể tích máu giảm, tim phải làm việc tăng 125%, đồng thời hô hấp cũng tăng lên để cung cấp đủ lƣợng oxy cho cơ thể và gây ra căng thẳng và phản xạ sẽ không chính xác. Ảnh hƣởng của vi khí hậu đến sức kho và bệnh tật: những biến đổi sinh lý quá ngƣỡng với tính l p lại nhiều lần và thời gian kéo dài sẽ làm ảnh hƣởng xấu tới sức kho và phát sinh bệnh nghề nghiệp ho c bệnh mang tính nghề nghiệp. Lao động ở nhiệt độ nóng sẽ gây thêm một số bệnh nhƣ bệnh thần kinh, bệnh tim mạch và bệnh ngoài da…

Ngoài ra điều kiện tự nhiên còn tác hại tới điều kiện an toàn lao động khi nó chính là nhân tố gây xuống cấp các thiết bị an toàn lao động.

Trình độ phát triển kinh tế xã hội cũng là nhân tố tác động mạnh tới quản lý an toàn vệ sinh lao động trên các góc độ sau:

Cho phép hoàn thiện hơn công cụ pháp lý để quản lý về an toàn vệ sinh lao động;

Cung cấp nguồn lực cho cải thiện điều kiện về an toàn vệ sinh lao động; Đòi hỏi và tạo điều kiện tốt hơn về an toàn vệ sinh lao động;

Nhận thức của xã hội và ngƣời lao động cao hơn về quyền và nghĩa vụ của họ trong vấn đề này.

1.3.2. Quản lý Nhà nƣớc

Quản lý nhà nƣớc về bảo hộ lao động là một trong những nhân tố cơ bản

ảnh hƣởng đến công tác vệ sinh và an toàn lao động. Đảng và nhà nƣớc ban

hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn VS và ATLĐ đối với máy, thiết bị, nơi làm việc có liên quan đến điều kiện lao động, tiêu chuẩn chất

lƣợng, quy cách các loại phƣơng tiện bảo vệ cá nhân. Đây là cơ sở quan trọng để hình thành các nội dung về quản lý vệ sinh lao động. Mục tiêu của hoạt động quản lý này của cơ quan quản lý nhà nƣớc là nhằm tạo ra môi trƣờng lao động với các điều kiện tiêu chuẩn không ảnh hƣởng xấu tới sức khỏe hay giảm khả năng lao động hay mắc bệnh nghề nghiệp của ngƣời lao động.

Các cơ quan chính có chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp bao gồm:

- Chức năng thanh tra về ATVSLĐ: gồm các cơ quan theo quy định tại Điều 237 Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012.

- Chức năng kiểm tra về ATVSLĐ: Cục An toàn lao động (theo Quyết định số 1123/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 10/9/2003 của Bộ LĐ-TB và XH) và các cơ quan, ban, ngành quản lý cấp trên của doanh nghiệp (theo theo quy định cụ thể của ban, ngành)

- Chức năng giám sát ATVSLĐ: Tổ chức công đoàn (theo Thông tƣ số:01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 của Bộ Lao động – Thƣơng binh và xã hội và Bộ Y tế và quy định tại Khoản 1, Điều 21, Nghị định số 06/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ). Đồng thời doanh nghiệp cũng có nhiệm vụ tự kiểm tra công tác ATVSLĐ của chính mình.

Nếu doanh nghiệp có nhu cầu cần kiểm tra an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp có thể gửi công văn đề nghị tới các cơ quan trên.

Tổ chức công đoàn có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy công tác an toàn

- vệ sinh lao động đƣợc thực hiện có hiệu quả hơn vì đây là tổ chức hoạt động vì lợi ích của ngƣời lao động, cùng bảo vệ ngƣời lao động nhƣ mục tiêu của công tác này.

