Thực trạng ban hành và quản lý thống nhất các quy định của pháp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trên địa bàn quận sơn trà (Trang 44 - 48)

9. Tổng quan các nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng ban hành và quản lý thống nhất các quy định của pháp

Do tầm quan trọng của vấn đề khách thể cần phải bảo vệ mà Nhà nƣớc quy định nghiêm ng t chế độ bảo hộ lao động, khâu ban hành văn bản pháp

luật đến tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm. Chƣơng IX - Bộ luật Lao động

1994 ATLĐ, VSLĐ điều 95 – 108 và đã qua 3 lần bổ sung sửa đổi vào năm 2002, 2006, 2007 và hiện nay Bộ Luật lao động đã sửa đổi số 10/2012/QH13 những quy định chung về ATLĐ, VSLĐ từ điều 133 - 152 ; Các Nghị định số 06/NĐ-CP ngày 20/1/1995 và số 110/2002/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động, hiện nay thay thế là nghị định 45/CP (10/5/2013) quy định chi tiết một số điều của BBLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi về ATLĐ, VSLĐ có hiệu lực thi hành từ 01/7/2013; cho đến các Thông tƣ hƣớng dẫn gồm Thông tƣ 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội về việc hƣớng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động nay thông tƣ 41/2011 ngày 28/12/2011 bổ sung thay thế; Thông tƣ số 04/2008/TT-LĐTBXH, ngày 27/2/2008 của Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội về việc Hƣớng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các

loại máy, thiết bị, vật tƣ và các chất có yêu cầu nghiêm ng t về an toàn lao động; Thông tƣ liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 08/3/2005 của Liên tịch Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội- Bộ Y tế- Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam về việc hƣớng dẫn việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động, ngày 21/5/2012 Liên Bộ Lao động – Thƣơng binh và xã hội, Bộ Y tế đã ban hành Thông tƣ liên tịch mới số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT thay thế; Thông tƣ liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 của Liên Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội- Bộ Y tế về việc hƣớng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn- vệ sinh lao động trong cơ sở lao động; thông tƣ liên tịch số 13/2012/TTLT –BLĐTBXH – BYT (30/5/2012) chế độ bồi dƣỡng bằng hiện vật đối với NLĐ làm việc có yếu tố độc hại. Hƣớng dẫn đến các doanh nghiệp thực hiện các quy định về an toàn lao động nhƣ: xây dựng nội quy an toàn lao động; kiểm định và đăng ký các thiết bị, máy móc, hóa chất có yêu cầu nghiêm ng t về an toàn lao động, đo kiểm hệ thống điện động lực và hệ thống chống sét nhà xƣởng.

Qua các năm đến nay, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh triển khai phổ biến các văn bản pháp quy liên quan đến công tác vệ sinh lao động nhƣ Thông tƣ số 19/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành 6/6/2011 về hƣớng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe ngƣời lao động và bệnh nghề nghiệp;

Thông tƣ liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH hƣớng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp; Thông tƣ 09/2000/TT-BYT hƣớng dẫn chăm sóc sức khỏe ngƣời lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ và Quyết định 3733/2002/ QĐ-BYT ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động. Thông tƣ số 13/2007/TT-BYT hƣớng dẫn khám sức kho tuyển dụng, khám sức kho định kỳ hiện nay ban hành thay thế là thông tƣ số 14/2013/TT-BYT (06/5/2013) hƣớng dẫn khám

sức khỏe, Quyết định số 68/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/12/2008 của Bộ trƣởng Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã hội về việc ban hành danh mục trang bị phƣơng tiện bảo vệ cá nhân cho ngƣời lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại. Nhằm mục tiêu góp phần giảm đến mức thấp nhất các vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn, hàng năm, khoa Sức khỏe nghề nghiệp của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh hƣớng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh lập hồ sơ vệ sinh xí nghiệp, hồ sơ vệ sinh lao động. Thực trạng các doanh nghiệp thực hiện các văn bản quy đinh vệ sinh lao động có báo cáo về trung tâm y tế dự phòng tỉnh đƣợc thể hiện qua bảng 2.6 sau

Bảng 2.5. Tình hình thực hiện một số thông tƣ của Bộ Y tế.

