8. Bố cục của đề tài
1.2.1. Lập kế hoạch chọn mẫu
a. Xác định mục tiêu của những thử nghiệm kiểm soát
Mục tiêu của chọn mẫu thuộc tính khi áp dụng cho kiểm tra hệ thống kiểm soát là đánh giá tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ đƣợc quy định. Vì vậy, kiểm toán viên cố gắng đánh giá tỷ lệ sai lệch tồn tại cho mỗi hoạt động kiểm soát đƣợc lựa chọn kiểm tra. Chọn mẫu kiểm toán cho thử nghiệm kiểm soát thƣờng thích hợp khi thực hiện các thủ tục kiểm soát đã để lại bằng chứng về sự thực hiện. Ví dụ: chữ ký của ngƣời chịu trách nhiệm xét duyệt cho phép bán chịu trên các hóa đơn bán hàng. Kiểm toán viên có thể kiểm tra mẫu các hóa đơn bàn hàng về tính hợp lệ trong việc bán chịu hàng hóa.
Chọn mẫu thuộc tính sẽ cung cấp cho kiểm toán viên những bằng chứng rằng một hoạt động kiểm soát cụ thể đang hoạt động hữu hiệu và hiệu quả nhằm khẳng định mức rủi ro kiểm soát đã đƣợc đánh giá sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch.
b. Xác định sai lệch từ chính sách và thủ tục kiểm soát
Đối với việc kiểm tra hệ thống kiểm soát, một sự sai lệch xảy ra xuất phát từ quá trình thực hiện hoạt động kiểm soát nội bộ đã đƣợc quy định trƣớc. Điều này là rất quan trọng đối với kiểm toán viên để xác định cái gì sẽ đƣợc xem xét là sai lệch.
Bảng 1.1: Ví dụ về thuộc tính và sai lệch trong thử nghiệm kiểm soát
Thuộc tính Sai lệch
Bản sao hóa đơn bán hàng đƣợc phê chuẩn việc bán hàng
Không có những chữ ký tắt chỉ rõ sự phê chuẩn việc bán chịu
Một bản sao của chứng từ vận chuyển đƣợc đính kèm với bản sao hóa đơn bán hàng
Chứng từ vận chuyển không đƣợc đính kèm với bản sao hóa đơn bán hàng
Số hiệu của tài khoản đƣợc tính tiền đƣợc ghi trên bản sao hóa đơn bán hàng
Số hiệu của tài khoản không đƣợc ghi vào bản sao hóa đơn bán hàng Một bản sao hóa đơn bán hàng có
thật cho từng chứng từ vận chuyển
Bản sao hóa đơn bán hàng không có thật cho từng chứng từ vận chuyển Số lƣợng trên hóa đơn bán hàng
giống nhƣ số lƣợng trên chứng từ vận chuyển
Số lƣợng trên chứng từ vận chuyển và bản sao hóa đơn bán hàng khác nhau
Nhƣ vậy khi thực hiện bƣớc này, kiểm toán viên phải lƣu ý là các thuộc tính và những điều kiện sai lệch cần phải đƣợc xác định rõ ràng trƣớc khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát.
c. Xác định tổng thể
Các khoản mục cấu thành số dƣ tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ tạo nên tổng thể. Bởi vì kết quả chọn mẫu có thể suy rộng cho tổng thể nên KTV cần xác định rõ tổng thể mà từ đó mẫu đƣợc chọn ra là phù hợp với mục tiêu kiểm toán cụ thể.
Nếu kiểm toán viên muốn kiểm tra tính hiệu quả của một hoạt động kiểm soát đƣợc thiết kế nhằm khẳng định tất cả các hóa đơn đã đƣợc ghi chép một cách đầy đủ thì KTV sẽ không chọn mẫu từ nhật ký bán hàng, vì tổng thể đó bao gồm các khoản doanh thu đã ghi sổ và có thể chúng không bao gồm những hóa đơn chƣa đƣợc ghi sổ. Thay vào đó, tổng thể đƣợc xác định làm cơ sở chọn mẫu phải bao gồm tất cả các nghiệp vụ vận chuyển (ví dụ hồ sơ lƣu các hóa đơn). Tổng thể nhƣ vậy đƣợc xem là tổng thể hợp lý để có thể phát hiện các sai lệch.
d. Xác định cỡ mẫu
Các nhân tố mà KTV nên xem xét để xác định cỡ mẫu bao gồm: rủi ro về độ tin cậy cao vào hệ thống kiểm soát nội bộ, tỷ lệ sai lệch chấp nhận đƣợc, tỷ lệ sai lệch ƣớc tính của tổng thể và quy mô tổng thể.