Công đoàn là tổ chức đại diện cho ngƣời lao động, bảo vệ quyền lợi của

ngƣời lao động về bảo hộ lao động theo pháp luật hiện hành và luật công đoàn. Cụ thể là: Công đoàn cơ sở thay m t ngƣời lao động ký thoả ƣớc lao

động tập thể với ngƣời sử dụng lao động, trong đó có nêu rõ các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động; Tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động. Công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nƣớc, ngƣời sử dụng lao động thực hiện đúng pháp luật, tiêu chuẩn quy định về bảo hộ lao động, có quyền yêu cầu ngƣời có trách nhiệm tạm ngừng hoạt động ở những nơi có nguy cơ gây tai nạn lao động; Công đoàn tham gia với cơ quan nhà nƣớc, các cấp chính quyền xây dựng các văn bản pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy phạm, kế hoạch biện pháp về bảo hộ lao động; Công đoàn cử đại diện tham gia vào các đoàn điều tra tai nạn lao động; Công đoàn tham gia với chính quyền xét thƣởng và xử lý kỷ luật trong hệ thống công đoàn; Công đoàn tham gia với các nhà nƣớc xây dựng chƣơng trình quốc gia về bảo hộ lao động, tham gia và tổ chức thực hiện các chƣơng trình, đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về bảo hộ lao động. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trực tiếp quản lý Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động quốc gia; Công đoàn tuyên truyền giáo dục và tham gia tổ chức huấn luyện bảo hộ lao động cho ngƣời lao động, vận động họ làm tốt nghĩa vụ trong công tác an toàn - vệ sinh lao động; Công đoàn tổ chức, chỉ đạo hoạt động phong trào quần chúng làm bảo hộ lao động và quản lý, chỉ đạo hoạt động mạng lƣới an toàn vệ sinh viên.

1.3.3. Nhân tố ngƣời sử dụng lao động, ngƣời quản lý

Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo môi trƣờng làm việc an toàn

cho ngƣời lao động. Họ là ngƣời chủ động thực hiện và quyết định thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động trong m i doanh nghiệp, nên nhận thức và mức độ nhiệt tình của họ khi tham gia thực hiện là nhân tố quyết định đến hiệu quả của công tác.

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động; Trang bị đầy đủ các phƣơng tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với ngƣời lao động theo quy định của nhà nƣớc; Phân công trách nhiệm và cử ngƣời giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của màng lƣới an toàn viên và vệ sinh viên; Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tƣ kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tƣ và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của nhà nƣớc; Thực hiện huấn luyện, hƣớng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động đối với ngƣời lao động; Tổ chức khám sức kho định kỳ cho ngƣời lao động theo tiêu chuẩn chế độ quy định; Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình thực hiện an toàn - vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động với Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Sở Y tế nơi doanh nghiệp hoạt động.

Người sử dụng lao động có quyền: Buộc ngƣời lao động phải tuân thủ

các quy định, nội quy, biện pháp an toàn vệ sinh lao động; Khen thƣởng ngƣời chấp hành tốt và kỷ luật ngƣời vi phạm trong việc thực hiện an toàn vệ sinh lao động; Khiếu nại với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền về quyết định của thanh tra viên an toàn vệ sinh lao động, nhƣng vẫn phải chấp hành các quyết định đó khi chƣa có quyết định mới.

Theo thông tƣ số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Liên bộ Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội – Bộ Y tế thì:

Doanh nghiệp phải thành lập bộ phận an toàn – vệ sinh lao động theo quy định tối thiểu sau:

- Có tổng số lao động trực tiếp dƣới 300 ngƣời phải bố trí ít nhất 01 cán bộ an toàn – vệ sinh lao động làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;

- Có số lao động trực tiếp từ 300 đến 1000 ngƣời phải bố trí ít nhất 01 cán bộ an toàn – vệ sinh lao động, làm việc theo chế độ chuyên trách;

- Doanh nghiệp có tổng số lao động trực tiếp trên 1.000 ngƣời phải thành lập Phòng ho c Ban an toàn – vệ sinh lao động ho c bố trí tối thiểu 2 cán bộ chuyên trách an toàn – vệ sinh lao động;

Cán bộ an toàn – vệ sinh lao động phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Có chuyên môn nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn, kỹ thuật phòng, chống cháy nổ, kỹ thuật môi trƣờng, vệ sinh lao động.

- Có hiểu biết về thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ của cơ sở.

Trƣờng hợp doanh nghiệp không thành lập đƣợc bộ phận an toàn – vệ sinh lao động đáp ứng các yêu cầu trên thì phải có hợp đồng với tổ chức có đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ an toàn – vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tƣ số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT.