TT Văn bản pháp quy Phổ biến

(Đã/chƣa) Số cơ sở đƣợc phổ biến Số cơ sở triển khai thực hiện

1. Thông tƣ số 19/2011/TT-BYT Đã phổ biến 412 140

2. Thông tƣ liên tịch số 08/TTLT Đã phổ biến 412 373

3. Thông tƣ 09/2000/TT-BYT Đã phổ biến 412 356

4. Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT Đã phổ biến 412 186

5. Thông tƣ 12/2006/TT-BYT Đã phổ biến 412 186

6. Thông tƣ 13/2007/TT-BYT Đã phổ biến 412 373

7. Chỉ thị 07/CT-BYT Đã phổ biến 319 84

8. Thông tƣ 01/2011/TTLT-YT-LĐ Đã phổ biến 412 373

* Số cơ sở được lập hồ sơ vệ sinh lao động theo thông tư số 19/2011/TT-BYT.

Nguồn: Trung tâm y tế dự phòng quận Sơn Trà

Nhìn chung các doanh nghiệp đã từng bƣớc thực hiện tốt công tác ATLĐ; bên cạnh đó, một số doanh nghiệp thực hiện công tác quản lý tại cơ sở còn một số tồn tại, sai phạm nhƣ:

Chƣa thành lập Ban an toàn lao động, chƣa xây dựng văn bản kế hoạch về an toàn lao động, ho c có xây dựng nhƣng thiếu nhiều nội dung, trong đó

phổ biến nhất là thiếu phần kế hoạch kinh phí, thời gian thực hiện.

Chƣa xây dựng đầy đủ nội quy an toàn lao động, quy trình làm việc an toàn lao động cho từng nghề, công việc.

Việc chấp hành pháp luật về ATVSLĐ ở một số doanh nghiệp, mà là doanh nghiệp vừa và nhỏ chƣa tốt. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên do cả ngƣời sử dụng lao động, cơ quan quản lý nhà nƣớc và bản thân NLĐ. Cụ thể: Công tác quản lý, tổ chức điều hành sản xuất chƣa đầy đủ theo thiết kế, hộ chiếu và quy trình kỹ thuật, thiếu biện pháp kỹ thuật an toàn; chất lƣợng, hiệu quả công tác kiểm tra, tự kiểm tra, giám sát của các đơn vị chƣa cao; đa số doanh nghiệp có quy mô nhỏ không trang bị cho NLĐ phƣơng tiện bảo hộ cá nhân. Một bộ phận NLĐ trình độ, kinh nghiệm, ý thức thực hiện quy trình sản xuất và các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ còn hạn chế. Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hộ lao động, ATVSLĐ khá đầy đủ, nhƣng còn chồng chéo, chƣa phù hợp thực tiễn; chế tài xử phạt chƣa đủ mạnh.

Tại các doanh nghiệp, công tác ATVSLĐ chủ yếu đƣợc thực hiện thông qua việc tổ chức bộ phận (phòng, ban, thành lập hội đồng bảo hộ lao động...), bố trí cán bộ phụ trách, ban hành các văn bản quy định chung nhƣ nội quy an toàn lao động, đây là những biện pháp mang tính chất “tĩnh”. Muốn công tác ATVSLĐ thật sự hiệu quả, cần chủ động thực hiện các hoạt động triển khai thƣờng xuyên, mang tính “động”. Tuy nhiên, các đơn vị rất hạn chế các công tác thƣờng xuyên về ATVSLĐ, chỉ một số ít đơn vị có kế hoạch ATLĐ hằng năm, có ban hành văn bản chỉ đạo điều hành công tác ATVSLĐ; ngay cả việc tổ chức mạng lƣới ATVS viên, là một yêu cầu theo quy định phải làm thì cũng chỉ có rất ít đơn vị thực hiện. Hầu hết các doanh nghiệp đều có nội quy, quy định về chấp hành an toàn và vệ sinh lao động nhƣ: bắt buộc phải sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động khi đƣợc trang bị; không đƣợc nói chuyện riêng, ăn quà trong giờ làm việc; vứt rác đúng nơi quy định; làm vệ sinh máy móc, nhà

xƣởng trƣớc và sau giờ làm việc, có các quy định xử phạt khi công nhân không chấp hành. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại không quy định cụ thể, công khai việc doanh nghiệp có những đảm bảo, tiêu chuẩn chế độ nào đối với công nhân,

nhƣ một tháng, một năm đƣợc trang bị những thứ gì, chất lƣợng ra sao, chất

lƣợng máy móc nhà xƣởng để bảo đảm an toàn cho công nhân nhƣ thế nào.

2.2.2. Thực trạng tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trên địa bàn quận sơn trà (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)