Quản lý Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trên địa bàn quận sơn trà (Trang 30 - 32)

9. Tổng quan các nghiên cứu

1.3.2. Quản lý Nhà nƣớc

Quản lý nhà nƣớc về bảo hộ lao động là một trong những nhân tố cơ bản

ảnh hƣởng đến công tác vệ sinh và an toàn lao động. Đảng và nhà nƣớc ban

hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn VS và ATLĐ đối với máy, thiết bị, nơi làm việc có liên quan đến điều kiện lao động, tiêu chuẩn chất

lƣợng, quy cách các loại phƣơng tiện bảo vệ cá nhân. Đây là cơ sở quan trọng để hình thành các nội dung về quản lý vệ sinh lao động. Mục tiêu của hoạt động quản lý này của cơ quan quản lý nhà nƣớc là nhằm tạo ra môi trƣờng lao động với các điều kiện tiêu chuẩn không ảnh hƣởng xấu tới sức khỏe hay giảm khả năng lao động hay mắc bệnh nghề nghiệp của ngƣời lao động.

Các cơ quan chính có chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp bao gồm:

- Chức năng thanh tra về ATVSLĐ: gồm các cơ quan theo quy định tại Điều 237 Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012.

- Chức năng kiểm tra về ATVSLĐ: Cục An toàn lao động (theo Quyết định số 1123/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 10/9/2003 của Bộ LĐ-TB và XH) và các cơ quan, ban, ngành quản lý cấp trên của doanh nghiệp (theo theo quy định cụ thể của ban, ngành)

- Chức năng giám sát ATVSLĐ: Tổ chức công đoàn (theo Thông tƣ số:01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 của Bộ Lao động – Thƣơng binh và xã hội và Bộ Y tế và quy định tại Khoản 1, Điều 21, Nghị định số 06/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ). Đồng thời doanh nghiệp cũng có nhiệm vụ tự kiểm tra công tác ATVSLĐ của chính mình.

Nếu doanh nghiệp có nhu cầu cần kiểm tra an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp có thể gửi công văn đề nghị tới các cơ quan trên.

Tổ chức công đoàn có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy công tác an toàn

- vệ sinh lao động đƣợc thực hiện có hiệu quả hơn vì đây là tổ chức hoạt động vì lợi ích của ngƣời lao động, cùng bảo vệ ngƣời lao động nhƣ mục tiêu của công tác này.

Công đoàn là tổ chức đại diện cho ngƣời lao động, bảo vệ quyền lợi của

ngƣời lao động về bảo hộ lao động theo pháp luật hiện hành và luật công đoàn. Cụ thể là: Công đoàn cơ sở thay m t ngƣời lao động ký thoả ƣớc lao

động tập thể với ngƣời sử dụng lao động, trong đó có nêu rõ các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động; Tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động. Công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nƣớc, ngƣời sử dụng lao động thực hiện đúng pháp luật, tiêu chuẩn quy định về bảo hộ lao động, có quyền yêu cầu ngƣời có trách nhiệm tạm ngừng hoạt động ở những nơi có nguy cơ gây tai nạn lao động; Công đoàn tham gia với cơ quan nhà nƣớc, các cấp chính quyền xây dựng các văn bản pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy phạm, kế hoạch biện pháp về bảo hộ lao động; Công đoàn cử đại diện tham gia vào các đoàn điều tra tai nạn lao động; Công đoàn tham gia với chính quyền xét thƣởng và xử lý kỷ luật trong hệ thống công đoàn; Công đoàn tham gia với các nhà nƣớc xây dựng chƣơng trình quốc gia về bảo hộ lao động, tham gia và tổ chức thực hiện các chƣơng trình, đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về bảo hộ lao động. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trực tiếp quản lý Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động quốc gia; Công đoàn tuyên truyền giáo dục và tham gia tổ chức huấn luyện bảo hộ lao động cho ngƣời lao động, vận động họ làm tốt nghĩa vụ trong công tác an toàn - vệ sinh lao động; Công đoàn tổ chức, chỉ đạo hoạt động phong trào quần chúng làm bảo hộ lao động và quản lý, chỉ đạo hoạt động mạng lƣới an toàn vệ sinh viên.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trên địa bàn quận sơn trà (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)