Người cán bộ công đoàn cơ sở: nắm đƣợc những quy định pháp luật về

ATVSLĐ để phối hợp tổ chức thực hiện và vận động NSDLĐ, NLĐ thực hiện. Có điều kiện thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện những chế độ, quy định pháp luật về ATVSLĐ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ theo luật định.

1.3.4. Nhân tố ngƣời lao động tại doanh nghiệp

Người lao động là ngƣời hoạt động trong môi trƣờng lao động và chịu

ảnh hƣởng trực tiếp của các nhân tố trong đó. Một phần trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động là phụ thuộc vào ý thức chấp hành kỷ luật trong khi làm việc của họ. Nếu tất cả mọi ngƣời lao động trong cùng một công xƣởng đều thực hiện tốt công việc của mình theo đúng các tiêu chuẩn về an toàn, vệ

sinh lao động thì sự an toàn của m i ngƣời đều đƣợc nâng cao.

Người lao động có nghĩa vụ chấp hành các quy định, nội quy về an toàn

vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ đƣợc giao; Phải sử dụng và bảo quản các phƣơng tiện bảo vệ cá nhân đã đƣợc trang cấp, các thiết bị an toàn vệ sinh lao động nơi làm việc, nếu làm mất ho c hƣ hỏng thì phải bồi thƣờng; Phải báo cáo kịp thời với ngƣời có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại ho c sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của ngƣời sử dụng lao động.

Người lao động có quyền đƣợc yêu cầu ngƣời sử dụng lao động đảm bảo

điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động; trang cấp đầy đủ phƣơng tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp phải an toàn lao động, vệ sinh lao động; có quyền từ chối làm công việc ho c dời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng tính mạng, sức kho của mình và phải báo ngay với ngƣời phụ trách trực tiếp; từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chƣa đƣợc khắc phục; khiếu nại ho c tố cáo với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền khi ngƣời sử dụng lao động vi phạm quy định của nhà nƣớc ho c không thực hiện các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thoả ƣớc lao động.

Quản lý về an toàn, vệ sinh lao động còn phụ thuộc vào những yếu tố thuộc về bản thân ngƣời lao động nhƣ:

-Tuổi tác, sức khỏe, giới tính, tâm lý không phù hợp với công việc

-Trạng thái thần kinh, tâm lý không bình thƣờng, có những đột biến về

cảm xúc: vui, buồn, lo sợ, hoảng hốt

-Vi phạm kỷ luật lao động, nội quy an toàn và những điều nghiêm cấm

-Tính chủ quan do không sử dụng đầy đủ bảo hộ lao động đã đƣợc trang

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Nghiên cứu Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận, gồm các nội dung

- Sự cần thiết của hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp;

- Nội dung quy trình quản lý an toàn, vệ sinh lao động;

- Kinh nghiệm xây dựng tiêu chí và áp dụng hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ

2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

2.1.1. Vị trí điều kiện tự nhiên

Về vị trí địa lý

Sơn Trà nằm về phía Đông thành phố Đà Nẵng, trải dài theo hạ lƣu phía hữu ngạn sông Hàn, có toạ độ địa lý từ 16004'51''đến 160

09'13'' vĩ độ Bắc, 1080

15'34'' đến108018'42'' kinh độ Đông. Đây là một quận có ba m t giáp sông, biển. Phía Bắc và Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Vũng Thùng (Vịnh Đà Nẵng) và sông Hàn, phía Nam giáp quận Ngũ Hành Sơn. Sơn Trà là một trong 8 quận, huyện của thành phố Đà Nẵng, Nguồn lợi thuỷ sản dồi dào, phong phú, có giá trị kinh tế cao và nhiều loại hải sản quí hiếm. Ngƣ trƣờng không bó hẹp trong phạm vi của quận, của thành phố, mà đƣợc mở rộng ra các tỉnh lân cận, kéo dài đến vịnh Bắc Bộ và biển Nam Trung Bộ. Phát triển đội ngũ tàu khai thác hải sản xa bờ, phát triển nhanh số lƣợng tàu cá

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trên địa bàn quận sơn trà (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)