Doanh nghiệp, ngƣời sử dụng laođộng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trên địa bàn quận sơn trà (Trang 39 - 40)

9. Tổng quan các nghiên cứu

2.1.3. Doanh nghiệp, ngƣời sử dụng laođộng

Hiện nay một nhƣợc điểm mà hầu hết các doanh nghiệp còn hạn chế đó là thiếu cán bộ đƣợc đào tạo chính quy về công tác quản lý môi trƣờng và vệ sinh an toàn lao động, nếu có cán bộ thì làm kiêm nhiệm không chuyên trách.

Một chƣơng trình An toàn Vệ sinh Lao động và Sức khỏe Nghề nghiệp (AT-VSLĐ&SKNN) hoàn chỉnh phải đƣợc thống nhất và thực hiện đồng bộ trong cả doanh nghiệp, từ văn phòng của Giám đốc Điều hành cho tới từng dây chuyền sản xuất trong phân xƣởng. Thực tế trong suốt nhiều năm qua, công tác quản lý an toàn tại các doanh nghiệp đƣợc hiểu đơn thuần là quản lý “phần cứng”, là những thiết bị an toàn nhƣ: bình cứu hỏa, hệ thống phòng cháy chữa cháy, ho c là việc cung cấp và trang bị các trang thiết bị bảo hộ cá nhân cho công nhân khi làm việc. Với cách hiểu nhƣ vậy, công tác an toàn ít nhiều đã không đƣợc coi trọng trong doanh nghiệp, thậm chí có nhiều nơi công tác an toàn chỉ đƣợc coi là “việc làm thêm” ho c “kiêm nhiệm”. Có không ít doanh nghiệp đã hình thức hóa công tác quản lý AT-VSLĐ&SKNN chỉ nhằm mục đích đối phó khi có các đoàn thanh tra đến làm việc. Và thực tế đã có những trƣờng hợp tính mạng của ngƣời lao động bị coi r để rồi xảy ra những sự cố hết sức đáng tiếc và gây ra hậu quả tổn thất về cả phía ngƣời lao động lẫn ngƣời sử dụng lao động. Công tác quản lý AT-VSLĐ& SKNN hoàn toàn không đƣợc quan tâm trong khi tấm băng rôn với dòng chữ “An toàn là trên hết” vẫn đƣợc treo ở cổng chính của doanh nghiệp. Một điều nữa là do Nhà nƣớc không quy định rõ kinh phí an toàn vệ sinh lao động cho nên các nhà doanh nghiệp thƣờng hay cắt giảm chi phí đầu tƣ các thiết bị bảo hộ lao động.

Tình trạng vi phạm các tiêu chuẩn, quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở các doanh nghiệp vẫn diễn ra thƣờng xuyên và rất phổ biến, với một tỷ lệ

khá cao. Chƣa đƣợc xây dựng theo cơ chế hài hoà lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, lợi ích của các bên tham gia quan hệ lao động nên các quy định này đều có đ c điểm là tính khả thi và tác dụng rất hạn chế…Nguyên nhân:

+ DN mới thành lập, vốn ít, quy mô nhỏ hẹp (dƣới 10 tỷ đồng) nên DN này thƣờng yếu kém trong việc đáp ứng với nhu cầu và yêu cầu thay đổi đầu tƣ, cập nhật nâng cấp cơ sở. Thậm chí nhiều DN còn cố tình lơ là, bỏ qua việc huấn luyện an toàn lao động. Nguyên nhân khác đƣợc xác định là do nhận thức việc lợi ích của việc tham gia huấn luyện ATVSLĐ còn chƣa sát với quy mô thực tế, nên nhiều nơi chƣa nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của vấn đề này.

+ Chính sách với lao động trong Bộ luật Lao động hiện nay dƣờng nhƣ là chính sách về nguồn nhân lực của Nhà nƣớc nhiều hơn là chính sách về việc làm cho ngƣời lao động.

+ Các quy định của pháp luật lao động về vấn đề này chƣa kết hợp hài hoà lợi ích kinh tế với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

+ Các chế độ ƣu đãi với với doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động nữ còn mang n ng cơ chế xin – cho, thủ tục hành chính phức tạp, làm nản lòng và gây tâm lý ức chế với các doanh nghiệp.

+ Về cơ sở vật chất và điều kiện làm việc của công nhân lao động tại các doanh nghiệp cũng chƣa đƣợc tốt nhƣ nhiều doanh nghiệp không có bố trí phòng nghỉ trƣa cho công nhân, một ít doanh nghiệp có phòng nghỉ trƣa nhƣng chƣa thật sự sạch sẽ, có nơi CNLĐ nghỉ trƣa trên vỉa hè các phòng làm việc của DN, hay ngay trong nhà xƣởng nơi làm việc, thiếu chú trọng đến xây dựng phòng tắm, phòng vệ sinh và ch thay quần áo cho nữ công nhân...

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trên địa bàn quận sơn trà (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)