Rủi ro về độ tin cậy vào hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm rủi ro do độ tin cậy thấp và rủi ro do độ tin cậy cao vào hệ thống kiểm soát nội bộ. Đối với rủi ro về độ tin cậy thấp vào hệ thống kiểm soát nội bộ, nghĩa là kết quả mẫu làm KTV đánh giá rủi ro kiểm soát là cao hơn so với thực tế. Do đó, KTV sẽ thực hiện các thử nghiệm cơ bản nhiều hơn mức cần thiết, hiệu quả cuộc kiểm toán đạt đƣợc không cao. Đối với rủi ro về độ tin cậy cao vào hệ thống kiểm soát nội bộ, nghĩa là kết quả mẫu làm KTV đánh giá rủi ro kiểm soát thấp hơn thực tế. Trƣờng hợp này, KTV sẽ giảm các thử nghiệm cơ bản một cách không đúng đắn, gây ra rủi ro cho cuộc kiểm toán. Kiểm toán viên sẽ xác định
rủi ro do độ tin cậy cao vào hệ thống kiểm soát nội bộ dựa vào nhận định nghề nghiệp.
Kiểm toán viên xác định tỷ lệ sai lệch chấp nhận đƣợc dựa trên mức rủi ro kiểm soát đã đánh giá theo kế hoạch và mức độ tin cậy dựa vào kết quả đánh giá từ mẫu. Khi mức rủi ro kiểm soát đã đánh giá theo kế hoạch càng thấp (hoặc mức tin cậy dựa vào đánh giá từ kết quả mẫu càng cao) thì tỷ lệ sai lệch cho phép càng thấp. Theo kinh nghiệm của các KTV, tỷ lệ sai lệch cho phép có thể suy luận nhƣ sau:
Bảng 1.2: Tỷ lệ sai lệch cho phép đối với các mức đánh giá rủi ro kiểm soát [5]
Mức rủi ro kiểm soát đƣợc
đánh giá theo kế hoạch
Mức tin cậy mong muốn từ thử nghiệm kiểm soát
dựa trên mẫu
Rủi ro về độ tin cậy cao vào hệ thống kiểm soát nội bộ Tỷ lệ sai lệch cho phép Thấp Cao 5% - 10% 2% - 6% Trung bình Thấp/trung bình 10% 7% - 10% Cao Thấp 10% 11% - 20%
Tối đa Không
Bỏ qua thử nghiệm Tỷ lệ sai lệch dự kiến của tổng thể rất quan trọng vì tỷ lệ này đại diện cho phần sai lệch mà KTV dự kiến sẽ tìm thấy trong mẫu đƣợc chọn ra từ tổng thể. Để xét đoán tỷ lệ sai lệch dự kiến của tổng thể, KTV thƣờng sử dụng kết quả mẫu từ năm trƣớc hoặc KTV cũng có thể dựa vào kinh nghiệm của mình với các thử nghiệm tƣơng tự đã thực hiện đối với các cuộc kiểm toán khác hoặc bằng việc kiểm tra thử một mẫu nhỏ.
Quy mô tổng thể thƣờng có ảnh hƣởng nhỏ hoặc không có ảnh hƣởng tới cỡ mẫu chọn. Nếu tổng thể chứa đựng hơn 5.000 đơn vị thì ảnh hƣởng của
quy mô tổng thể là không đáng kể. Để giúp KTV ứng dụng chọn mẫu thuộc tính mà không cần đến các công thức toán học phức tạp, phụ lục 2 đƣợc xây dựng để hỗ trợ cho KTV xác định cỡ mẫu cho thử nghiệm kiểm soát với mức 5% và 10% rủi ro về độ tin cậy cao vào hệ thống kiểm soát nội bộ.